Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 26/11/2014 21:01 (GMT+7)

Trần Đại Nghĩa– bỏ mức lương 20 lạng vàng theo Bác Hồ

Năm 1946, người trí thức Trần Đại Nghĩa, sau cuộc gặp với Bác Hồ ở Pháp đã quyết định theo Bác về nước chiến đấu. Ông trở thành Cục trưởng đầu tiên của Cục quân giới và được mệnh danh là “Ông vua  vũ khí” của Việt Nam.

Ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, Trần Đại Nghĩa có ghi vào cuốn sổ tay của mình một câu: “Đã hoàn thành nhiệm vụ!”. Lúc sinh thời ông từng nói: “Bạn bè của tôi ở lại bên Pháp, họ đều sung sướng, đầy đủ hơn tôi rất nhiều. Nhưng về khía cạnh phụng sự Tổ quốc, họ chẳng có gì cả”.

Và như thế, được phụng sự, đóng góp công sức cho dân tộc đã là lí tưởng mà  ông muốn cho cuộc đời mình.

Hành trang của một người trí thức yêu nước

Năm 1913, cậu bé Phạm Quang Lễ (tên thật của Thiếu tướng, Giáo sư – Viện sĩ Trần Đại Nghĩa) cất tiếng khóc chào đời trong một gia đình nhà giáo nghèo ở tỉnh Vĩnh Long. 7 tuổi đã mồ côi cha, nhưng Trần Đại Nghĩa vẫn được đi học là nhờ sự tần tảo của má và sự hi sinh của người chị gái.

Chị gái ông khi đó mới 8 tuổi, đã nghỉ học ở nhà, cùng má làm lụng nuôi em trai ăn học. Là học sinh trường Petrus Ký nổi tiếng Sài Gòn, cậu học trò nghèo Phạm Quang Lễ bao giờ cũng đứng đầu lớp.

Vì học giỏi nên ngày đó chính quyền Pháp có ý đưa Phạm Quang Lễ ra Hà Nội học làm quan, nhưng ông từ chối, vì đó là công việc ‘bán nước, hại dân”. Thay vì làm quan, ông nhận học bổng đi học ở Pháp năm 1935, với ước mơ sau này sẽ quay về giúp dân, cứu nước.

Từ khi còn trẻ, cậu học trò Phạm Quang Lễ đã có một suy nghĩ: nước Việt Nam có truyền thống đánh giặc cả nghìn năm,  lòng can đảm và lòng yêu nước đều không thiếu, nhưng người Việt Nam vẫn bị thực dân Pháp khuất phục là do ta không có  vũ khí hiện đại như Pháp.

td12

Bác Hồ và Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa

Chính vì thế khi sang Pháp du học, Phạm Quang Lễ đã thề sẽ học cho bằng được cách chế tạo  vũ khí đề về đánh Pháp. Nhưng sang đến Pháp, Phạm Quang Lễ mới nhận ra suy nghĩ của mình quá đơn giản. Người Pháp không đời nào cho phép một du học sinh nước ngoài ở Pháp học ngành chế tạo  vũ khí.

Ngành học đó chỉ dành cho những sinh viên Pháp. Không nản chí, ngoài việc học ở trường, Phạm Quang Lễ còn tự mày mò đọc những sách về  vũ khí tại nhà.

Sau này tốt nghiệp đại học, trở thành kỹ sự của một hãng chế tạo máy bay, dù kiếm được bao nhiêu tiền, Phạm Quang Lễ cũng đều dồn cả vào mua sách liên quan đến  vũ khí. Ông đọc sách ngày đêm, chờ cơ hội về giúp nước.

Thời cơ đến vào năm 1946, khi Bác Hồ sang Pháp, trong cuộc gặp gỡ kiều bào Việt ở Pháp, Bác Hồ đã lắng nghe nguyện vọng của Phạm Quang Lễ. Bác hỏi: “Chú về nước chế tạo  vũ khí, cách mạng sẽ rất cần. Nhưng trong nước khổ lắm. Chú có chịu nổi không?”.

Phạm Quang Lễ gật đầu: “Thưa Bác, cháu đã chờ đợi ngày này suốt 11 năm trời”. Năm đó, khi Bác Hồ rời Pháp về Việt Nam, có một người trí thức tên Trần Đại Nghĩa đã đi theo. Người trí thức đó chính là Phạm Quang Lễ.

Và cái tên Trần Đại Nghĩa mà Bác Hồ đặt cho ông năm đó, là cái tên đã đưa ông đi vào lịch sử ngành chế tạo  vũ khí của Việt Nam. Từ bỏ công việc kỹ sư ở một hãng chế tạo máy bay lớn, Trần Đại Nghĩa đã từ bỏ mức lương tương đương với 20 lạng vàng 1 tháng để về Việt Nam theo cách mạng.

