Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 24/10/2008 15:26 (GMT+7)

Tục cưới hỏi của người Chăm Bà - ni (Ninh Thuận)

Người Chăm Hồi giáo Bà - ni còn gọi là Chăm Bà -ni hay Chăm Awal, dân số trên 20.000 người, sống tập trung thành 7 làng, mỗi làng có một thánh đường - sang magicòn gọi là sang dhar,có nghĩa là nhà phúc. Thánh đường là nơi sinh hoạt tôn giáo và là nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần cộng đồng làng. Đội ngũ chức sắc gọi chung là Acar.

Người Chăm Bà -ni, trai gái lớn lên từ 13 đến 15 tuổi phải thực hiện lễ nghi tôn giáo, con trai làm lễ katat, còn gọi là khotar với lễ thức cắt da quy đầu. Con gái làm lễ karơh, là lễ thức cắt tóc đặt tên thánh, nếu không làm lễ cộng đồng sẽ xem là người ngoại đạo - urang akaphiervà không được thực hiện các lễ thức tôn giáo lúc sinh tiền cũng như khi qua đời.

Người Chăm Bà -ni cũng như nhiều tộc người trên thế giới, trai gái lớn lên phải thành lập gia đình, đó là quy luật sinh tồn giống nòi, nhưng mỗi dân tộc có tập tục cưới hỏi khác nhau. Ở đây, chúng tôi đề cập về tục cưới hỏi của người Chăm Bà -ni ở làng Văn Lâm Chăm Bà -ni, xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Theo tín ngưỡng người Chăm Bà -ni, hôn nhân là điều bắt buộc, độc thân là tội lớn. Nhưng theo điều luật tôn giáo của họ, thì người Chăm Bà -ni không quan hệ hôn nhân với người ngoại tộc - akaphiervà với người có quan hệ thân tộc. Nếu người vợ không may bị chết, người chồng có thể kết hôn với em gái vợ. Tập tục còn cho phép cuộc hôn nhân giữa con anh em trai với con chị em gái gọi là mik wa tada kamuencó nghĩa là con chú con bác.

Mặc dầu theo chế độ mẫu hệ nhưng trong việc hôn nhân, con trai là người chủ động đi tìm vợ, tiếng Chăm gọi là hadiep. Hadiepcó nghĩa là sự sống. Sau cuộc giao lưu ở lễ hội, cối xay, bến nước thì con trai tìm đến nhà cô gái. Qua thời gian tìm hiểu, nếu 2 bên ý hợp tâm đồng thì bên nhà gái là người sẽ chủ động trong lễ hỏi. Để đi đến hôn nhân, theo truyền thống phải qua các bước sau:

Paluak panuec (Dạm hỏi)

Nhà gái người mai mối đến nhà trai như đi chơi - nao rah,nói chuyện vãn công việc làm ăn, rồi thăm dò cha mẹ về tuổi tác con trai. Theo quan niệm người Chăm Bà -ni, nếu tuổi tác xung khắc thì sẽ ảnh hưởng đến tương lai của đôi vợ chồng, nếu hợp tuổi và cha mẹ đồng ý thì cha mẹ nhà trai quyết định cho bước tiếp theo.

Nao puec (Lễ hỏi)

Lễ hỏi gồm ông mai và 2 người nữa, 1 là đại diện gia tộc, 1 là cha hay chú nhà gái qua nhà trai có mang lễ vật, lần này nhà gái mời 1 người đại diện gia tộc và chú bác ruột đến bàn trong phạm vi gia đình. Nếu mọi việc suôn sẻ thì họ nhà trai chủ động quyết định ngày tổ chức đám cưới, sau đó bày lễ vật cúng trình báo gia tiên. Các bước trên đều đi vào buổi tối. Từ đó cô gái được phép sang nhà trai và được nhà trai xem cô gái như người nhà, lo việc nấu cơm lấy nước… Thời gian này tiếng Chăm gọi là nao duhcó nghĩa là đi phục dịch.

