Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 21/11/2007 00:51 (GMT+7)

Trương Tửu - Nhà phê bình khoa học ở Việt Nam

“Người thầy với phương pháp tư duy khoa học”

Cách đây 94 năm (ngày 18-11-1913), cậu bé Trương Tửu đã chào đời tại Hà Nội trong một gia đình dân nghèo thành thị. Năm 1927, chàng trai trẻ tham gia bãi khoá ở Hà Nội để đòi thực dân Pháp thả tác giả (Phạm Tất Đắc) bài thơ Chiêu hồn nước, rồi bị bắt và bị đuổi học. Bài báo đầu tiên của ông có nhan đề “Triết lý Truyện Kiều” đăng trên Đông Tây tuần báotháng 11 năm 1931. Khi bút danh Trương Tửu bị cấm, ông đã phải lấy bút danh Nguyễn Bách Khoa để viết sách. Không chỉ viết báo, sách, ông còn là một nhà giáo, giáo sư, thầy thuốc châm cứu. Dù ở bất cứ cương vị nào, ông cũng đều hoàn thành xuất sắc trách nhiệm của mình, được bạn bè, đồng nghiệp và các học trò yêu quý.


“Tôi học thầy Trương Tửu niên khoá 1954-1957. Với tôi, thầy Tửu là người mà cả lớp đều phải kính phục về tính thông minh. Tôi chưa thấy ai giảng hay như thầy, kể cả đọc cũng rất hấp dẫn. Tôi còn nhớ, khi nghe thầy đọc bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, đến nửa lớp chúng tôi đứng dậy để nghe. Điểm đặc biệt nữa ở thầy là luôn tạo cho học sinh phương pháp tư duy. Tôi rất kỳ lạ bởi thầy học môn xã hội mà lại có phương pháp tư duy khoa học như thế. Thầy còn rất quý học sinh, giữa chúng tôi và thầy không hề có khoảng cách. Thầy coi chúng tôi như con và chúng tôi cũng coi thầy như cha”, bác Đoàn Minh Tân, một cựu học trò của cố giáo sư Trương Tửu, tâm sự trong buổi Gặp mặt tưởng nhớ Nhà văn- Giáo sư Trương Tửu nhân kỷ niệm 94 năm ngày sinh của ông (1913-2007) vừa được tổ chức ngày 2-11 tại Thư viện-Café Đông Tây, Hà Nội.


Nhận thấy trong tay người học trò tóc đã điểm nhiều sợi bạc này một cuốn sách nhỏ in hình giáo sư Trương Tửu nhân sự kiện giáo sư thượng thọ 80 tuổi, tôi ngạc nhiên hỏi: “Bác vẫn còn giữ cuốn đó đến ngày nay?”, bác trả lời: “Tôi và vài người bạn ở TP Hồ Chí Minh ra đợt này quyết định in mấy trăm cuốn về bài khảo cứu chúng tôi sưu tầm được này để tặng những người bạn cùng lớp họp mặt vào hôm tới. Chúng tôi cũng đã cho in một cuốn sách trong đó có bài viết về Từ Hải của Giáo sư Trương Tửu. Cụ viết tài tình lắm!”.


Nhiều người trong buổi gặp mặt cũng đồng quan điểm với người học trò này.


“Nhà phê bình khoa học”


PGS.TS Trần Ngọc Vương (đứng)
PGS.TS Trần Ngọc Vương (đứng)
Đọc Trương Tửu hơi muộn, do hoàn cảnh lịch sử của một thời mà công trình của giáo sư ít được công khai, nhưng nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên lại bắt gặp và phát hiện trong phê bình văn học,Trương Tửu đi sâu vào nghiên cứu khoa học. Như vậy, so với lối phê bình theo kiểu trực giác, duy cảm một thời (hiện nay vẫn đang tồn tại-PV), lối phê bình khoa học của Trương Tửu gây sự khác lạ, chúý. “Sau này, do hoàn cảnh làm việc của tôi, càng đọc, tôi càng cảm phục ông. Ông cũng như các nhà phê bình khác, cũng có trực giác. Những bài ông bình về thơ và phân tích thơ Tản Đà rất hay và vẫncòn có ý nghĩa đến thời nay. Ông có khác hơn là bởi kiểu phân tích khoa học trong văn học. Hơn nữa, khi mà lối phê bình hiện nay đang chuyển dịch từ cảm tính sang lý tính, thì việc học hỏi ông làđiều cần thiết, và sự xuất bản cuốn “Trương Tửu-Tuyển tập nghiên cứu phê bình” (NXB Lao động và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây phát hành quý 4/2007) là rất đúng lúc”- Ông Phạm Xuân Nguyên quảquyết.


