Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 10/12/2004 17:01 (GMT+7)

Toàn cầu hóa làm gia tăng tình trạng chảy não

Cho đến trước những năm 60, hiện tượng chảy não chưa xảy ra. chỉ có dòng người lao động chân tay hoặc đội ngũ có trình độ thấp ra đi tìm việc ở nước ngoài. Việc những người có trình độ cao di cư sangnước có nền kinh tế phát triển chủ yếu diễn ra giữa các nước công nghiệp hóa. Thật vậy, nước Anh đã từng đối mặt với tình trạng các bác sỹ, nhà sinh học, nhà vật lý, kỹ sư, v.v.. ra đi tìm đến Hoa Kỳvào những năm 60. Và vì thế họ đưa ra cụm từ sau này trở nên quen thuộc: Brain Drain (chảy não). Và cũng từ thập niên này, những người lao động có trình độ cao ở các nước đang phát triển đã rời bỏđất nước ra đi tìm việc ở các nước công nghiệp rồi sống trọn đời nơi đó. Việc khắc phục tình trạng này không phải dễ dàng, nó đòi hỏi nhiều biện pháp trong đó có chính sách kinh tế. Trong số nhữngngười di cư, trước hết phải nói tới sinh viên đi học ở nước ngoài nhưng không về nước. Từ 40 năm nay, con số này đã tăng gấp 7 lần: tức là từ 245.000 năm 1960 lên 1,7 triệu người hiện nay (châu áchiếm 44% con số này). Ra đi, họ mang theo một số tiền không nhỏ cho các nước tiếp nhận: theo Tổ chức phi chính phủ (NGO) “Giáo dục quốc tế”, thì Hoa Kỳ kiếm được hàng năm 7 tỷ USD, nước Anh kiếmđược 2 tỷ USD.

Con số thống kê thật hiếm hoi nhưng nhìn chung số lượng người có trình độ, nhà khoa học ra đi đang tăng lên mạnh. Việc họ chọn cách ra đi cũng thật lôgíc: điều kiện làm việc tốt đẹp, lương cao, môitrường cởi mở cho đổi mới.

Việc giao lưu giúp cho trao đổi và nuôi dưỡng hiểu biết và nó diễn ra từ nhiều thế kỷ nay. Nhưng hiện nay tình trạng di cư đến các nước phát triển diễn ra ồ ạt lại đang cản trở công cuộc phát triển.Trong số 150 triệu người trên thế giới tham gia vào hoạt động khoa học và công nghệ thì 90% là người của 7 nước công nghiệp phát triển nhất, 25% nhà khoa học làm việc tại Hoa Kỳ và Canada. Không phảingẫu nhiên mà hai nước này có được các tạp chí khoa học chủ yếu. Hiện tượng này càng có ý nghĩa với sự đăng quang của các công nghệ mới: người máy, tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, sinh họctế bào. Các nước phương Nam không có cách gì để đương đầu với sự mất mát nhân lực. Hơn nữa, ở các nước đang phát triển, công nghiệp và trường đại học không có khả năng hợp tác làm việc. Từ đó các nhàkhoa học cảm thấy tâm lý bị tước đoạt - điều đó cũng thúc đẩy họ ra đi.

Về phía các nước phát triển, từ 10 năm nay họ đã có các chính sách hài hòa nhằm thu hút chất xám của các nước đang phát triển. Hoa kỳ và Cộng hòa Liên bang Đức nới lỏng quy chế nhập cư để thu hútngười Nga, người Trung Quốc và người ấn Độ vì những người này được hưởng một nền giáo dục có trình độ rất cao. Với nước Pháp, sau giai đoạn khắt khe những năm 90, từ hai năm nay đang có chính sáchkhuyến khích các tài năng nước ngoài đến đây. Một số giáo sư đi giảng bài ở các nước Bắc Phi nói chung cũng có nhiệm vụ lôi kéo các tài năng đến với nước Pháp. Xét theo con số tuyệt đối lẫn tươngđối, Hoa Kỳ vẫn là điểm đến chủ yếu. Họ thu hút tới 35% tổng số sinh viên nước ngoài. Theo nghiên cứu của Cơ quan Khoa học quốc gia - National Science Foundation, có tới 1/2 số người làm luận án tiếnsỹ khoa học và 1/4 số ngưới có bằng là nguồn gốc Đông Nam á. Một nửa người ấn Độ và người Trung Quốc sau khi có bằng cấp đã ở lại.

