Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 20/08/2014 18:24 (GMT+7)

Về những chiếc ấn của chúa Nguyễn (Phần II)

  * ƯU ĐÀM KHAI HOA…

1. Năm 1744, ở Thuận Hóa có cây sung nở hoa, quần thần cho rằng đó là điềm lành trong phủ chúa, lại thêm có sấm truyền  “Bát thế hoàn Trung đô”, nên khuyên chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương…

Sử ghi:  “Giáp Tý, năm thứ 6 (1744)… Ngày Canh Tuất, đúc ấn quốc vương (Trước thì khi bổ dùng quan lại, chỉ dùng chữ “Thị phó”, dưới kiềm dấu “Thái phó Quốc công”, và dùng ấn “Tổng trấn Tướng quân”). Ngày Kỷ Mùi, chúa lên ngôi vua ở phủ chính Phú Xuân…”(26).

Theo sưu tập ảnh văn bản làng xã ở Thừa Thiên Huế thì hiện tại chỉ có tìm thấy duy nhất một văn bản có đóng dấu “  (Quốc vương chi ấn)(27).

2. Ấn    (Vân Hán chương thiên chi ấn)” (sao Vân Hán sáng rực trên trời), là ấn chính, hình vuông xuất hiện trên những bức ngự đề bằng gỗ thời Võ Vương, ví dụ như bức  “Sắc tứ Khánh Long thiền tự”, và cả trên văn bản bằng giấy.

3. Ấn  ( Thiên chí tôn)” (Trời là bậc chí tôn), ấn kiềm được đóng vào những bức ngự đề thời Võ Vương, như bức  “Sắc tứ Quang Đức tự”“Thế Tôn bảo điện”“Sắc tứ Báo Quốc tự”… và cả trên văn bản bằng giấy.

Ấn  “Thiên chí tôn”.

4. Ấn “  (Hi khứ hiệp văn chi chương)” (Ấn về việc học những chuyện quá khứ và văn học): xuất hiện trên bức hoành của chùa Báo Quốc năm 1747.

Ấn dưới: “ Hi khứ hiệp văn chi chương”, ấn trên chưa đọc được

5. Ấn có nghĩa “Chúa phương Nam” (28): xuất hiện trên bức hoành của chùa Báo Quốc năm 1747.

* CHO MUÔN ĐỜI SAU…

Tất cả các ấn triện kể trên, ngày nay hiện vật đều không còn, có lẽ đã bị thành chiến lợi phẩm của quân Trịnh khi chiếm được Thuận Hóa năm 1774…

Ngoại trừ chiếc ấn  “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo”, là báu vật truyền quốc như đã kể… Đến  “Năm Canh Thìn, Minh Mệnh năm thứ nhất, tháng 2, ngày tốt, Thánh tổ Nhân hoàng đế tự tay phong kín cất đi. Đến năm Đinh Dậu thứ 18, ngày 22 tháng chạp, lại mở xem một lần rồi viết chữ son niêm lại để cất như cũ, dùng để truyền cho ức muôn đời”(29). Cho đến hiện nay, ấn này được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam như một bảo vật quốc gia (30)

Và qua việc tìm hiểu những chiếc ấn thời chúa Nguyễn, từ 2 chiếc ấn  “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo”và  “Quốc chủ ngự bút chi bảo”, ta thấy: Minh vương Nguyễn Phúc Chu, là  “là người hiếu học, chữ tốt”(31)nên đã sáng tạo ra thêm mẫu chữ triện mới trên chiếc ấn truyền quốc của mình. Và những chiếc ấn của tiên vương để lại, Võ Vương vẫn tiếp tục dùng, đồng thời cũng chế tạo ra thêm nhiều ấn mới rất phong phú…

Huế, Phật đản 2014.

NAH

Ấn “Tào Động chính tông tam thập thế” (trên) và “Nguyễn Phúc Chu ấn”

(20) Chẳng hạn các trang web: http://www.shufazidian.com ; http://images.gg-art.com ; http://www.gg-art.com ;…

(21) Lê Quý Đôn.  Vân Đài Loại Ngữ. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. 1995. Tập 2. Trang 34.

(22) Lê Nguyễn Lưu, Huỳnh Đình Kết.  Ấn chương Việt Nam (Từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX trong dân gian vùng Huế. Nhà xuất bản Thuận Hóa. 2011. Xem phụ bản ảnh màu giữa các trang 108-109.

