Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 20/09/2010 18:21 (GMT+7)

Tiến ra Biển Đông và hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế biển vùng trọng điểm phía Nam

Đưa thành phố Hồ Chì Minh ra mặt tiền Biển Đông

Thực tế đã cho thấy, các nước phát triển cũng như các nước phát triển nhanh nhất hiện nay đều có vùng ven biển luôn là vùng phát triển nhất. Các thành phố lớn phát triển ở các nước trên thế giới phần lớn đều có 1 cảng biển bên cạnh. Ngay tại nước ta điều này cũng quá rõ, TP Hội An trước đây là một thành phố cảng nhưng ngày nay trở thành phố cổ vì cảng Hội An không đủ sức nuôi lấy thành phố Hội An và Đà Nẵng đã thay thế để làm cửa ngõ miền Trung. Thành phố Biên Hòa và Mỹ Tho có trước Sài Gòn nhưng cảng Sài Gòn lâu hơn, quy mô lớn hơn, có thể cho 30 ngàn con tàu viễn dương cập bến, trong khi Mỹ Tho và Biên Hòa thì không có cảng tốt như vậy. Kết quả là Sài Gòn đã trở thành thành phố công nghệ thương mại dịch vụ phát triển nhất phía Nam vì Sài Gòn gắn được với biển cả qua cảng Sài Gòn tương ứng.Đây là một quy luật: Thành phố nhờ cảng để phát triển, cảng tồn tại nhờ sụ phát triển của thành phố …

Như vậy, ý tưởng đưa TP Hồ Chí Minh ra Biển Đông sau 20 năm đã trở thành hiện thực. Cảng Hiệp Phước không những sẽ góp phần cho TP Hồ Chí Minh phát triển mà còn thúc đẩy sự phát triển cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long . Xa Hơn nữa là TP Hồ Chí Minh có điều kiện phát triển ra Biển Đông và trở thành một thành phố ven biển như những thành phố biển ở Hồng Kông, Singapore, Tokyo, Thượng Hải… của các nước châu Á Thái Bình Dương trong tương lai.

Tiềm năng phát triển kinh tế biển của nước ta thật to lớn nhưng kết quả khai thác tiềm năng đó chưa tương xứng với những gì đang có ở biển cả. Đến nay, nước ta vẫn chưa có một thương thuyền hùng mạnh, chưa có một cảng biển đủ mạnh làm cửa ngõ giao thương trực tiếp với các nước năm châu bốn biển và làm nhiệm vụ cửa ngõ các nước, các vùng đất không có điều kiện ra biển như Lào, vùng Đông bắc Thái Lan, Campuchia. Bờ biển nước ta đẹp nhưng doanh thu của ngành Du lịch vẫn kém nhiều so với các nước xung quanh. Các khu kinh tế ven biển như khu kinh tế Dung Quất vẫn chưa trở thành động lực của khu vực.

Cần hình thành tư duy của dân tộc biển cả

Mặc dù là dân tộc sống ven biển nhưng tư duy nặng về nông nghiệp, tư duy lục địa. Phải chăng chúng ta chưa hình thành được tư duy của dân tộc biển cả như dân tộc Nhật, Anh, đó là tư duy khám phá rộng mở, dám ra khơi đương đầu với sóng gió và cũng biết vào bờ để tránh bão theo quy luật sinh tồn của thiên nhiên. Có ý chí nhưng không duy ý chí, luôn nắm bắt quy luật để hành hành xử theo quy luật. Vừa mạnh dạn tiếp nhận cái mới từ bên ngoài vừa sáng tạo mở ra cái mới từ bên trong. Không cục bộ bảo thủ và chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái lợi toàn cục tổng thể lâu dài… do đó mà cơ chế vận hành của nền kinh tế của nước ta phần cứng đến phần mềm lúc nào cũng chậm, cũng trì trệ, từ đó làm lỡ thời cơ.

Hiện nay, khi nói đến kinh tế biển là nói đến cảng nước sâu, khu kinh tế, xây dựng sân bay tại các thành phố biển, hay đua nhau xây dựng resort, sân goft ven biển… để đón du khách. Những đề án đó xét về mặt lý thuyết là không sai nhưng các địa phương đều đề ra những dự án phát triển giống nhau, nơi nào cũng có tiền năng đều muốn tiến hành thì thật sự không ổn. Nguồn vốn của nước ta có hạn, không thể lãng phí nguồn vốn đầu tư. Do đó, khi thực hiện đề án cần phải xem xét trên ba yếu tố: Thứ nhất, khách hàng là người quyết định tất cả. Đây chính là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất phải cân nhắc để tiến hành một đề án, ở đâu, quy mô cỡ nào, khách hàng của chúng ta là ai, những hệ quả kèm theo về môi trường, kinh tế, an ninh quốc phòng như thế nào… khi đề án đó được thực hiện. Thứ hai, các điều kiện nội tại cơ sơ hạ tầng kinh tế như đường sá, điện nước, thông tin, hạ tầng xã hội, luật pháp, hệ thống thủ tục hành chính, có đáp ứng yêu cầu chưa. Thứ ba, còn đề án nào hiệu quả, thiết thực hơn khi phải thực hiện một đề án để phải cạnh tranh với một đề án tương tự ở gần bên ta, nhất là cạnh tranh hay ảnh hưởng đến một đề án khác trong nước bởi đồng vốn của nước ta có hạn không thể cùng một lúc đầu tư dàn trải được.

