Trái lệ chi
Cây thuốc lệ chi
Hạt vải gọi là lệ chi hạch: rửa sạch, tẩm nước muối, sao, đốt tồn tính hoặc hấp chín, xắt mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cùi (cơm) quả vải gọi là lệ chi nhục, được dùng tươi hoặc sấy khô. Vỏ, thân, rễ, hoa vải, lá vải cũng đều có thể dùng làm thuốc.
Cùi vải có giá trị dinh dưỡng cao: chứa đường (glucose, saccharose), protein, chất béo, axit citric, axit ascorbic, axit nicotic, bêta-caroten, calcium, phosphor, sắt… Hạt vải có chất α-methylen cyclopropylglycin có tác dụng hạ đường huyết. Quả vải còn có công dụng bồi bổ cơ thể, chống suy nhược sau khi bệnh.
Hạt vải trị đau bụng kinh.
Ở Trung Quốc, quả vải được dùng để chữa bệnh chân voi, lao hạch. Ở Malaysia , hạt vải là thuốc giảm đau, chữa đau dây thần kinh.
Nước sắc hoa vải, vỏ thân cây vải và rễ vải dùng để súc miệng, phòng trị viêm họng, đau răng.
Các bài thuốc
Trị nấc cụt:7 quả vải khô, gừng tươi 6g, đường đỏ 5g, sắc nước uống.
Trị đau bụng kinh:hạt vải đốt tồn tính 20g, hương phụ 40g, tất cả tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 8g với nước muối hạt hay nước cơm, ngày 2 – 3 lần.
Chữa đau sưng mộng răng:quả vải xanh để cả vỏ đốt tồn tình, tán nhỏ, sát vào chân răng.
Trị đau dạ dày:hạt vải 3g, mộc hương 2g, nghiền thành bột, uống với nước canh, ngày 3 lần.