Hành trang trở về của ông là 1 tấn sách toàn về  vũ khí.  Ông trở thành Cục trưởng đầu tiên của Cục Quân giới. Chiến công đầu tiên của ông là chế tạo thành công súng Bazooka, một loại súng bắn xe tăng đầu tiên do Việt Nam chế tạo.

Khi mới bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, thực dân Pháp rất coi thường quân đội Việt Nam. Chúng tuyên bố: “Chỉ cần mất 8 ngày, sẽ tiêu diệt hoàn toàn cách mạng Việt Nam”. Sở dĩ chúng chủ quan thế là bởi chúng biết Việt Nam chưa có súng bắn xe tăng – thế mạnh chủ lực của Pháp khi ấy.

Nhưng chúng không biết rằng Việt Nam đã có nhà khoa học Trần Đại Nghĩa. Về Việt Nam, ông ngay lập tức bắt tay vào chế tạo súng Bazooka, theo những mẫu của nước ngoài.

Trong cuộc hành quân đầu tiên của xe tăng Pháp tấn công vào quân ta, súng Bazooka vừa bắn ra đã làm cháy chiếc xe tăng dẫn đầu của Pháp. Chúng hoảng loạn, bỏ chạy, quân ta thắng trận đó mà không hề hi sinh bất cứ một ai.

Sau thành công đầu tiên, Trần Đại Nghĩa tiếp tục mày mò nghiên cứu để chế tạo thêm  vũ khí đánh giặc. Ông được mệnh danh là “ông vua  vũ khí của Việt Nam” từ ngày đó. Ông trở thành Thiếu tướng trong đợt phong hàm đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

“Ông Tướng gàn” Trần Đại Nghĩa

Vai trò của ngành chế tạo  vũ khí rất được Bác Hồ coi trọng, thể hiện qua những đặc quyền mà Bác dành cho Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa. Ngày đó, Bác thường dặn dò quân nhu: “Chú Nghĩa nghiện thuốc lá. Phải nhớ chuẩn bị đủ thuốc lá cho chú ấy hút để chú ấy còn nghiên cứu”.

Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa cũng là một trong rất ít những người có thể trực tiếp gọi điện hay đến gặp Bác Hồ mà không cần thông qua bất cứ ai. Nhưng Trần Đại Nghĩa lại sống rất giản dị, đúng như những lời hứa của ông với Bác khi trở về Việt Nam theo cách mạng.

Bà Nguyễn Thị Khánh, phu nhân của Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, là người hiểu hơn ai hết lối sống bình dị của ông. Ông bà gặp nhau tại chiến khu Việt Bắc, khi ông đang là Cục trưởng Cục Quân giới, còn bà là y tá của Cục.

Hồi còn ở Pháp, ông đã thề sẽ không lấy vợ, để cống hiến đời mình cho cách mạng. Có cô gái người Pháp xinh đẹp si mê ông, ông cũng khéo léo chối từ, dù trong lòng cũng thấy rung động. Nhưng ở chiến khu, trước cô gái Nguyễn Thị Khánh xinh xắn, can đảm, ông đã từ bỏ ý định không lấy vợ.

Đám cưới của ông bà được tổ chức ở Việt Bắc. Trước hôm đám cưới, có người định viết thư báo với Bác để Bác cho ít quà làm đám cưới cho ông, ông gạt đi: “Bác còn bao nhiêu việc, đừng làm phiền Bác việc cỏn con”.

Ông vét túi được 50 đồng, đi mua 1 bao quả mắc cọp ở chợ thị xã về làm cỗ cưới. Anh em các cục, các đơn vị đến ăn cưới, thấy thế bèn góp thêm mỗi người vài đồng để nhờ các anh nuôi của Cục Quân giới mua đồ ăn nấu cỗ cưới cho ông.

Bà Nguyễn Thị Khánh kể, ngày chưa cưới ông, dù đã nghe kể về sự tài giỏi của ông và rất phục ông, nhưng bà vẫn nhận ra là ông rất “gàn”, ăn mặc lôi thôi, đầu tóc bù xù, trong đầu lúc nào cũng chỉ có  vũ khí. Nhưng vì anh em vun vào, bà đã lấy ông – dù ông hơn bà tới 14 tuổi.

Sau đám cưới, bà mới chứng kiến được hết cái sự “gàn” của chồng mình. Bà bảo ông có một thói xấu lớn, đó là thói ở bẩn. Ông chẳng mấy khi chịu tắm rửa, giặt giũ quần áo, đầu tóc lúc nào cũng bù xù. Làm bất cứ việc gì mà để mất thời gian đọc tài liệu, nghiên cứu  vũ khí, ông đều tiếc.