Paklaoh panuec (Quyết định chính thức)

Lần này nhà trai cho 3 người đại diện qua nhà gái vào buổi sáng, không mang tính lễ thức mà chỉ để thông báo ngày tổ chức đám cưới chính thức. Sau đó nhà gái mang lễ vật đến nhà sư cả ( Pogru) để xin ngày tổ chức lễ cưới.

Lễ cưới người Chăm Bà -ni có 2 hình thức: Lễ cưới truyền thống và lễ cưới theo lễ thức tôn giáo. Cả 2 đều tổ chức vào ngày thứ tư các tháng: 3, 6, 8, 10 và 11 lịch Chăm.

Palikhah tuai adat Chăm (lễ cưới truyền thống)

Lễ cưới truyền thống được tổ chức vào buổi tối ngày thứ tư – harei but trước rằm, người Chăm thường gọi là but dahlau có nghĩa là thứ tư tuần trước. Cuộc lễ rất đơn giản. Nhà gái sửa soạn phòng the, chính giữa phòng có ông nhổ, chén nước lã, khay trầu kèm theo quả trầu (nduen kanjaong), cả hai đều thắp sáng bằng nến sáp, và 2 chiếc gối đặt sát vách phía tây, cô dâu và một bà gọi là muk tadhaucó nghĩa là chúc phúc ngồi đợi trong phòng the. Nhà trai cũng chuẩn bị người đưa rể, chủ yếu là nam giới mặc trang phục truyền thống, chú rể mặc áo, váy, khăn chít đầu màu trắng. Đến giờ tốt (giờ đưa rể vào nhà gái) ông mai - ông janjukhay còn gọi là ong jalan,có nghĩa là ông dẫn đường. Ong jalanxách đèn đi trước dẫn đường đưa chú rể và đoàn người về nhà gái, vừa đi vừa tằn hắn vừa nói cười cho vui đường, tiếng Chăm gọi là pamadơh jalan.Họ chọn đường rộng rãi, dù là xa, vì quan niệm con đường tương lai của đôi vợ chồng cũng rộng thênh thang như thế. Vào nhà gái, khách nhà trai được mời ngồi nơi chiếu trải ngoài sân, định vị dựa vào tuổi tác và ngôi theo chiều dài đông tây tiếp khách tiệc trà, còn chú rể được ông mai dắt vào phòng the làm lễ khai báo gia tiên có thành viên mới - urang paratgia nhập, ông mai lấy trầu quẹt vôi và xé đôi thành 2 miếng rồi đưa chéo tay, động tác này tượng trưng cho hai dây thần kinh chéo nhau trong cơ thể con người (vợ chồng tuy 2 mà là 1) đưa cho cô dâu chú rể bắt buộc phải nhai cho ra màu đỏ với quan niệm dù trải bao đắng cay nhưng tình nghĩa vợ chồng vẫn đượm thắm như thuở ban đầu và 2 miếng trầu têm đặt dưới 2 chiếc gối thể hiện tình nghĩa vợ chồng gắn bó keo sơn như trầu cau. Sau đó lần lượt bà con thân tộc vào xé trầu chúc phúc cho cô dâu chú rể. Kết thúc lễ, mọi người ra ngoài dự tiệc trà, nhắm rượu với cá đuối khô và chuyện trò vui vẻ đến khuya.

Palikhah tuai adat agama (lễ cưới theo lễ thức tôn giáo)

Hôn nhân không qua lễ thức này thì không được cộng đồng công nhận là gia đình của người Chăm Bà -ni và khi cha mẹ nhắm mắt qua đời cũng không được đứng ra làm kakuh ganuhdah,có nghĩa là khâm liệm cho cha mẹ theo nghi lễ tôn giáo, thêm nữa bản thân họ lúc sinh tiền cũng như khi qua đời cũng không được thực hiện các lễ thức tôn giáo này.

