Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 05/05/2009 01:22 (GMT+7)

Tro bay từ phế thải gây ô nhiễm môi trường trở thành nguyên liệu quý

PV: Được biết Côngt y Cổ phần Sông Đà 12 - Cao Cường có ngành nghề kinh doanh rất đa dạng như: khai thác, sản xuất, kinh doanh phụ gia cho công tác bê tông và xi măng, sản xuất mua bán than hoạt tính, than tổ ong, dầu thông, dầu tuyển, dầu diezel, dầu FO; khai thác, chế biến khoáng sản; nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất phụ gia phục vụ công tác bê tông, xi măng và vật liệu xây dựng; mua bán phụ tùng máy tuyển, máy sấy, hóa chất phục vụ sản xuất cho công tác phụ gia bê tông và xi măng, mua bán phụ gia dùng cho bê tông và xi măng, vật liệu xây dựng. Đặc biệt, Công ty của Ông còn đang sản xuất ra sản phẩm tro bay từ một chất phế thải bỏ đi, gây ô nhiễm nặng cho môi trường đó là tro xỉ của nhà máy nhiệt điện đốt than để phục vụ ngành xây dựng. Xin ông vui lòng cho biết đặc điểm của loại sản phẩm “quý” này?

Ông Kiều Văn Mát (TGĐ)Hiện nay, việc đầu tư nghiên cứu sản xuất tro bay và vật liệu nhẹ trong lĩnh vực xây dựng được Công ty chúng tôi ưu tiên hàng đầu. Tro xỉ phế thải của các nhà máy nhiệt điện đốt than trong những năm gần đây trở thành vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý nhà máy cũng như lãnh đạo chính quyền địa phương. Riêng Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, trữ lượng thải ra khoảng 1 triệu tấn/ năm và dự kiến đến năm 2015 tổng trữ lượng thải ra của các nhà máy nhiệt điện đốt than lên đến 5 triệu tấn/ năm. Như vậy, chúng ta phải sử dụng một diện tích khá lớn ao hồ, đất canh tác nông nghiệp để làm diện tích chứa lượng tro xỉ phế thải này. Chưa dừng ở lại đó, với đặc tính là loại phế thải, thành phần hạt có trọng lượng nhẹ, kích thước rất nhỏ (tương đương 1/3 hạt xi măng) nên tro bay có thể bay tự do trong không khí gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân địa phương. Chúng ta đang đứng nhìn hàng triêụ tấn tro bay bị đổ đi hàng triệu tấn tro bay bị đỏ đi hàng năm và môi trường đang bị hủy hoại hàng ngày. Đã đến lúc ta phải bắt đầu nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc, tìm ra các giải pháp công nghệ để xử lý nguồn phế này để giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời tạo ra những sản phẩm ữu ích cho xã hội.

PV: Quả là vậy,nhưng thế giới người ta đã sử dụng tro bay để làm gì thưa ông?

TGD: Vâng, trên thế giới họ đã có câu trả lời cho câu hỏi này từ mấy chục năm nay rồi. Việc sử dụng tro bay trên thế giới hiện nay là rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực như làm phụ gia cho bê tôn đầm lăn, bê tông tự đầm, bê tông khối lớn, bê tông cường độ cao, bê tông bền sunphat trong các công trình thủy điện, thủy lợi, dân dụng, cầu đường, các công trình cầu cảng, công trình bảo vệ bờ, đê chắn sông, công trình chống xâm thực ăn mòn của nước biển… Tro bay còn là một trong những nguyên liệu chủ yếu để sản xuất vật liệu nhẹ không nung dùng cho các công trình dân dụng nhà cao tầng: Gạch block bê tông khí, tấm panel, tường, sàn, vách ngăn…

Tro bay (tên tiếng Anh là Fly ash) phần mịn nhất của tro xỉ than, làm phụ gia rất hữu dụng trong bê tông và xi măng. Trong bê tông, tro bay được dùng để thay thế khoảng 30% xi măng nhờ rất nhiều ưu điểm đặc trưng của nó. Hạt tro bay tròn đều chứ không có góc cạnh như xi măng, vì vậy nó giống như chất bôi trơn khi được trộn vào trong bê tông (làm con lăn cho các hạt vật liệu khác) giúp ta có thể bơm bê tông đi xa hơn, cao hơn hay nhờ đó mà ta có thể sử dụng ít nước trong bê tông giúp bê tông bền hơn mà vẫn đạt được độ lưu động cần thiết của bê tông.