Hồi mới yêu nhau, có lần ông gọi bà lên, hốt hoảng: “Bác Hồ sắp đến thăm đơn vị. Khánh giúp anh dọn dẹp phòng ốc với. Bác nhìn thấy thế này phê bình chết”. Bà nhìn căn phòng bừa bộn, chăn màn lung tung và đống quần áo bẩn ông giấu trong hòm mà thở dài ngao ngán…

Sau này nên vợ nên chồng, tính cách của ông cũng không hề thay đổi. Ông bà có 4 người con, cả 4 người con đều do bà tự tay chăm sóc, nuôi nấng. Việc duy nhất tồn tại trong đầu ông là  vũ khí và  vũ khí. Có những lúc bà gọi ông ra ăn cơm, mà ông cứ ngồi im như phỗng vì đang mải mê đọc một tài liệu hay.

Cũng có lần, anh em trong đơn vị tìm ông cả ngày không thấy, đến lúc ra bờ suối thì thấy ông đang ngồi hý hoáy ghi ghi, chép chép bên bờ suối. Là vợ Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, bà Khánh đã quen với những đêm ông nằm ngủ mà miệng vẫn lẩm nhẩm chuyện  vũ khí.

Có đêm đang ngủ, chợt nghĩ ra một công thức nào đó, ông bật dậy ghi ghi, chép chép rồi lại tiếp tục đi ngủ. Thỉnh thoảng bà vẫn phàn nàn ông là “ông Nghĩa gàn dở”, vì tính ông cả đời chỉ biết cống hiến, không bao giờ nghĩ đến bản thân mình.

Sau kháng chiến chống Pháp về Hà Nội, ông bà được phân cho ở tại số nhà 56 Hàng Chuối, cùng với một gia đình khác. Cấp dưới đến nhà thấy nhà cửa chật chội nói với ông: “Sao thủ trưởng không lên tiếng? Thủ trưởng phải được ở một chỗ tốt hơn như thế này”. Ông gạt đi: “Thế này là tốt lắm rồi. Có người còn không có nhà mà ở”.

Từng là Cục trưởng Cục quân giới, là Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa, rồi là Thứ trưởng Bộ Công thương, cùng với nhiều chức vụ khác, nhưng đến lúc về già, ông vẫn chẳng có gì.

Cuối những năm 1980, ông đưa cả gia đình vào Nam sinh sống. Thành phố cấp cho ông một căn nhà nhỏ có từ thời trước 1975 trong con ngõ trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận.

Năm này qua năm khác, những nhà khác xây cao lên, xây to ra, có nhà bên cạnh còn lấn chiếm đất nhà ông, bà nhắc ông, ông cũng bảo “kệ người ta, họ thích lấn thì cứ cho họ lấn, mình vẫn còn nhà để ở”.

Cũng có lúc bà than phiền với ông vì các nhà bên cạnh đều xây cao lên, nhà ông bà vẫn ở thấp, nên mỗi khi trời mưa, nước lại ngập nhà”, ông cũng tặc lưỡi: “Nhà ngập thì ta tát nước ra chứ sao, lại khô như thường”.

Biết tính chồng, nên diết rồi bà Khánh cũng không bao giờ than phiền với chồng bất cứ điều gì nữa. Bà âm thầm đi bên ông, hi sinh cho ông,vui vẻ ở cùng ông trong căn nhà cũ kĩ suốt mấy chục năm trời.

Ông là Thiếu tướng, là Giáo sư, Viện sĩ, là Anh hùng Lao động được phong danh hiệu đợt đầu tiên, cái đó ai cũng biết. Nhưng sau lưng ông, người vợ của ông đã phải vất vả, khổ cực như thế nào, thì không phải ai cũng biết.

Ngày 30/04/1975, khi nước nhà thống nhất, ông có ghi vào cuốn sổ tay của mình: “Đã hoàn thành nhiệm vụ” – đó là nhiệm vụ cứu nước, cứu dân mà khi mới 20 tuổi, ông đã ấp ủ trong lòng. Ông đã từ bỏ mức lương 20 lạng vàng 1 tháng để về Việt Nam theo cách mạng.

Nếu ở lại Pháp, có lẽ ông đã sung sướng, giàu có như những bạn bè của ông ở lại trên đất nước ấy. Nhưng đổi lại, khi về Việt Nam, ông có danh hiệu “ông vua  vũ khí Việt Nam” và một thứ quan trọng hơn cả mọi danh hiệu: đó là sự ghi nhận của nhân dân, đất nước, của lịch sử cho những đóng góp của ông cho Tổ quốc của mình!

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.