Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 17/04/2007 20:35 (GMT+7)

Từ Hán Việt trong thuật ngữ

1. Ý nghĩa của từ Hán Việt trong thuật ngữ

Theo Cao Xuân Hạo (2003), từ Hán Việt có ưu thế hơn từ thuần Việt trong cấu tạo thuật ngữ vì các từ Hán Việt có những đặc trưng ngữ pháp và tu từ riêng.

a) Về ngữ pháp, các cụm từ Hán Việt chứa đựng những mối quan hệ cú pháp (đẳng lập hay chính phụ) rõ rệt và chặt hơn nhiều so với các cụm từ thuần Việt. Chẳng hạn, quan hệ cú pháp chính phụ trong phẫu thuật viênchặt hơn nhiều so với mối quan hệ tương đương trong người mổ; trong khi phẫu thuật viên Namchỉ có thể hiểu một cách, thì người mổ Namkhông cho biết đó là vị bác sĩ đã mổ anh Nam hay là vị bác sĩ tên là Nam (chắc hẳn cách hiểu thứ nhất (trọng tâm [111] tự nhiên hơn là cách hiểu thứ hai (trọng âm [011]) (dựa theo ví dụ của Nguyễn Tài Cẩn).

Tính chất “chặt” của mối quan hệ cú pháp này giữa những từ tố Hán Việt làm cho các cụm từ tương tự dễ được hiểu đúng hơn nhiều khi được dùng làm thuật ngữ chuyên môn.

Cũng theo Cao Xuân Hạo, từ thuần Việt dễ hiểu thật, nhưng đó chính là nhược điểm lớn nhất của nó, vì khi một thuật ngữ quá dễ hiểu, thì cách hiểu “quá dễ” ấy có rất nhiều xác suất là lối “vọng văn sinh nghĩa” - tức là cứ nhìn chữ mà đoán mò ra nghĩa, cho nên có thể sai hoàn toàn. Rất nhiều người một thời yêu tác phẩm “Love Story” (chuyện tình) của nhà văn Mĩ Eric Segal, song rất nhiều người không hiểu vì sao Jenny lại chết chỉ vì bệnh máu trắng? Vì trong suy nghĩ của nhiều người máu trắng là huyết trắng, chỉ là một bệnh phụ khoa thông thường. Dịch giả của tác phẩm nổi tiếng này không biết rằng để tránh sự nhầm lẫn trên, các nhà y học không chuyển thuật ngữ y học “Leukemia” là “Bệnh máu trắng”, mà họ đã dùng từ Hán Việt để chuyển ngữ thành “Bệnh ung thư bạch cầu” (hay ngắn gọn thành “Bệnh bạch cầu”), không dựa trên hai gốc từ “leuko”, nghĩa là trắng, và “emia”, nghĩa là máu, mà dựa trên hình ảnh bệnh học tăng sinh bạch cầu trong máu của dạng ung thư máu này, làm máu người bệnh như có màu trắng.

Vậy chính tính chất trừu tượng, khó hiểu của thuật ngữ Hán Việt tránh được cho ta cái “hiểm họa” ấy.

b) Về phương diện ngữ nghĩa, hầu như ai cũng đã thấy từ lâu rằng phần lớn từ Hán Việt đều có một sắc thái ngữ nghĩa (hay tu từ) khiến cho nó khác một cách khá rõ với các từ thuần Việt dường như đồng nghĩa với nó. Đó là sắc thái “trang trọng” hay “bác học” của các từ Hán Việt, một sắc thái mà trong tiếng Hán nó không hề có, và vì thế những từ ấy đã trở thành những từ thuần Việt từ lâu, và nên được xem là một lớp từ thuần Việt bác học. Từ “suy” trong tiếng Hán chỉ có nghĩa là “yếu”, nhưng “suy tim” cho ta hình ảnh bệnh lí tim mạch hơn là “yếu tim”, mà có khi mang nghĩa tinh thần không được mạnh mẽ. Chính từ “suy” đã mang lại dáng dấp “khoa học” cho thuật ngữ “suy tim”. Tương tự, từ “viêm” trong tiếng Hán chỉ hàm nghĩa là “lửa cháy”, với 2 chữ “hỏa” viết chồng lên nhau, nhưng các nhà y học Việt đã dùng từ “viêm” để chuyển ngữ thuật ngữ “inflamation”, mang ý nghĩa khoa học của hiện tượng viêm, với 4 dấu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Không những thế có những từ Hán Việt khi đi vào ngôn ngữ Việt vừa cởi bỏ lớp nghĩa bình dân để khoác vào lớp nghĩa bác học, mà còn một lớp nghĩa khác hẳn, như từ “sinh lí” vốn có nghĩa “cách làm ăn”, sinh ở đây có nghĩa là “làm ăn sinh sống”, song các nhà sinh học đã khoác vào từ này ý nghĩa sinh học “hoạt động và tính chất của các cơ quan, các bộ phận của cơ thể sinh vật” đã thổi vào từ “sinh lí” cái hồn Việt từ lâu (theo Trần Nhật Chính trong “Tiếng Việt và Việt Nam học cho người nước ngoài”, 2003, tr. 39).