Hạt tro bay rất nhỏ, vì vậy nó có thể len lỏi vào các lỗ rỗng li ti của bê tông làm bê tông chặt hơn, bền hơn. Trong xây dựng các khối bê tông lớn như đập thủy điện, thủy lợi việc thay thế một phần xi măng bằng tro bay giúp giảm nhiệt lượng tỏa ra trong khối bê tông do phản ứng thủy hóa của xi măng, tránh nứt nẻ, tăng độ bền và giảm giá thành vật liệu xây dựng. Với các công trình nước thải, việc sử dụng tro bay trong bê tông làm tăng tính bền của bê tông trước sự tấn công của axit…

Bên cạnh đó, tro bay còn được ứng dụng trong công nghệ sản xuất vật liệu nhẹ không nung, một loại vật liệu mới có tính năng ưu việt như siêu nhẹ, bền, tiết kiệm năng lượng hóa thạch, bảo ôn, chống cháy, chống động đất, chống thấm rất tốt so với loại vật liệu truyền thống là đất sét nung. Thi công đơn giản, tiện lợi nhanh chóng, giảm tải trọng tác dụng lên công trình từ đó sẽ giảm khối lượng cho kết cấu chịu lực của công trình, như nền móng và kết cấu bên trên, giá thành chi phí hợp lý so với vật liệu xây là gạch đất sét nung. Như vậy, việc sử dụng vật liệu nhẹ không nung trong công trình xây dựng có hiệu quả kinh tế - xã hội: Giá trị chi phí xây dựng giảm đáng kể, đẹp trang nhã, thời gian sử dụng dài, tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trường…

Thực hiện Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, Bộ Xây dựng đang triển khai xây dựng chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung và đã đưa Công ty chúng tôi vào danh sách các doanh nghiệp tham gia thực hiện chương trình phát triển gạch không nung.

PV: Vì sớm nắm bắt được ưu điểm của “phế thải” này nên các ông đã biết biến nó thành “của quý”, các ông đã đi tiên phong?

TGD:Đúng vậy là doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất tro bay. Công ty CP Sông Đà 12 – Cao Cường luôn phải đối mặt với những thách thức về sự thiếu thốn kinh nghiệm, thiếu lượng cán bộ khoa học kỹ thuật được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp… Song với ý chí quyết tâm, tinh thần cầu thị, lòng nhiệt tình và nỗ lực phấn đấu không ngừng, Ban lãnh đạo doanh nghiệp đã và đang từng bước đẩy mạnh đầu tư co nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ nhằm đưa các dây chuyền hiện đại tiên tiến nhất vào sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn luôn quan tâm đến việc củng cố tổ chức, đào tạo, thu hút cán bộ, chuyên gia kỹ thuật, xây dựng chỗ đứng, tạo thương hiệu cho sản phẩm. Vừa qua đại diện Chính phủ, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã về thăm Công ty và đánh giá cao sản phẩm do Công ty sản xuất.

Với mục tiêu chiến lược: Mở rộng công nghệ tuyển nổi và sấy tro bay để đảm bảo cung cấp cho các công trình thủy điện trong nước và xuất khẩu, Công ty CP Sông Đà 12 - Cao Cường đã vinh dự là nhà cung cấp chính thức cho các đơn vị: Dự án thủy điện Sơn La; Dự án thủy điện Bản Chát; Dự án thủy điện Cửa Đạt; Công ty CP VLXD Sông Đáy; Dự án nhiệt điện Quảng Ninh I, Quảng Ninh II, và các nhà máy bê tông trong nước…

Hiện nay Công ty có đủ nguồn lực đáp ứng được các ngành nghề kinh doanh chính. Riêng sản xuất tro bay Công ty đã đầu tư trên 60 tỷ, công nghệ đã đi vào sản xuất ổn định cung cấp cho thị trường xây dựng với công suất 288.000 tấn/ năm.

PV: Kế hoạch tương lai của công ty về tro bay, thưa ông?

TGD:Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Công ty CP Sông Đà 12 - Cao Cường đã xác định giai đoạn đầu là mở rộng quy mô sản xuất tro bay. Lắp đặt thêm nhiều dây truyền tuyển nổi, đầu tư dây truyền sấy khô tro bay, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường xây dựng. Đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc công nghệ đồng bộ, hiện đại, công suất cao, tuyển dụng đào tạo cán bộ, mở rộng thị trường, tạo vị thế cho thương hiệu của Công ty nhằm cung cấp được sản phẩm tro bay ổn định, đảm bảo được tiến độ thi công xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La, đồng thời cung cấp đảm bảo đủ số lượng tro bay cho Dự án Nhà máy thủy điện Bát Cháy từ quý IV năm 2008 và đáp ứng khả năng cung cấp cho các công trình thủy điện, thủy lợi, các nhà máy sản xuất bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm và thị trường xây dựng trong nước có sử dụng tro bay.

Với diện tích mặt bằng hiện tại, nguồn nguyên liệu đầu vào là tro xỉ phế thải từ nhà máy nhiệt điện đốt than, nhu cầu ngày càng lớn của thị trường vật liệu xây dựng, trong giai đoạn 2 (đầu năm 2009) Công ty Cổ phần Sông Đà 12 - Cao Cường tiếp tục định hướng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu nhẹ vói tổng vốn đầu tư lên tới gần 300 tỷ VND nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, đồng thời giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn nạn tại địa phương. Đến nay, Công ty chúng tôi đã được Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Hải Dương đồng ý cho triển khai dự án Nhà máy gạch nhẹ chưng áp dụng xây dựng trên diện tích gần 5 (ha) tại Phả Lại - Chí Linh - Hải Dương.

PV: Xin cảm ông Tổng Giám đốc

TGD:Nhân dịp đầu xuân, xin thay mặt CBCNV Công ty Sông Đà 12 - Cao Cường, tôi xin được chuyển lời chúc sức khỏe, chúc hạnh phúc tới các độc giả của Tạp chí Người Xây dựng.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.