Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 30/07/2007 23:03 (GMT+7)

Vị cay của ớt làm dịu nỗi đau

TS Prescott, có nhiều công trình nghiên cứu về ớt cay đã nói: “Chỉ cần ăn mỗi tuần 5 quả ớt là sau đó không thể quên được nữa”, “càng ăn ớt nhiều bạn sẽ càng nhớ đến nó...”.

Tại sao con người lại bị hấp dẫn mãnh liệt bởi trái ớt cay như vậy? Chưa có giải thích nào thỏa đáng. Chỉ biết chắc chắn “vì nó cay...”. Một lý do khác: chất cay đã làm thuyên giảm được nhiều bệnh tật, có khi nhạy đến kỳ diệu mà người bệnh không nói nên lời? Ớt có tác dụng làm giảm đau nhanh chóng đối với bất cứ loại đau gì như đau răng, nhức khớp, đau nửa đầu, bị Zona (giời leo), tổn thương ở chân của người bị đái tháo đường, và cả đau trong ung thư (đã phải dùng đến morphin).

Theo TS Prescott, chất cay đã tác động lên tận cùng của dây thần kinh sinh ba (tam hoa ở đầu mặt) trong miệng lưỡi, ức chế dẫn truyền chất P (chất gây đau) và lên não kích thích tiết chất endorphin (morphin nội sinh). Chất này làm cho con người hết mọi đau đớn, buồn phiền, trở nên vui vẻ, lạc quan, sảng khoái. Một thống kê tại Đức cho biết hầu hết bệnh nhân có chứng buồn chán đều là những người không ăn ớt cay. Người quen ăn ớt cay thường hăng hái yêu đời, dễ thích nghi môi trường và chịu được mọi nỗi đau tâm hồn và thể xác. Đã có lời khuyên: “Người lỡ đánh mất niềm vui trên đường đời nên thử giải pháp với chén tương ớt”.

Tác dụng giảm đau

Hội nghị quốc tế về bệnh nhức nửa đầu tại Mỹ, năm 1999, đã đưa ra phương pháp dùng dầu ớt (chứa capsaicin) nhỏ một giọt vào mũi bên đầu đau là có hiệu quả ngay. Để phòng nhức đầu nhiều ngày thì xoa dầu ớt lên 2 thái dương. Hoặc dùng phương pháp dân gian bẻ đôi quả ớt cay tươi chấm vào lỗ mũi bên đầu đau, cũng khỏi.

TS Risamile ở Đại học Tổng hợp Chicago cho biết capsaicin có nhiều tác dụng khác lên các phần của hệ thần kinh, sẽ được áp dụng vào nhiều lĩnh vực như chống đau trong da liễu, bỏng, tổn thương do đạn lửa, bom napan...

Trên huyết mạch

Các chuyên gia Đức xác nhận ớt có tác dụng giữ độ loãng của máu không tạo cục máu đông, ngừa tắc mạch máu đột quỵ. Một công trình điều tra của Thái Lan cho thấy ai có tập quán ăn nhiều ớt hàng ngày, thì hiếm thấy bị chứng viêm tắc tĩnh mạch.

Trên gan, mật, tụy

Các chuyên gia Ấn Độ đã báo cáo ớt ức chế tổng hợp cholesterol trong gan của động vật thí nghiệm. Ớt còn có tác dụng hạ đường huyết, ngừng gây sỏi mật.

Trên bộ máy hô hấp

Các công trình nghiên cứu của Thụy Điển cho biết những xúc vật được tiêm hoạt chất ớt sẽ không bị viêm phổi nếu gây nhiễm bởi khói thuốc lá. Phải chăng ớt trung hòa được độc chất? Theo BS Zimet (Thụy Điển), mỗi ngày uống 10 giọt nước ớt pha loãng, hoặc ăn cay tuần 3 lần có thể phòng cảm cúm, viêm xoang mũi, viêm phổi, khỏi lo ốm đau. Người Israelphòng chống lạnh, sưng phổi bằng món “Penicillin Israel ” là cháo gà-ớt-tỏi. Dân vùng Trung Mỹ Caribê nhờ ăn ớt tránh được bệnh tim, phổi.

BS Zimet còn đưa ra cơ chế một số tác dụng của ớt như sau: vị cay của ớt tiếp xúc với niêm mạc dạ dày gây tác động toàn cơ thể, dẫn truyền tín hiệu lên hệ thần kinh giao cảm. Trong đó làm tiết nhiều dịch loãng ở phế quản và làm cho phế quản đàn hồi tốt hơn. Với giải thích này đã chứng minh vai trò của ớt trong một số bài thuốc chữa đau tức ngực, chữa hen phế quản.

Cải thiện giấc ngủ

Andrew Davies, Viện Đại học Tasmanic (Úc), có nhận xét: “Ớt điều khiển chu kỳ giấc ngủ, giúp ngủ ngon, sáng dậy tỉnh táo”.

Chữa bệnh phụ khoa

Người Nhật dùng ớt chữa hiếm muộn, người Anh dùng ớt điều hòa kinh nguyệt.