(23) Quốc sử quán triều Nguyễn.  Sách đã dẫn. Trang 124. Hình ảnh xem sách của Lê Nguyễn Lưu, Huỳnh Đình Kết, phụ bản giữa hai trang 108-109; sách này và sách  Ấn chương Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX của tác giả Nguyễn Công Việt (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005) viết sai chữ “Thủ” trên khuôn dấu là “”.

(24) Theo nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt (Hà Nội) cho biết trên Facebook, thì trong nguyên bản  “Hải ngoại kỷ sự”bằng chữ Hán của Thích Đại Sán, có bài tựa của Đại Việt quốc vương Nguyễn Phúc Chu, trên đó có đóng 3 dấu, ngoại trừ ấn    (Thiên Túng đạo nhân)”, thì còn có thêm 2 ấn: “  (Tào Động chính tông tam thập thế)“, “  (Nguyễn Phúc Chu ấn)“, tôi chưa có duyên tiếp cận văn bản này, và xin đưa thêm hình ảnh để tham khảo.

(25) Ấn này, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Vĩnh Ba, trong bài “Các văn bản chữ Hán tại khu tháp Tổ sư Liễu Quán”, Liễu Quán, Số 1, 2014, Trang 61, ở chú thích số 6, đã đọc nhầm thành    (Quốc tông ngự bút chi bảo)”, nhưng cụm từ “quốc tông”, các sách Từ Nguyên đều không có !, và không rõ nghĩa ! Tra các loại Từ điển Thư pháp như đã kể, chữ “tông” thì chỉ gần giống chứ cũng không giống hoàn toàn, như vậy cũng không hẳn là chữ “tông” ! Do vậy, cách đọc  “Quốc chủ ngự bút chi bảo” như vị Thượng thư Bộ Học Cao Xuân Dục là hợp lý !

(26) Quốc sử quán triều Nguyễn.  Sách đã dẫn. Trang 150.

(27) Xem phụ bản ảnh màu trong sách của Lê Nguyễn Lưu, Huỳnh Đình Kết đã dẫn, giữa các trang 108-109. Mặc dù niên đại văn bản này ghi là Cảnh Hưng, nhưng nội dung là tờ  “Thị Phú Vang huyện…”, tức là văn bản ban hành của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Mặt khác, theo sách của tác giả Nguyễn Công Việt (đã dẫn) thì ở Đàng Ngoài, vua Lê thì dùng ấn “  (Sắc mệnh chi bảo)“, còn các chúa Trịnh thì dùng ấn mang tước hiệu của mình như “Bình An vương tỷ, Thanh Đô vương tỷ, An Đô vương tỷ, Uy Nam vương tỷ, Tĩnh Đô vương tỷ…”, do vậy ấn  “Quốc vương chi ấn” là của Chúa Nguyễn là điều chắc chắn, do vậy ấn  “Quốc vương chi ấn” là của Chúa Nguyễn là điều chắc chắn, hơn nữa, trên văn bản này còn hiện diện cả các ấn kiềm khác của chúa Nguyễn như đã kể !

(28) J.-A. Laborde. “La pagode Bao-Quoc”.  Bulletin Des Amis du Vieux Hué. No 3, 1917. Laborde dịch nghĩa các chữ trong cái ấn là  “Le Seigner de la région du Sud”. Những chữ Hán này lờ mờ, tôi chưa đọc được, nhưng thấy có vẻ như là “(Thiên Nam thượng chủ)” ? Rất mong các nhà nghiên cứu giúp đỡ !

(29) Quốc sử quán triều Nguyễn.  Sách đã dẫn. Trang 125.

(30) Xem: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.  Kim ngọc bảo tỷ. Hà Nội. 2009.

(31) Chữ của Lê Quý Đôn viết về Nguyễn Phúc Chu.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV
Tuần làm việc thứ hai, Quốc hội tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp, thảo luận về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao.
Công đoàn VUSTA tổ chức hội nghị triển khai công tác, phổ biến những điểm mới Luật Công đoàn (sửa đổi)
Ngày 9/5, Công đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (Công đoàn VUSTA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động nửa đầu nhiệm kỳ (2023 -2028), triển khai công tác công đoàn đồng thời phổ biến những điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) tới công đoàn viên.