Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 16/09/2010 18:06 (GMT+7)

Tự chữa bệnh theo các thông tin nghiên cứu nguy hiểm khó lường

Vừa rồi ông bị tai biến mạch máu não phải vào bệnh viện cấp cứu. Hỏi kỹ, thầy thuốc mới biết một trong những lí do dẫn đến tai biến này là do ông bỏ dùng aspirin. Tương tự, bà Phạm Thị H. (Tp HCM), đang dùng thuốc kiểm soát hen salmetarol hít, được con xem báo cho hay thuốc này làm tăng tỷ lệ tử vong, sợ không dùng nữa. Sau khi ngưng dùng, bà bị cơn hen nặng, phải cấp cứu, khi ra viện thầy thuốc lại kê chính thuốc ấy cho bà dùng tiếp.

Tự chữa bệnh theo các thông tin nghiên cứu đăng tải trên các báo (chuyên môn, không chuyên môn) là thói quen đáng được cảnh báo.

Để phân loại đánh giá thông tin, giới nghiên cứu chia theo giá trị chứng cứ. Để dễ hiểu, tạm chia theo một số nhóm:

Nhóm 1: Những nhận xét kết quả nghiên cứu trong ống nghiệm, súc vật:

Thông tin này chỉ mang tính gợi mở hướng đi hay vấn đề mới. Ở người, thuốc hấp thu, chuyển hóa, gây hiệu lực, tác dụng phụ, không giống như ở ống nghiệm, súc vật, nếu đem dùng cho người có khi không kết quả, thậm chí gây hại.

Vào những năm 80, các nhà khoa học thấy nattokinase (trong Đỗ tương lên men) làm tan cục máu đông trong ống nghiệm. Tuy nhiên, các thuốc chống đông (như streptokinase) chỉ dùng dạng tiêm. Nattokinase không bền vững khi uống (là enzym, dễ bị phân hủy), cũng chưa có ai chuyển thành dạng tiêm thử trên người. Dùng nó để ngăn ngừa đông máu thay aspirin là chưa có cơ sở khoa học.

Năm 2006, có nhà khoa học đã tiêm chất độc bufadienolid (lấy từ cóc) vào khối ung thư trên súc vật, thấy làm giảm đau mà không gây nghiện như morphin, gợi ý nghiên cứu dùng làm thuốc giảm đau. Tuy nhiên, muốn thế, phải chiết được chất tinh khiết và đưa trực tiếp vào khối u, đó là điều không dễ dàng. Nếu hiểu đơn giản cóc chứa chất chữa được ung thư, rồi dùng rượu cóc hay ăn cóc là nguy hiểm. Vừa qua, có không ít người chết vì nghe theo lời đồn đại không đúng này.

Nhóm 2: Những nhận xét, kết quả nghiên cứu trên người trong phạm vi hẹp (vài chục người, vài trăm người) không có đối chứng, không có ý nghĩa thống kê.

Loại thông tin này chỉ có thể đưa ra một lời khuyên, không thể đưa ra quyết định dùng hay cấm dùng thuốc. Nhà chuyên môn có thể thử trong phạm vi hạn chế nhằm làm sáng tỏ, tiếp tục nghiên cứu thêm, chứ không thể áp dụng điều trị khi chưa được phép của cơ quan thẩm quyền (cụ thể là Bộ Y tế).

Gần đây, các nghiên cứu ở Anh, Mỹ cho biết những người có bệnh tim mạch, bệnh rối loạn chuyển hóa thường có nồng độ vitamin D máu thấp. Chưa thể dựa vào kết quả này để có thể dùng vitamin D ngăn ngừa bệnh trên vì 3 lý do: Thứ nhất: chưa có nghiên cứu theo chiều ngược lại là bổ sung vitamin D thì ngăn ngừa được bệnh. Thứ hai: nước ta quanh năm đủ ánh nắng ít khi bị thiếu vitamin D, bệnh tim mạch chưa hẳn là do thiếu vitamin D. Thứ 3: vitamin D có độc tính với những người có nguy cơ hay bệnh tim mạch thì dùng bao nhiêu là vừa?

Trước đây, một nghiên cứu tại Mỹ cho biết dùng salmeterol hít cho người da đen thấy có tai biến nhiều hơn cho người da trắng. Đây là một nghiên cứu nhỏ, nhìn toàn cục, thuốc này vẫn là một thuốc kiểm soát hen hữu hiệu, an toàn. Nghe theo thông tin này mà bỏ không dùng thuốc sẽ làm cơn hen tái trở lại, nặng hơn.

Nhóm 3: Các kết quả nghiên cứu trên số đông người bệnh (3.000 – 10.000 người) phạm vi rộng (nhiều trung tâm) có đối chứng, có ý nghĩa thống kê.

Đây là nghiên cứu lâm sàng (với thuốc mới) hoặc hậu mãi (với thuốc cũ) có giá trị chứng cứ cao. Nếu kết quả tốt, thuốc sẽ được cấp phép lưuhành hay cấp phép ghi thêm công dụng mới (ví dụ ghi thêm công dụng phòng ngừa đông máu của aspirin).

Nếu kết quả xấu, buộc phải ghi cảnh báo (như ghi tác dụng tiêu cơ vân lên nhãn hay tờ giới thiệu các thuốc statin) hay buộc đình chỉ lưu hành (cấm rofecoxib do gây tai biến tim mạch).

Bác sĩ, dược sĩ có thể dùng thông tin có bằng chứng cao (nhóm 3) để điều trị hay hướng dẫn dùng thuốc (sau khi thuốc được phép lưu hành). Người bệnh không thể dùng thông tin này để tự chữa bệnh. Trên các tờ hướng dẫn dùng thuốc thường ghi rõ “thông tin này dành cho thầy thuốc” là vì lí do này.

Như vậy, bạn đọc nên lấy thông tin từ các tạp chí có uy tín. Phải đọc, phân tích kỹ, vì ngay cả những tạp chí này đôi khi cũng có những vấn đề đang tranh luận, cần xem xét. Hiện có tình trạng người này chép lại thông tin do người khác sưu tầm và dịch nên có chuyện “tam sao thất bản”.

Đối với cơ quan báo chí, cần:

- Trung thực với thông tin: Có tác giả đưa một tiêu đề hấp dẫn bạn đọc: “Phát hiện tác dụng chữa bệnh tim mạch của vitamin D” hay “tác dụng phòng ung thư quy giá của quả Na”, trong khi chưa có nghiên cứu dịch tễ học trên diện rộng, chưa có đối chứng. Như vậy là đã vô tình cường điệu kết quả nghiên cứu.

- Không cung cấp thông tin thiếu chính xác.

- Đăng đúng chỗ: Đối với thông tin thuộc nhóm 1 và 2, nếu đăng trong mục “khám phá khoa học”, “chân trời khoa học”, “thông tin khoa học” thì người đọc hiểu đó chỉ là nghiên cứu nhưng nếu viết lẫn vào trong bài đăng ở mục “hướng dẫn dùng thuốc”, “chăm sóc sức khỏe” thì dễ làm cho người đọc lầm tưởng là có thể áp dụng chữa bệnh cho người.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.