Khâu chuẩn bị diễn ra trong 2 ngày như sau:

Harei trăm brah(ngày ngâm gạo)

Vào ngày thứ hai - harei som/ dôm:Ở nhà gái, họ hàng đến giúp có sự phân công rõ ràng, nữ lo việc ngâm gạo xay bột, chuẩn bị lá chuối và các nguyên vật liệu để gói các loại bánh truyền thống. Nam lo dựng rạp để chuẩn bị tiếp khách, rạp lớn hay nhỏ tuỳ theo gia tộc và mối quan hệ của gia đình đối với bà con láng giềng.

Harei Kahuen(ngày nấu bánh)

Vào ngày thứ ba - harei angar.Các bà lo gói và hoàn tất các loại bánh truyền thống dùng cho cuộc lễ.

Harei duiy(ngày dắt)

Vào thứ tư, sau rằm được phản ánh qua câu Bà -ni di klăm Chăm di binguncó nghĩa là Bà ni sau rằm, Chăm trước rằm. Họ dựng nhà lễ - sang kajangđối diện với rạp theo chiều dài đông tây, lợp tranh, che 3 mặt tây, nam, bắc. Bên trong nhà lễ phía tây căm tấm trướng, trần căng vải trắng và dưới cũng lót vải trắng, tiếng Chăm gọi là paoh paca lam lin,theo ông Imum Từ Công Dư thông Văn Lâm, 2 tấm vải trên tượng trưng trời đất. Dựng nhà lễ xong, gia đình mời Acar đến làm phép cắt tiết dê. Lễ vật chuẩn bị xong thì Pogru và các Acar làm phép tẩy thể, bắt đầu ngồi vào vị trí làm lễ. Chính giữa là Po gru, làm chủ lễ, đầu đội mũ lễ, trước mặt có mâm cao có hộp trầu têm, chén lửa và Acar ngồi 2 bên, có 2 cháu trai mặc áo Chăm truyền thống, đầu quấn khăn có tua (1 họ nhà trai, 1 họ nhà gái) có tên thánh là Hô Than và Hô Thai, xem như nhân chứng cho 2 bên. Cô dâu mặc áo dài Chăm, tai đeo bông tai có tua - bruai tangitrùm khăn trắng, chú rể mặc áo chui đầu, váy trắng, đầu quấn khăn có tua - akhăr mưthăm tai bi, cả 2 cùng lạy thần chủ lễ 3 lạy rồi ngồi đối diện, thầy chủ lễ nắm ngón trỏ xông khói trầm nơi chén lửa và đọc kinh bằng tiếng Arap. Dứt đoạn kinh, cô dâu được dẫn sang phòng the, lần này phòng the được bài trí khác lần trước, đầu nằm phía bắc, có 3 cổ bồng lớn: 1 để 2 hộp trầu têm, 1 bày lễ vật chuối hạt nổ và 1 để chén lửa, đều thắp sáng bằng nến sáp. Ngồi cạnh cô dâu có 2 bà lão mặc áo dài Chăm: 1 bà giữ muk pandemvà 1 bà chúc phúc - muk tadhau.Ở nhà lễ, 2 thầy Acar cầm 2 tấm vải - pacavào phòng the làm lễ, tiếng Chăm gọi là rơp wali.Theo ông Imum Tư Công Dư, 2 tấm vải này rất quan trọng để dùng khâm niệm khi họ qua đời. Rồi một thầy Acar dắt - duiychú rể vào phòng the làm lễ cưới - palikhah, rồi đọc kinh chúc phúc bằng tiếng Arap, đến bài chúc phúc như gia huấn ca (lời chúc phúc). Sau đó thầy Acar trở lại nhà làm lễ thức tôn giáo và đọc kinh bằng tiếng Arap kết thúc cuộc lễ, nhà gái thiết đãi họ hàng.

Sau lễ cưới 3 ngày, nhà gái cùng cô dâu chú rể mang lễ vật sang nhà cha mẹ trai, tiếng Chăm gọi là talơh akhanao, lễ vật được chia cho các thành viên trong thân tộc nội ngoại và được họ biếu lại tiền hoặc hiện vật, xem như của hồi môn cho con trai, rồi con trai về ở luôn bên nhà vợ.