Phê bình khoa học, phương pháp mà theo Trương Tửu cần “gác bỏ hết những tình cảm riêng, những thành kiến và dư luận đã định giá thi nhân này, tác phẩm nọ” để “làm hết nghĩa vụ của một nhà phê bình tôn thờ khoa học” ( Nguyễn Du và Truyện Kiều, 1942). Chữ “khoa học” được Trương Tửu dùng với hai nghĩa: thứ nhất, sự “khách quan” trong phân tích đánh giá sự kiện, hiện tượng; thứ hai, khả năng vận dụng các lý thuyết của những bộ môn khoa học như tâm lý học, di truyền học, xã hội học vào phê bình văn chương.


Cuốn sách nhỏ giới thiệu bài khảo cứu về GS Trương Tửu viết nhân cụ thọ 80 tuổi
Cuốn sách nhỏ giới thiệu bài khảo cứu về GS Trương Tửu viết nhân cụ thọ 80 tuổi
Trương Tửu đã “minh chứng” hiệu quả của lối phê bình khoa học bằng việc làm “cũ” nhất trong văn học chúng ta là bàn về “Truyện Kiều”. Ông cho rằng, phê bình văn học phải tìm hiểu cá tính nhàvăn; cá tính là “thể cách riêng của một nhà văn. Nhờ có cá tính mà mỗi người chúng ta cảm xúc, suy nghĩ và hành động một cách khác, không giống ai”.


“Người biết đặt vấn đề”


PGS.TS Trần Ngọc Vương cho biết, cuốn sách “Tâm lý và Tư tưởng Nguyễn Công Trứ” của cố giáo sư Trương Tửu có giá trị đặt dấu mốc cho những nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ. Ngoài ra, ông còn nhận thấy: “Kinh thi Việt Nam” được Trương Tửu viết trong khoảng thời gian 1941-1946, đọc không thật hấp dẫn nhưng cách đặt vấn đề thì rất hay bởi “Kinh thi Việt Nam” là ý thức tạo tác ra chuẩn mực cổ điển. Trương Tửu đã hệ thống hoá giá trị của ca dao, dân ca Việt Namđể tìm ra cái giá trị nền tảng của văn hoá Việt Nam , đấy là cách đặt vấn đề rất thú vị”.


PGS.TS Trần Ngọc Vương thể hiện sự tiếc nuối bởi vì “nếu mà mình đọc sớm hơn cuốn viết về Nguyễn Công Trứ thì sẽ phát triển được một số ý tưởng ở đây và hoàn thiện hơn một số ý tưởng của cụ”. Nhưng ông cũng mừng vì trong lớp người đi trước, có người nói đúng ý mình và gần với mình.


Những người có mặt tại cuộc gặp mặt ký tên kỷ niệm vào bức ảnh Trương Tửu do nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán chụp
Những người có mặt tại cuộc gặp mặt ký tên kỷ niệm vào bức ảnh Trương Tửu do nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán chụp
Trương Tửu là người dường như không hề thờ ơ trước bất cứ kiến thức nào. Ông hiểu thông và vận dụng sáng tạo các thuyết và học thuyết. Có lẽ chính vì vậy mà có ý kiến cho rằng, trước năm1945, ông là một nhà mác-xít. Để lý giải ông có mác-xít hay không thì một cuộc gặp mặt không thể giải đáp hết được. Nhưng không thể phủ nhận năng lực nhạy cảm với cái mới của Trương Tửu. “Ông còn cótrực giác tiền lý trí về vấn đề lịch sử văn hoá, văn học, những vấn đề tồn nghi (chưa ai giải thích)”, PGS. TS Vương nhấn mạnh.


Không chỉ là nhà phê bình văn học, Trương Tửu còn viết tiểu thuyết. Gia đình của ông cho biết, sau cuốn “Trương Tửu-Tuyển tập nghiên cứu phê bình”, sưu tầm, biên soạn bởi TS Trịnh Bá Đĩnh và PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn, không dưới 10 cuốn tiểu thuyết là những sáng tác của ông sẽ đến tay bạn đọc.


Để hiểu và đánh giá về Trương Tửu, có lẽ phải cần sự nghiên cứu sâu hơn của các nhà nghiên cứu, các nhà sử học, phê bình văn học… Một hội thảo khoa học về ông đã được Khoa văn, Đại học Sư phạm Hà Nội lên ý tưởng và chắc chắn sẽ sớm thành hiện thực để ông được như các bạn của mình thoát khỏi cái bóng của vụ Nhân văn-Giai phẩm hồi nào.


Nguồn: qdnd.
vn (06/11/07)

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.