Chống oxy hóa & bệnh ung thư

- Đối với bệnh ung thư: theo Philip Koffler (Trung tâm khoa Cedar Sinai – Los Angeles , Mỹ). Qua nghiên cứu trên chuột thấy capsaicin làm cho khoảng 80% tế bào ung thư tiền liệt tuyến mất đi. Các khối u ở chuột dùng capsaicin chỉ bằng 1/5 kích thước khối u của chuột không dùng. Để áp dụng kết quả đó không thể ăn ớt vì cay quá mà nên dùng dạng viên để uống.

- Trị đau nhức do ung thư: Ớt 5 – 10g, dùng hàng ngày.

- Trị ăn uống kém tiêu do ung thư: Ớt 100g, hắc đậu xị 100g, tán bột ăn hàng ngày.

- Trị rụng tóc do hóa trị liệu: Ớt 100g, rượu trắng vừa đủ ngâm 10 – 20 ngày, bôi tại chỗ.

Phòng chữa loét dạ dày

Quan niệm lâu nay là ăn ớt nhiều gây đau dạ dày. Nay, một số nhà khoa học công bố một báo cáo ngược lại quan niệm cũ. Chất capsaicin ngăn tạo axit chua, kích thích tạo kiềm, tăng lượng máu nuôi dưỡng niêm mạc, kích thích tế bào thần kinh bảo vệ trước những tác động có hại. Do đó phòng chữa được loét.

Tác dụng bổ dưỡng

Ớt là một nguồn vitamin A và C, đặc biệt là vitamin C. 100g ớt có 100 – 250mg vitamin C. Để được cung cấp những vitamin này, ta ăn rau quả và đặc biệt ăn quả ớt cay. Có tài liệu viết ớt có tác dụng cường dương do làm lưu thông khí huyết.

Kháng vi sinh vật

Ở Nam Phi dùng ớt trừ giun sán, ớt diệt 30 loại vi khuẩn thường gặp trong thực phẩm và môi trường. Đó là một trong 5 kháng sinh thảo mộc mạnh nhất (ớt, tỏi, hành, quế, thìa là).

Phòng chống tác hại của ánh nắng

Ăn ớt chịu được nắng nóng của sa mạc là tập quán của người dân vùng Sanora Mexico và Nam Á.

Theo Y học cổ truyền, ớt vị cay, tính nhiệt (đại nhiệt), ôn thông kinh lạc, có tác dụng ôn trung, giải biểu, tán hàn, trừ đàm thấp, thũng. Trường hợp tỳ hàn, vị nhược phải dùng thức ăn có tính ôn nhiệt như ớt để làm ôn ấm, có thể ngâm rượu ớt hoạc lấy bột ớt trộn bột mai mực để uống. Rượu ớt còn dùng cho các chứng hàn tý, thấp tý rất công hiệu (hoặc trộn bột mì đắp). Rượu ớt Trung Quốc sản xuất được tiêu thụ nhiều ở Ấn Độ và Pakistan .

Trường hợp bỗng nhiên sưng nề mặt, tay, chân, không rõ nguyên nhân, thường xảy ra sau khi nằm đất, ngủ dậy (bị nhiễm thấp) chỉ dùng ớt cho ra mồ hôi là khỏi, đơn giản mà hiệu nghiệm.

Ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, mọi người, mọi giới, mọi tuổi, đều có cơ thể cường tráng và là trọng điểm tuyển quân hàng năm. Ở đây, họ có tập quán mỗi khi thấy cơ thể nặng nề, không thoải mái là họ ăn ớt cho chảy nước mắt, nước mũi, mồ hôi thấm lưng, là người lại nhẹ nhõm.

Ớt có tác dụng làm ăn ngon miệng, tiêu cơm, chống thấp khí nơi rừng núi, hoặc dị ứng với thức ăn, nước uống lạ (phá nước) nơi mới đến ở.

Ớt cay chữa hen suyễn trong kinh nghiệm gia truyền. Hạt tiêu cũng có tính cay nhưng tính vị công năng không được xếp vào loại có dược tính cao như ớt.

Tính chất hóa học: Vị cay của ớt nằm trong 6 – 7 alcasaicin và dihydrocapsaicin. Phải mất 30 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ mới chiết được chất đó. Những chất này còn có tác dụng bảo vệ cây ớt khỏi bị hại bởi côn trùng. Với chất này các nước chế kem ớt Zostric dùng rộng rãi ở Mỹ và đã “trả lại trạng thái bình thường tức thì cho người bệnh”. Capcin của Nga, Axane của Ấn Độ, Capcotox (Hà Tây). Hàm lượng capsaicin càng cao thì khả năng giảm đau càng mạnh.

Tác dụng phụ: bôi thuốc có ớt gây nóng xót, đau rát lúc đầu, sau giảm dần. Có trường hợp gây khô, ngứa, nổi ban.

Kiêng kỵ: không dùng hoặc hạn chế dùng ớt ở những trường hợp là tạng nhiệt, có chứng bệnh thuộc nhiệt, có các bệnh ở mắt, bệnh trĩ. Trong Vệ sinh yếu quyết, Hải Thượng viết: Với cay “ăn nhiều tán khí, biết phòng mới hay”.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.