Thông qua lễ cưới người Chăm Bà -ni, mặc dầu họ đã theo Hồi giáo Ba -ni nhưng họ vẫn không quên cội nguồn (lễ cưới truyền thống), tuy lễ thức rất đơn giản (tiệc trà, nhắm rượu cá đuối khô) nhưng đã thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc về truyền thống đạo đức uống nước nhớ nguồn.

Hai hình thái lễ cưới (tín ngưỡng, tôn giáo) đã tạo cho nền văn hoá Chăm phong phú, đa dạng không những về nhân sinh quan mà cả về ngôn từ văn chương qua lời chúc phúc.

Kính chúc phúc

Năm thuận lợi tháng sanh thành

Ngày lành giờ tốt đến đây

Anh em chú cháu

Đến chúc mừng cho cô dâu chú rể

Tình nghĩa gắn bó keo sơn

Sui gia đôi bên vững bền

Vợ chồng sinh sôi nảy nở

Bây giờ người ta mới biết

Sui gia có chú rể không nhọc công

Ông sui đưa chú rể cho bà sui

Làm ăn nên gia tài sự nghiệp

Ngày xưa là con tôi

Bây giờ là con bà sui ở cho lâu bền

Sui gia nhạc gia con rể như cổ nhân dạy

Nếu là Acar làm chủ lễ

Theo đi hỏi rồi lại kể

Rằng hai trẻ thương nhau thật tình

Sư cả đọc kinh chúc phúc

Phúc đức Allah và Dêbita…

Phận làm con rể

Đừng nạt chó trước mặt nhạc phụ

E cho thân mang tội về sau

Phận làm trai ăn nói với vợ đừng chửi thề

Mất tình nghĩa lời lẽ loạn luân

Từ lời ăn tiếng nói

Phải giữ theo lời gia huấn

Ngựa có thể cưỡi trâu có để dắt

Có của cải để dành làm ăn

Đừng cậy mình tài giỏi

Tư liệu tham khảo

Tư liệu điền dã khảo sát lễ cưới thực địa ở các làng Chăm Bà ni Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

Lời gia huấn -panuec baranw, bản viết tay bằng chữ Chăm của ông Imum Đạo Thanh Huệ, thôn An Nhơn, xã Xuân Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận.

Xem Thêm

Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Quảng Ngãi: Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức tỉnh “Kỷ nguyên mới - Sứ mệnh và hành động”
Thực hiện Chương trình phối hợp công tác năm 2025, Liên hiệp hội tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Kỷ nguyên mới - Sứ mệnh và hành động”
Quảng Bình: Hội nghị tập huấn Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính - công vụ - xã hội
Ngày 28/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Quảng Bình tổ chức Hội nghị tập huấn Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính- công vụ - xã hội cho 100 học viên là cán bộ, công chức, viên chức một số sở ngành, cơ quan Liên hiệp Hội và hội viên của các Hội thành viên.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng chúc mừng Liên hiệp hội Hà Tĩnh nhân Kỷ niệm 30 năm thành lập
Sáng 26/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Tĩnh (Liên hiệp hội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (27/5/1995-27/5/2025). Dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân, đại diện các tỉnh bạn, các sở ngành tại địa phương và lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Liên hiệp hội qua các thời kỳ.
Phát động hưởng ứng Ngày phòng chống tác hại của thuốc lá tại Phú Yên
Sáng qua 28/5, tại Trường đại học Phú Yên, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam tổ chức lễ phát động hưởng ứng các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá vì sức khỏe người tiêu dùng với thông điệp: “Phòng chống tác hại của thuốc lá bảo vệ thế hệ tương lai”, “Vì sức khỏe người tiêu dùng hãy nói không với thuốc lá”.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.
Trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024
Tối 28/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam năm 2024.
Quảng Ngãi: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho trí thức
Chiều 9/5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức và Hội viên của Câu lạc bộ Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của Việt Nam”.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Phát động Chiến dịch phục hồi rừng “Rừng xanh lên 2025” tại Sơn La
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 05/06, ngày 25/5, Liên Hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hạt Kiểm lâm Vân Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương phát động trồng hơn 18.000 cây bản địa tại hai xã Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.