Mượn lực của thời đại để phát triển đất nước

Nhìn từ tổng lực, kinh tế biển của nước ta như một “thần tiến”. Bờ biển nước ta như một cây cung, dây cung phải là hệ thống đường giao thông Bắc Nam . Nước ta phải có hệ thống đường cao tốc (đường sắt lẫn đường bộ) nối liền với các thành phố ven biển, các khu kinh tế ven biển lẫn những vùng sản xuất bên trong, và nhất là nối với tuyến đường xuyên Á để các nguồn hàng đó về vùng cảng biển của chúng ta. Và nếu xây dựng một cảng biển nước sâu đế làm cảng trung chuyển cho cả khu vực đủ sức cạnh tranh với cảng các nước trong vùng thì hàng hóa xuất nhập của các nước qua Việt Nam sẽ có hiệu quả, có chi phí cạnh tranh thu hút được hàng hóa của các nước như Lào, Campuchia, vùng Đông Bắc Thái Lan, Miến Điện…

Muốn thực hiện điều này việc đầu tiên là hệ thông giao thông. Nước ta cần xây dựng một Cửu Long trên bộ, sông Cửu Long là con rồng có chín đầu thì Cửu Long trên bộ là con rồng có chín thân, đầu rồng là cảng trung chuyển tầm cỡ quốc tế, có như vậy đầu rồng mới sống được. Nói như thế để thấy rằng phải có nguồn hàng để nuôi cảng và hệ thống giao thông thông thoáng, tốc độ giao nhận hàng hóa nhanh để nối liền các vùng kinh tế trọng điểm khu vực, đây là yếu tố cứng cần phải có. Song song với điều kiện trên, các chính sách kinh tế và các công cụ quản lý cũng phải thay đổi phù hợp như hải quan, tín dụng quốc tế …Nếu làm được như vậy sẽ thu hút được rất nhiều các ngành kinh tế, các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài sẽ đến đây. Họ sẽ tự chọn lấy những ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ phù hợp nhất mà không phải chờ đến chúng ta chỉ ra cho họ.

Sức mạnh của thời đại chính là tốc độ. Tư duy nhanh, nắm bắt tình hình chính xác và quyết đoán đúng ta sẽ nắm lấy được thời cơ của thời đại. Và ta sẽ mượn lực của thời đại để phát triển đất nước .

Kinh nghiệm từ Trung Quốc , vận dụng cho Việt Nam

Mười năm trước, Trung Quốc mua công nghệ xe lửa cao tốc chạy trên nệm của Đức áp dụng vào tuyến đường từ thành phố Thượng Hải đến sân bay Phố Đông, chỉ 33 km với chi phí tương đương 1,2 tỷ USD là rất đắt cho một đề án. Cùng lúc đó, họ tham khảo các công nghệ khác nhau của các nước như Nhật , Pháp rồi chọn áp dụng loại công nghệ xe lửa chạy trên đường dây tốc độ cao 350km/giờ cho các tuyến đường dài hơn như tuyến Bắc KInh – Thiên Tân, Bắc Kinh – Thượng Hải và gần đây nhất họ vừa khánh thành tuyến Vũ Hán - Quảng Châu chi phí khoảng 17 tỷ USD.

Kết quả này cho phép họ tiến hành nâng cấp tốc độ đường sắt trên toàn quốc, để tạo nên một một bước phát triển kinh tế mới, nối vùng phía đông duyên hải đến phía tây nội lục và vùng phía bắc giao thông khó khăn với phía nam cảng biển thuận lợi, kinh tế phát triển. Với hệ thống giao thông tốc độ cao sẽ tạo điều kiện phát triển đồng đều mọi vùng trong tương lai. Hiện nay, họ đã có kế hoạch xuất khẩu cả công nghệ xây dựng đường xe lửa cao tốc với chi phí rẻ nhất thế giới chỉ trong vòng vài năm tới.

Sách lược của Trung Quốc là họ tập trung nguồn lực vào một điểm để tạo thế đột phá và sau đó nắm lấy công nghệ tiên tiến để vươn lên, đây là bài học mượn lực thời đại (vốn là kỹ thuật) để xây dựng đất nước.

Nước ta hãy mạnh dạn từ bỏ cách làm cũ là mọi tỉnh thành cùng kêu gọi đầu tư gần giống nhau rồi cạnh tranh nhau trong khi đó mọi nơi đều dựa vào tiềm năng thiên nhiên, như vậy sẽ dẫn đến tàn phá môi trường thiên nhiên nói chung và môi trường biển nói riêng và sẽ lãng phí vốn đầu tư. Để xây dựng một chiến lược kinh tế biển thành một mũi nhọn đột phá nên đặt nó trong chiến lược phát triển chung của quốc gia và xây dựng những chủ trương chính sách hỗ trợ phù hợp, cụ thể cho từng ngành khác nhau để đủ sức thu hút các nhà đầu tư quốc tế .

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.