Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 01/11/2007 17:19 (GMT+7)

TS Bạch Thị Thanh Dân - Hơn 30 năm say mê với nghề ấp trứng gia cầm

Xin bà giới thiệu đôi nét về bản thân và công việc của mình?

Tôi sinh ra tại tỉnh Vĩnh Phúc, trong một gia đình cách mạng (cha tôi tham gia cách mạng từ năm 1929 và được kết nạp vào Đảng từ năm 1932). Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Sophia - Bungari, trở về nước, tôi được phân công làm việc ở Đội Gia cầm - Viện Chăn nuôi. Tôi đã cùng tát nước, thau rửa mương tắm cho đàn thuỷ cầm thí nghiệm, tham gia khám trứng cho các con mái để xác định sản lượng trứng của từng con cùng với công nhân. Chính vì không ngại khó, ngại bẩn, ngại khổ, tôi đã nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình, được học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm thực tế từ những người đi trước, những công nhân có tay nghề cao để chính mình cũng thành thạo như họ, từ đó mới có thể góp ý được khi công nhân chưa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Từ năm 1994 đến 1999, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam về đề tài ấp trứng gia cầm.

Năm 1980, tôi được giao nhiệm vụ phụ trách Tổ ấp trứng các giống gia cầm. ấp trứng là một khâu quan trọng trong vòng sinh sản khép kín tái tạo giống nòi của các loài đẻ trứng. Người làm nghề ấp trứng phải say sưa, tỷ mỷ, cần mẫn - có như vậy mới thành công. Mỗi giống, mỗi loài gia cầm đòi hỏi chế độ ấp trứng riêng, dù chỉ tăng/giảm 0,5 0C cũng đã ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Chính vì lý do đự, những người làm công tác ấp trứng phải xây dựng quy trình ấp riêng cho từng giống gia cầm và cho từng loại trứng có khối lượng khác nhau, từ loại trứng chỉ có khối lượng 10 g/quả (trứng chim cút), cho đến loại trứng nặng tới 1.800 - 2.000 g/quả (trứng đà điểu Châu Phi). Những yếu tố nào ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả? Tại sao lại thế? là những câu hỏi luôn được đặt ra và yêu cầu chúng tôi phải có lời giải. Những câu hỏi này không chỉ được đặt ra khi chưa có kết quả mà cả khi đã thành công, vì cần phải lật lại thời gian qua sổ ghi chép để tái lập thành quy trình.

Ngoài các đề tài thuộc lĩnh vực ấp trứng, tôi còn chủ trì và tham gia thực hiện 19 đề tài nghiên cứu khác, tham gia triển khai và xây dựng 5 dự án cấp nhà nước và cấp bộ. Kết quả nhiều đề tài nghiên cứu đã được công nhận là tiến bộ kỹ thuật, được chuyển giao vào sản xuất; hàng triệu con gia cầm giống đã được đưa vào sản xuất qua các dự án phát triển đàn gia cầm, thủy cầm...

Với những đóng góp nêu trên, năm 2001, tôi và tập thể nữ của Trung tâm đã được trao Giải thưởng Kovalevskaia. Riêng cá nhân tôi đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2005); danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc giai đoạn 2004 - 2006 cùng nhiều phần thưởng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội…    

Trong hơn 30 năm công tác, bà đã thực hiện nhiều đề tài /dự án khoa học, vậy công trình nào bà tâm đắc nhất?

Tôi đã tham gia và làm chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu về ấp trứng gia cầm, tuy nhiên đề tài ấp trứng ngan và trứng đà điểu để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất.

Năm 1992, giống ngan ngoại bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam , giống này có năng suất sinh sản cao, nhưng khả năng ấp lại rất kém, trong khi đó ngan nội năng suất thấp, nhưng ấp lại rất say. Mỗi giống mới nhập thường sẽ thích nghi dần với điều kiện sinh thái nên các quy trình công nghiệp nếu ứng dụng dập khuôn đều bị thất bại. Để rút ngắn giai đoạn xây dựng quy trình ấp trứng ngan, tôi đã vận dụng các kiến thức đã được học kết hợp với ấp trứng trong tự nhiên bằng cách theo dõi tỷ mỷ con ngan mái khi ấp trứng. Ngồi hàng buổi theo dõi nhiệt độ, độ ẩm ổ ấp, việc ra vào ổ của các con mái..., từ đó, tôi đã xây dựng được quy trình ấp trứng ngan Pháp tại Việt Nam đạt tỷ lệ ấp nở cao, được Hội đồng khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá xuất sắc, cho phép chuyển giao vào sản xuất. Tôi đã được nhận Bằng Lao động sáng tạo và Giải thưởng Bông lúa vàng cho công trình nghiên cứu này.