Hoa Kỳ có loại thị thực riêng, thị thực mời, tùy theo nhu cầu của các ngành kinh tế. Từ tháng 10/2000, số lượng thị thực được cấp hàng năm đã từ 140.000 lên 195.000. Trong 10 năm qua, số người đếnđây tăng 43%, đạt con số 28,4 triệu người, tức là 10% dân số Hoa Kỳ (một con số chưa từng có kể từ 70 năm nay). Chính sách này bắt đầu từ năm 1965 với việc sửa đổi quy chế dành cho những người cótrình độ cao đến Hoa Kỳ. Từ 10 năm nay, chất xám đã góp phần phát triển sức mạnh kinh tế của họ. Vậy tại sao lại thôi không thực thi một chính sách như vậy? Mặt khác, từ mấy năm nay, giới trẻ Hoa Kỳmất lòng tin vào các bộ môn khoa học thuần túy, họ thích tìm đến nghề luật sư, thương mại.

Đứng trước tình trạng chảy não đang diễn ra, hiện có cách nào hạn chế nó không? Có thể nói, có nhiều cách mà một trong số đó là giữ chân họ lại dễ hơn mời họ về, khôi phục giá trị của nhà khoa học,kỹ thuật viên. Tiếp đến là đầu tư vào hạ tầng cơ sở, cho phép nhà khoa học vận động, không làm mất đi khả năng của họ, cấp học bổng ra nước ngoài vài tháng để hoàn thiện và cập nhật kiến thức. Cóngười còn cho rằng, điều quan trọng hiện nay là thu hút ý tưởng chứ không nhất thiết phải thu hút con người vì người trở về sẽ nảy sinh những vấn đề như tái hoà nhập và giải quyết việc làm. Do vậy,cần hình thành các mạng lưới tập hợp đưa các nhà khoa học trong nước và các nhà khoa học có cùng nguồn gốc nhưng làm việc ở nước ngoài. Họ dễ dàng làm công việc thẩm định, tư vấn, đào tạo vì cảm thấy“chịu nợ với đất nước mình”. Có những chiến lược nhằm biến tình trạng chảy não thành bộ não sinh lợi (Brain-Gain) đã mang lại kết quả rất thuyết phục ở Trung Quốc, Đài Loan, Singapo, Hàn Quốc. Nhờ cócác mạng lưới tập hợp được các tinh hoa tha hương và giới khoa học trong nước, thực hiện các chương trình hồi hương mà Hàn Quốc đã khuyến khích rất nhiều tinh hoa của mình từ Hoa Kỳ trở về. Sở dĩ nhưvậy là do trong nước một số đối tác đã có khả năng thuê các nhân tài trở về đất nước. Và vì, Hàn Quốc đã đạt được trình độ phát triển cao nên có thể tạo cho họ những điều kiện làm việc hấp dẫn và mứcsống khá. Thái Lan hình như cũng noi gương này bởi họ dự định chi 520 triệu USD trong 10 năm tới đây để hình thành các mạng lưới như vậy.

Hạn chế tình trạng chảy não là công việc khó khăn đối với các nước đang phát triển nhưng không phải không làm được. ấn Độ là nước đã hạn chế được tình trạng này. Hàng năm họ đào tạo chừng 10 vạn cánbộ tin học thì chỉ có 1/2 đến làm việc ở Hoa Kỳ, có người lại từ nước này trở về ấn Độ. Còn Hàn Quốc, 70% số người trở về sau 3 năm bảo vệ thành công luận án.

Nguồn: “Problèmes économiques”, 2001, No10

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).