Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 27/03/2006 14:14 (GMT+7)

Vài nét về Đông y Việt Nam

Vào thời Trần (1225-1399) y học phát triển khá mạnh, Thái y ty đã đổi thành Thái y viện, triều đình đã có chủ trương chữa bệnh cấp thuốc cho dân, cổ động người dân trồng cây thuốc, đã có một số danh y xuất hiện.

- Phạm Công Bản là Thái y lệnh dưới triều Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông, đã tự bỏ tiền ra xây dựng nhà chữa bệnh và cấp thuốc cho dân.

- Trâu Canh đã từng cứu sống Trần Dụ Tông lúc nhỏ bị chết đuối, và một lần chữa bệnh liệt dương cho Dụ Tông khi ông làm vua.

- Nguyễn Bá Tĩnh, một nhà sư có pháp danh là Tuệ Tĩnh ( chưa xác định sống vào thời nào), ông có để lại hai tác phẩm y học rất lớn đó là: Namdược thần hiệuHồng nghĩa giác tư y thư. Nam dược thần hiệugồm 11 quyển ghi lại tính chất của 580 vị thuốc và 3873 bài thuốc để chữa 182 trường hợp bệnh chứng trong 10 khoa lâm sàng, Hồng nghĩa giác tư y thưngoài phần y lý y luận có ghi lại tính chất và công dụng của 630 vị thuốc, 13 phương gia giảm, và một thiên Bổ âm đơn.

Tuệ Tĩnh là người đầu tiên nêu lên khẩu hiệu “ Nam dược trị Nam nhân” và có chủ trương dưỡng sinh để giữ gìn thân thể “ Bế tinh dưỡng khí tôn thần, thanh tâm quả dục thủ chân luyện hình”.

- Chu Văn An (1292-1370) đã để lại một số tài liệu y học quan trọng, sau đó cháu ông là Chu Doãn Văn và Chu Xuân Lương đã biên soạn lại thành cuốn Y học giảo yếu tập chú di biênin năm 1466 và tái bản có bổ sung năm 1856.

Thời nhà Hồ (1400-1406) tuy ngắn ngủi nhưng cũng có xuất hiện một danh y tên Nguyễn Đại Năng, ông phụ trách bộ Quảng tế chuyên tổ chức các cơ sở chữa bệnh cho dân. Ông có để lại quyển Châm cứu tiệp hiệu diễn ca, đây là tác phẩm châm cứu đầu tiên của nước ta.

Thời thuộc Minh (1407-1427), thời kỳ này y học vẫn tiếp tục phát triển, nhưng đa số các tác phẩm y học của nước ta đều bị người nhà Minh tịch thu mang về nước (Trung Quốc), trong số đó có: Cúc đường di cảocủa Trần Nguyên Đào, Dược thảo tân biêncủa Nguyễn Chí Tân…

Thời Hậu Lê đến hết thời Nguyễn (1428-1945); thời Hậu Lê (1428-1788) có nhiều đóng góp tích cực đối với Đông y nước ta:

- Bộ luật Hồng Đức có đặt qui chế về việc hành y, quy chế về pháp y và quy chế về vệ sinh xã hội.

- Chống tảo hôn, quy định tuổi thành hôn: 18 cho nam và 16 cho nữ.

- Triều đình có Thái y viện, quân đội có Lương y sở, các tỉnh có Tế sinh đường chuyên lo cứu chữa bệnh và phòng chống dịch.

- Mở các lớp giảng dạy y học ở Thái y viện.

- Mở các khoa thi để tuyển lựa Lương y.

- Hiệu đính tái bản các tác phẩm y học cũ và khuyến khích các sáng tác mới.

Thời này có nhiều danh y rất nổi tiếng như:

- Nguyễn Trực (1416-1473) tác giả sách Bảo anh lương phương.

- Lê Hữu Trác (1720-1791) có biệt hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, ông đã sáng tác một bộ y thư vĩ đại, có thể nói là lớn vào bậc nhất ở nước ta, đó là bộ Hải Thượng y tôn tâm lĩnhgồm 28 tập chia làm 66 quyển, bao quát mọi vấn đề về Đông y học.

- Hoàng Đôn Hoà biên soạn sách Nhãn khoa yếu lược năm 1635.

- Trần Ngô Thiên soạn các tập Y phương ca quát, Tiểu Nhi khoa, Đậu chẩn, Mạch học.

Thời Tây Sơn (1788-1802), mặc dù thời gian tồn tại rất ngắn nhưng triều Tây Sơn cũng đã tổ chức Nam dược cục chuyên nghiên cứu và chữa bệnh cho quân đội và nhân dân do hai danh y Nguyễn Hoành và Nguyễn Quang Tuân phụ trách.

- Nguyễn Gia Phan (1748-1817) được cử làm chỉ huy chống dịch, ông đã biên soạn hai tác phẩm: Liệu dịch phương pháp toàn tậpHộ phi phương pháp tổng lục.

- Nguyễn Quang Tuân đã viết hai tác phẩm y học bằng chữ nôm: La Khê phương dượcKim ngọc quyển.

Thời nhà Nguyễn (1802-1945):

- Tại triều đình có Thái y viện, ở các tỉnh có Lương y ty.

- Năm 1850 có mở trường thuốc ở Huế.

- Đặt ra luật lệ hành y.

- Tổ chức tái bản bộ Hải Thượng y tôn tâm lĩnh.

- Các danh y có: Nguyễn Quang Lương tác giả sách Namdược tập nghiệm quốc âm, Lê Đức Huệ tác giả sách Namthiên đức bảo toàn thư

Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà ra đời, đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt trong thời kỳ này y học cổ truyền đã được đánh giá đúng mức và vị trí của nó cũng được nâng cao. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bức thư gửi cho Hội nghị ngành Y tế ngày 27/2/1955có đoạn viết : “Trong những năm bị nô lệ thì y học của ta cũng như các ngành khác bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, người thầy thuốc cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ để xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu chữa bệnh của nhân dân ta. Y học cũng phải dựa trên nguyên tắc khoa học dân tộc đại chúng, ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu phối hợp thuốc đông và thuốc tây”.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960, lần thứ IV năm 1976 và lần thứ V năm 1982 đều đã vạch ra việc kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền để xây dựng nền y học Việt Nam.

Năm 1980, Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Namđã xác định kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền là nội dung cơ bản để xây dựng nền y học Việt Nam .

Ngày 10 tháng 12 năm 1957, Viện nghiên cứu Đông y TW được thành lập và từ đó đến nay đã có nhiều tổ chức y dược học cổ truyền ra đời như: Hội Y học Cổ truyền Dân tộc Việt Nam, Viện y học dân tộc Hà Nội, Viện y học dân tộc TP Hồ Chí Minh, các trung tâm nghiên cứu và đào tạo y học cổ truyền, các khoa y học cổ truyền của các trường Đại học và Trung học y tế… Ngoài ra còn có các đoàn thể y học tự phát của quần chúng như: Hội Đông y miền Nam , Hội châm cứu, Hội dưỡng sinh… Mỗi tổ chức y học cổ truyền ra đời, như những chiếc cầu bắc liền giữa y học cổ truyền với y học hiện đại, là những phương tiện vững chắc để xây dựng nền y học Việt Nam .

Nguồn: Xưa và Nay, số 102, 10/2001, tr 11, 12

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.