Năm 1995, chúng tôi được giao nhiệm vụ ấp 2 quả trứng đà điểu châu Phi, đây là công việc hoàn toàn mới đối với chúng tôi. Nếu việc ấp nở thành công sẽ là tiền đề cho việc nhập và phát triển chăn nuôi đà điểu - một giống vật nuôi mới đối với Việt Nam, đặc biệt thích hợp với vùng đất cát khô cằn tại miền Trung, tạo việc làm cho người dân. Nhiệm vụ được giao quá nặng nề, vì kinh nghiệm ấp trứng loại này chưa có, tài liệu lại quá ít ỏi. Mặc dù bên cạnh chúng tôi, cơ quan chủ quản, Ban Giám đốc Trung tâm luôn tạo điều kiện, song áp lực tâm lý đối với tôi và đồng nghiệp là quá lớn. Chỉ có 2 quả trứng, nếu hỏng mất một quả thì mới chỉ đạt 50%, chưa hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng với ý chí, sự quyết tâm, lòng kiên trì và quá trình làm việc luôn sáng tạo, đào sâu suy nghĩ của chúng tôi, sau 42 ngày, hai quả trứng đã nở ra 2 con đà điểu. Vào thời điểm ấy, niềm vui tràn ngập trong tôi và hình ảnh người phụ nữ vui sướng tốt bậc sau khi vượt cạn sinh ra một đứa con khoẻ mạnh, đúng với điều mình hằng mong đợi lại hiện lên trong suy nghĩ của tôi. Quy trình ấp trứng đà điểu được chúng tôi chuyển giao và hiện nay đã trở thành phổ biến trong các cơ sở chăn nuôi đà điểu tại mọi miền của đất nước. Tôi cũng đã được nhận Bằng Lao động sáng tạo từ thành công này. Cũng như vậy, chúng tôi đã cho ấp nở thành công trứng gà Sao, cá sấu…

Là một phụ nữ, cùng một lúc phải “gánh trên vai” cả việc nước lẫn việc nhà. Vậy bà giải quyết điều đó như thế nào? Bà có thể trao đổi một vài kinh nghiệm với các nhà khoa học, đặc biệt là nhà khoa học nữ?

Là người phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tôi đã cố gắng hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao, tham gia nhiệt tình các hoạt động xã hội. Với cương vị là Phó Giám đốc Trung tâm, Bí thư chi bộ, tôi luôn động viên, giúp đỡ đồng nghiệp (nhất là chị em phụ nữ) khi gặp khó khăn. Do vậy, nhiều năm qua tập thể nữ cán bộ, công nhân viên Trung tâm luôn đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực. Đối với gia đình, tôi luôn tìm cách khắc phục, vựợt qua các khó khăn để hoàn thành trách nhiệm của mình. Dù công việc bận rộn, tôi vẫn sắp xếp, bố trí thời gian hợp lý cho công việc nội trợ, quan tâm chăm lo đến các thành viên trong gia đình.

Qua công việc của người làm công tác nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm thực tế, tôi đã rút ra được một vài bài học và luôn bám vào đó để vươn lên, đó là:

- Bất kỳ làm công việc gì bản thân mình phải say mê, chịu khó, kiên trì, đồng thời cần đoàn kết, gắn bó với tập thể. Đây là sức mạnh giúp tôi làm việc tốt hơn.

- Không nên dập khuôn máy móc mà cần sáng tạo, luôn đặt câu hỏi và bằng mọi cách phải tìm bằng được câu trả lời, có như vậy mới có thể đạt được điều mình theo đuổi.

- Cần phải biết vượt lên chính mình, biết lạc quan, vì chúng ta đều biết công tác nghiên cứu khoa học không phải lúc nào cũng thành công, nhưng nếu chưa thành công hôm nay thì kết quả đó cũng góp phần cho thành công của ngày mai.

Xin cám ơn bà.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.