Thử dùng thuyết luân hồi để giải thích hiện tượng đồng tính luyến ái
Ngày nay, vấn đề nghiên cứu tâm linh đã vượt ra khỏi lĩnh vực của triết học, tôn giáo và đang thu hút rất nhiều nhà khoa học các lĩnh vực khác nhau. Tại Viện nghiên cứu lưu trữ các hồ sơ và tài liệu về kiếp trước, đặt tại Virginia Beach, tiểu bang Florida (Hoa Kỳ), người ta đã sưu tập hơn 30.000 hồ sơ… Tuy nhiên, đến nay, giới khoa học vẫn còn khá mù mờ về hiện tượng luân hồi cũng như các vấn đề gần gũi như khả năng ngoại cảm, bí thuật Yoga… Trong khi chờ đợi sự trả lời bằng thực nghiệm, thì các giả thuyết khoa học vẫn cần thiết để tham khảo và may ra có thể giải quyết một phần nào đó của vấn đề.
Có rất nhiều bằng chứng để nhiều người tin rằng có sự tái sinh linh hồn. Chẳng hạn như việc trẻ em thường nhớ và kể lại chuyện “hồi ấy” hoặc nhận ra người quen ở kiếp trước. Một cô gái Nga sau một vụ tai nạn bỗng chuyển sang nói tiếng Đức (mặc dù trước đó chưa hề học thứ tiếng này). Hoặc những thần đồng về thơ ca, âm nhạc… cũng được tin là có liên quan tới tài năng kiếp trước. Các nhà nghiên cứu cho rằng thông thường, khi chuyển đổi kiếp, linh hồn vẫn giữ nguyên giới tính, chẳng hạn, một linh hồn nam sẽ nhập vào một bé trai. Nhưng cũng có một vài trường hợp cá biệt đã dẫn đến hiện tượng ái nam ái nữ (pêđê). Hiện tượng gì xảy ra khi một cô gái kiếp trước chuyển đổi thành một chàng trai kiếp này? Về mặt sinh học, có thể xảy ra hai trường hợp. Một số bộ phận của nữ giới sẽ còn lưu lại trên cơ thể nam giới như vú, giọng nói… (hoặc ngược lại, một số phụ nữ có tinh hoàn, râu…). Đặc biệt hơn là có sự chuyển đổi hoàn toàn hình dạng của cơ quan sinh dục từ nam sang nữ (hiện tượng lại cái về mặt hình thể). Xét về mặt tâm lý học cũng có hai trường hợp xảy ra. Nếu như người con trai có thần kinh khoẻ mạnh, biết “khắc kỷ, phục lễ” thì tính nữ sẽ không có cơ hội bộc lộ ra. Trong trường hợp tâm sinh lý và điều kiện sống có chiều hướng ngược lại thì anh ta sẽ không đủ sức kiềm chế, trấn áp được tính nữ. Hậu quả là “người đàn bà” trong tiềm thức anh ta sẽ trỗi dậy và chi phối các hoạt động của anh ta như: ăn nói õng ẹo, đi đứng ẻo lả, thích ăn mặc như con gái. Anh ta thích tán tỉnh, ve vãn các bạn trai khác. Thông thường thì anh ta chỉ yêu đơn phương. Nhưng thấy “đối tượng nam” kia bật tín hiệu thì tiếng sét ái tình sẽ xảy ra. Cơ chế yêu đương của những người đồng tính luyến ái được giải thích như sau: Cả hai anh nam A và B đều có kiếp trước là nữ (nhưng hai cô này trong quá khứ và hiện tại có thể không nhận biết nhau). Cô nữ A (tiềm thức) rất yêu anh nam B (hiện hữu). Cô ta thúc giục chủ thể của mình (nam A) phải tán tỉnh anh B. May thay, anh B liền đáp lại, lý do là cô nữ B trong tiềm thức anh ta yêu say đắm anh A.Thế là hai người đàn ông này yêu nhau nhưng thực ra là bị các cô lợi dụng. Khi ta thấy anh A vuốt ve anh B thì thực ra là cô A đang vuốt ve (nhưng bị ẩn khuất nên anh ta không thấy được). Khi anh B hôn anh A thì có nghĩa là cô B đang hôn. Lúc này, tâm tính của cô ta đã choán hết đời sống tinh thần của chủ sở hữu mình (anh B) nên cô ta có được cảm giác đê mê khi hôn người khác giới (anh A). Còn chúng ta nhìn vào sẽ rất ngạc nhiên không hiểu vì sao hai người cùng giới lại yêu nhau đắm đuối như vậy. Bởi vì chúng ta là người phàm mắt thịt, không nhìn thấy một điều rằng: ẩn giấu đằng sau hiện tượng trái quy luật đó là hiện tượng hợp quy luật.
Hiện tượng đồng tính luyến ái (Homo-Sexuality) xuất hiện trong mọi giai tầng và lĩnh vực xã hội. Nhưng gần đây, người ta thường nói tới một số người có biểu hiện này trong giới nghệ sỹ. Một phần do họ nổi tiếng, một phần do dòng chảy tiềm thức của họ rất mạnh. Nhiều khi họ sáng tác hay biểu diễn trong trạng thái vô thức, như ai nhập hồn vào họ vậy, và họ có thể nhập vai cả nam lẫn nữ đều đạt. Ngay cả trong chuyện yêu đương bất thường của họ nữa, có thể một ai đó khác giới đã yêu thay cho họ. Lúc đó, họ bị tha hoá (biến thành người khác giới). Lỗi của những người đồng tính luyến ái là không làm chủ được bản thân, để cho người kiếp trước trong tiềm thức nhảy ra chi phối mọi hoạt động của họ. Người đã bỏ công nghiên cứu nhiều nhất về vấn đề tiền kiếp là tiến sĩ, bác sĩ Stevenson (Hoa Kỳ). Khi có nhiều người hỏi rằng hiện tượng Homo-Sexuality có phải do kiếp trước khác giới hay không, thì ông trả lời rằng: “Tôi nghĩ điều đó có thể có, và cũng có một số biệt lệ, như vấn đề khác biệt nhau về phương diện sinh học”. Như vậy là vấn đề tình dục đồng giới tính có thể xem xét từ nhiều phương diện khác nhau: sinh lý học, tâm thần học, triết học, đạo đức học, xã hội học… Còn việc giải thích theo thuyết luân hồi chỉ là một trong những giả thuyết để tham khảo mà thôi.
Nguồn: Thế giới trong ta, số 231, 4/2005