Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 09/06/2014 20:03 (GMT+7)

Trần Bình Trọng (1259 - 1285)

  Trần Bình Trọng vốn gốc người họ Lê. Sử cũ cho hay, ông thuộc dòng dõi của Lê Hoàn, vì có ông và cha làm quan dưới thời Trần Thái Tông (1226 - 1258), có công lao nên được ban quốc tính là họ Trần (Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển 5, tờ 47-a). Hiện vẫn chưa rõ ai là ông và ai là cha của Trần Bình Trọng, tuy nhiên, thời Trần Thái Tông và cả đời Trần Thánh Tông (1258 - 1278), có Lê Tần là danh tướng của triều Trần, được vua Trần Thái Tông yêu quý mà cho đổi gọi là Lê Phụ Trần. Lê Tần cũng là dòng dõi của Lê Hoàn, ắt là Trần Bình Trọng cũng thuộc dòng này chăng?

Trần Bình Trọng sinh năm Kỷ Mùi (1259) tại xã Bảo Thái, huyện Thanh Liêm (Dẫn lại của các tác giả Phan Đại Doãn, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Thái Hoàng.  Sổ tay Nhân vật lịch sử Việt Nam.-H.: Giáo dục, Hà Nội, 1990.-Tr.141).

Ông hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Mông-Nguyên xâm lược lần thứ hai (1285). Trần Bình Trọng là chồng sau của Công chúa Thụy Bảo (con gái của vua Trần Thái Tông). Sinh thời, ông được triều Trần phong là Bảo Nghĩa Vương, vì lẽ đó, sử sách cũng thường gọi ông là Bảo Nghĩa Vương mà không gọi theo họ tên thật.

Bấy giờ, giặc hùng hổ tràn sang nước ta, cả từ Nam lên, cả từ Bắc xuống. Giữa lúc vận nước lâm nguy, tuyệt đại đa số quý tộc họ Trần đều dũng cảm ra trận, chiến đấu một mất một còn với quân thù. Tiếc thay, cũng có một số quý tộc yếu bóng vía, thậm chí là đầu hàng và phản bội. Trong số này, Trần Kiện là kẻ đã gây nên tác hại to lớn nhất. Tướng giặc chỉ huy đạo quân đánh từ phía Nam lên là Toa Đô đã chớp ngay lấy cơ hội, đánh quyết liệt vào lực lượng của ta. Tình thế trở nên cực kỳ khó khăn và phức tạp.

Đạo quân từ phía Bắc đánh xuống do chính chủ tướng của chúng là Thoát Hoan chỉ huy hung hăng tổ chức hàng loạt những cuộc hành quân truy đuổi chủ lực của ta. Trong điều kiện như vậy, quân ta chỉ có thể vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, vừa tiến hành một vài trận tập kích mà thôi. Tháng 2 năm 1285, Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng đã chỉ huy một trận đánh rất táo bạo vào khu vực Đà Mạc (tức Tha Mạc, hay bãi Mạn Trù. Đất này nay thuộc tỉnh Hải Dương và Hưng Yên). Trong trận này, chẳng may ông bị bắt. Sử cũ viết:

“Sau khi bị bắt, Vương không chịu ăn uống gì. Giặc hỏi việc nước, Vương không thèm đáp. Giặc lại hỏi:

- Có muốn làm vương đất Bắc không?

Vương thét to:

- Ta thà làm ma nước Nam chớ không thèm làm vương đất Bắc!

Thế rồi giặc giết ông” (Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển 5, tờ 47-a). 

Đó là một trong những câu nói tiêu biểu nhất của khí phách hiên ngang và ý chí quật cường của cả dân tộc ta. Tên tuổi của Trần Bình Trong trở nên bất diệt, trước hết và chủ yếu là cũng từ câu nói đầy khẩu khí anh hùng này. Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái viết:

“Trần Bình Trọng là tôi trung,
Thà làm Nam quỷ, chẳng lòng Bắc vương”
 
(
Đại Nam quốc sử diễn ca). 

Về sau, con cháu của ông cũng nối được chí lớn của ông. Trong đó, người làm rạng danh hơn cả là danh tướng Trần Khát Chân.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.