2. Phân bố gốc thuần Việt - Hán Việt trong thuật ngữ

Thuật ngữ chứa thành tố Hán Việt sử dụng ngày nay chủ yếu là do các nhà khoa học dùng yếu tố Hán Việt để chuyển ngữ những thuật ngữ phương Tây; tuy nhiên, trật tự từ trong thuật ngữ đôi khi không tuân thủ nghiêm ngặt mô hình phụ trước – chính sau (P-C) của Hán ngữ, có lẽ bởi vì các nhà khoa học nhận thấy tính thông dụng cao của yếu tố Hán Việt đó trong ngôn ngữ Việt, và khi sắp những yếu tố Hán Việt trong thuật ngữ theo trật tự thuần Việt, nghe không mấy lạ tai. Yếu tố Hán Việt càng thông dụng thì khả năng hoạt động tự do càng tăng lên, và càng dễ chấp nhận trong trật tự thuần Việt. Theo khả năng hoạt động tự do, có thể phân yếu tố Hán Việt thành ba loại:

Khả năng hoạt động tự do

Yếu tố Hán Việt

Không hoạt động tự do

Hoạt động tự do hạn chế

Hoạt động tự do

Đa (niệu), thiểu (niệu), đẳng (trương), thán (khí), phế (quản), nhu (mô), niêm (mạc), biểu (bì), v.v...

Tiền, hậu, nội, ngoại, mãn, cấp, nhĩ, thất, v.v...

Suy, phù, viêm, não, cơ, dịch, xuất, nhập, v.v...

Tùy theo có hay không có yếu tố Hán Việt, cũng như khả năng hoạt động tự do của yếu tố Hán Việt mà trong thuật ngữ có sự phân bố các thành tố theo những trật tự sau:

a. Thành tố chính: từ thuần Việt hay từ Hán Việt hoạt động tự do → thường theo trật tự C-P.

(TV: thuần Việt, HV: Hán Việt, hđtd: hoạt động tự do)

b. Thành tố chính: Hán Việt không hoạt động tự do / hoạt động tự do hạn chế + thành phố phụ: từ thuần Việt (thỉnh thoảng là từ Hán Việt hoạt động tự do) → thường theo trật tự C-P.

Một ngoại lệ đó là từ ghép “nhấp nháy đồ”, trong đó thành tố phụ thuần Việt “nhấp nháy” đứng trước thành tố chính “đồ” là từ Hán Việt hoạt động tự do hạn chế, tạo nên trật tự P-C.

c. Thành tố chính: Hán Việt + thành tố phụ: Hán Việt không hoạt động tự do / hoạt động tự do hạn chế, có hai trật tự:

- Thành tố phụ ngắn: trật tự P-C

Tuy nhiên, nhìn qua thuật ngữ “trùng thảo” (Cordyceps) có cảm giác đây là một ngoại lệ, vì thành tố phụ “thảo” là từ Hán Việt hoạt động tự do rất hạn chế nhưng lại đi sau thành tố chính Hán Việt “trùng”; song thực tế thuật ngữ “trùng thảo” là kết quả của sự rút gọn và cố định hóa cụm từ “đông trùnghạ thảo” (theo Diệp Quang Ban, 2004, tr. 7), và các thành tố “trùng” và “thảo” vẫn giữ nguyên trật tự trước sau của chúng.

- Thành tố phụ dài: trước đây thường dùng trật tự P-C, nhưng ngày nay có khuynh hướng dùng trật tự P-C, như trong 2 ví dụ sau:

Một ngoại lệ đối với trường hợp này là từ ghép “đa ối” (khi lượng nước ối trong buồng ối trên 2000ml), trong đó thành tố phụ “đa” là từ Hán Việt hoạt động tự do hạn chế đi trước thành tố chính thuần Việt “ối”, tạo nên trật tự P-C.

d. Cấu trúc nhiều tầng bậc: kết hợp các trật tự trên

C: niệu (HV) + P: đa (HV không hoạt động tự do) → P-C: đa niệu

C: đa niệu (HV) + P: nhạt (thuần Việt) → C-P: đa niệu nhạt

e. Khác biệt về ngữ nghĩa của cấu trúc gốc thuần Việt – gốc Hán Việt

Nhiều thuật ngữ có yếu tố gốc Hán ngày càng được Việt hóa như “niêm mạc” chuyển thành “màng nhầy”, “viêm ngoại tâm mạc” chuyển thành “viêm ngoài màng tim”, song có không ít những cấu trúc thuần Việt và Hán Việt tuy nghĩa đen giống nhau, song chỉ hai khái niệm khác nhau, như trường hợp của 2 thuật ngữ “hồng ban” và “ban đỏ”. Tuy “hồng” (HV) có nghĩa là “đỏ (TV), song “hồng ban” chỉ các trạng thái phát ban có gam màu từ hồng đến đỏ, là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau như bệnh ban đỏ, dị ứng, bệnh giang mai, thủy đậu, v.v... song thuật ngữ “ban đỏ” như vừa đề cập là một căn bệnh còn có tên gọi khác là “sởi” do paramyxovirus gây nên (theo Harrison, 1987).

___________________

Tài liệu tham khảo:

1. Cao Xuân Hạo (2003) - Tiếng Việt, văn Việt, người Việt(In lần thứ 3), TP. Hồ Chí Minh: NXB trẻ.

2. Diệp Quang Ban (2004) - Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 2 (tái bản lần thứ 7). NXB Giáo dục.

3. Đại học Quốc gia Hà Nội & Đại học Quốc gia TP HCM (2003) - Tiếng Việt và Việt Nam học cho người nước ngoài- Kỉ yếu hội thảo khoa học. Hà Nội: NXB: ĐHQG Hà Nội.

Harrison’s Principles of Internal Medicine(1987) (11 thed). McGraw – Hill, Inc.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...