Vì sao có bão?
Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần 1 dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nuớc.
Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh mà sự bốc hơi chính là nhiên liệu của bão. Khí rất ẩm này sẽ lên cao đến 15 cây số. Ở đó, khí sẽ trở nên lạnh, cô đặc và khiến những đám mây bão không cố định trở nên lớn hơn.
Khi khí lạnh trở xuống, nó lại hút đầy khí ẩm và nóng. Và nó bị hút với tốc độ rất cao vào bên trong ống khí bay lên cao. Sở dĩ có hiện tượng này vì áp suất ở đây thấp hơn những nơi khác. Điều này giải thích tại sao mây cuộn xung quanh ống khói này.
Do trái đất quay, ở Bắc bán cầu là chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ. Do vậy, bao giờ bão cũng quay theo cùng 1 chiều.
Nước càng nóng, guồng máy nhiệt độ càng lên cao và gió cũng tăng tốc. Lúc này, bão tăng sức mạnh. Sức của nó đôi khi đạt đến mức tương đương 5 quả bom hạt nhân/ mỗi giây. Nhưng ngay khi gặp 1 dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi. Trung bình, số bão không tăng, ngoại trừ ở phía Bắc Đại Tây Dương. Ở nơi này, cường độ của bão cũng tăng.
Nguồn: thanhnien.com.vn 27/9/2005