Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 23/06/2008 14:28 (GMT+7)

Tính cách người dân Nam bộ

Đọc lịch sử, ai cũng biết Nam Bộ là vùng đất mới, dân tộc Việt Nam chỉ xuất hiện ở đây chỉ mới ba thế kỷ. Người Việt ở đây thực chất là miền Bắc, miền Trung di cư vào khai khẩn đất hoang tạo ra vùng đất mới. Những ngày đầu họ phải chiến đấu với thiên tai, dịch bệnh, thú dữ…chỉ với một ước nguyện là sinh cơ lập nghiệp, có cuộc sống ổn định, có nơi chôn rau cắt rốn, có nơi an nghỉ lúc cuối đời. Đến đây, họ cũng mang theo di sản văn hóa của mấy nghìn năm của phương Bắc và đó là nền tảng, cái gốc. Cũng từ đó đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái để tạo ra một nền văn hoá mới: Văn hoá Nam Bộ. Có thể nói văn hóa Nam Bộ hình thành từ hạt giống của văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam…Nam Bộ là vùng đất trẻ, còn nguyên độ màu mỡ, nước lụt hàng năm bồi đắp phù sa, tháo chua rửa phèn, hứa hẹn những mùa bội thu, là vùng đất mà người Việt di cư có thể định cư lập nghiệp. Tuy nhiên do hoàn cảnh, thời tiết, điều kiện sống mà văn hoá Nam Bộ có những đặc thù riêng.

Qua văn học dân gian, qua sách báo, qua những lời kể của những người lớn tuổi, nhất là qua tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, người ta dễ dàng nhận thấy người dân Nam bộ sống rất phóng khoáng, chân thật, thoải mãi, vị tha…Có người cho rằng việc chơi ngông như “Công Tử Bạc Liêu” đốt tiền như rác là tính cách của người Nam Bộ. Thực ra, “Công Tử Bạc Liêu” không thể coi là tính cách đại diện cho người dân Nam Bộ mà chỉ là một kiểu chơi ngông bất cần của một tầng lớp giàu có, hưởng nhiều đặc quyền mà có thể bắt gặp ở một số địa phương, một số quốc gia khác trên thế giới. Đi sâu vào đời sống người dân nông thôn Nam Bộ, nơi mà nền văn minh đô thị chưa kịp với tới, ta sẽ thấy tính cách của người Nam Bộ thể hiện rất rõ qua nếp ăn, nếp ở, qua phong cách giao tiếp. Đó là cách sống phóng khoáng “chơi xả láng”. Chúng ta cũng cần phải hiểu “chơi” ở đây mang nghĩa tốt đẹp, trọn tình trọn nghĩa, hi sinh thân mình để bảo vệ chính nghĩa chứ không mang nghĩa xấu xa, bỉ ổi kiểu cá nhân. Trung thực, dễ tin cũng là tính cách khá đặc biệt của người Nam Bộ. Trong chừng mực nào đó, tính cách này rất tốt, đem lại cho con người sự dễ chịu, thoải mái vì không phải lo tìm cách đối phó với những thủ đoạn lừa lọc, dối trá. Trái lại, người dễ tin, ít đề phòng với những rủi ro cũng như những thủ đoạn lừa lọc, dối trá của người khác ngoài xã hội, nên dễ bị người ta lợi dụng dẫn đến thất bại. Ăn to nói lớn cũng là nét đặc trưng của người Nam Bộ. Điều này cũng dễ hiểu. Nam Bộ là vùng đất mới, đất rộng, người thưa, nhiều ngôi nhà cách xa nhau hàng dặm đường. Khi vào rừng lao động tầm nhìn bị che khuất cho nên khi cần liên lạc họ “hú” thật to để gọi nhau, nói lớn, thể hiện sự quang minh chính đại, khẳng khái, không việc gì phải giấu giếm. Do phải lao động cực nhọc trong những ngày đầu khai phá đất hoang, do phải thường xuyên đối phó với những sự việc nguy hiển có thể xảy ra bất cứ lúc nào, do phải ổn định cuộc sống, họ phải làm việc với tâm lí “gấp gáp” nên không có thời gian ăn. Vả lại, lương thực thời đó cũng dư thừa nên họ thường ăn nhanh, ăn những miếng to, họ không chú ý hình thức mà chú ý chất lượng. Ăn to còn có nghĩa là không tiết kiệm trong việc ăn uống. Họ sẵn sang tổ chức tiệc tùng để thết đãi bạn bè mà không sợ tốn kém, không sợ nợ nần. Họ sẵn sàng chi đến đồng cuối cùng ngày mai thì tính sau. Cũng chính vì thế mà người ta nói dân Nam Bộ làm ra chín đồng ăn hết mười đồng. Không biết nên khen tính rộng rãi, phóng khoáng hay phê phán tính không biết tiết kiệm đề phòng khi gặp hoạn nạn khó khăn. Một tính cách khác của người Nam Bộ là rất hiếu khách, ngay cả với những người không quen biết. Người Việt tha phương nghèo nàn, uất hận, sa cơ thất thế, nhìn quanh mình những người Kh"mer nghèo, những người Hoa lưu lạc khiến:”Đồng bệnh tương liên, đồng khí tương cầu”. Họ nhanh chóng gần nhau, hoà đồng, sống với nhau vì tình nghĩa. Chính vì vậy, mà ta thấy ở một số nơi như: Sóc Trăng, Trà Vinh…Người Việt – Kh"mer – Hoa sống với nhau rất hoà thuận.

Nói tóm lại, tính cách của người Nam Bộ không có gì khác biệt so với nét chung của con người Việt Nam . Nhưng tính cách cũng được hình thành trong quá trình khai mở, xây dựng và bảo vệ mảnh đất tận cùng của Tổ Quốc nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của hoàn cảnh, địa lí, thiên nhiên, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc cùng sống trên một địa bàn ( Người Hoa, Kh"mer và một số ít người Chăm ). Bên cạnh đó, nó không thoát khỏi ảnh hưởng của nền văn hoá Pháp - Mỹ. Nhưng cái độc đáo của người Việt Nam là biết chọn lọc để tiếp thu cái tinh tuý của nhân loại và loại bỏ những cái không phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc. Cho nên trải qua hàng nghìn năm dưới ách đô hộ của giặc Tàu, hàng trăm năm dưới ách đô hộ của giặc Pháp và mấy mươi năm dưới sự xâm lược của giặc Mỹ, người Việt Nam vẫn bảo vệ và phát huy truyền thống quý báu của nền văn hoá dân tộc.

Nguồn: Thông tin và Phát triển, 4/2008

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.