Thomas De Conway và Hiệp ước Versailles (1787)
Thomas De Conway và sự kiện Conway Cabal” (âm mưu Conway )
Thomas De Conway là bá tước, một quân nhân, sinh ra tại Ireland ngày 27 - 2 - 1733, ông mất khoảng năm 1800. Lớn lên và được giáo dục tại Pháp, ông gia nhập quân đội và được giữ chức vụ Đại tá (1777). Ông được tặng thưởng huy chương Saint - Louis. Do sự giới thiệu của ông Silas - Deane, ông đến Hoa Kỳ và làm việc cho Quốc hội. Ông được phong hàm thiếu tướng ngày 13 - 5 - 1777, chỉ huy lữ đoàn tiên phong của cánh quân Hoa Kỳ trong trận Germantown, sau đó được tuyên dương công trạng.
Ông là người lãnh đạo của nhóm Conway Cabal - một âm mưu nhằm triệt hạ Tổng thống Washington (đang rất có thanh thế trong chỉ huy quân đội). Điều này đã được lịch sử xác nhận. Âm mưu này được hình thành vào mùa thu 1777, được sự ủng hộ vừa công khai, vừa ngấm ngầm của một thành viên trong Quốc hội và một số thành viên quan trọng khác. Những người này bất mãn với sự trì trệ của Washington và quân đội miền Nam, ngược lại với quân đội miền Bắc vừa chiến thắng ở Saratoga, dưới sự chỉ huy của tướng Gates.
Mặc dù Washingtonphủ quyết, 14 - 12 - 1777 Conway vẫn được phong hàm Trung tướng. Washington cho rằng nhiều sĩ quan bản xứ Hoa Kỳ công trạng nhiều hơn, thâm niên lâu hơn đang cần được thăng thưởng. Việc này dẫn đến sự bất hoà giữa Washingtonvà Conway . Tháng 12 - 1777, Quốc hội vẫn phong cho Conway chức Tổng thanh tra Quân đội.
Âm mưu Conway thất bại. Ông bị tước quyền chỉ huy. Tháng 3 - 1778, Quốc hội chấp nhận đơn xin từ chức của Conway , buộc ông rời quân ngũ. Tướng John Cadwallader, một người thân tín của Washingtonthách đấu súng với Conway, kết quả Conway bị thương ở miệng. Sau khi bình phục, Conwayđã viết thư thành khẩn xin lỗi ông Washington rồi trở về Pháp.
Tại Pháp ông lại gia nhập quân đội, được bổ làm Tổng trấn thành Pondichery, một thuộc địa của Pháp. Ông mất năm 1800 ở Ireland .
Hiệp ước Versailles 28 - 11 - 1787
Giám mục Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh vào yết kiến Pháp Hoàng Louis XVI. Thượng thư Bộ Ngoại giao Pháp là Bá tước De Montmorin thương nghị với Giám mục Bá Đa Lộc về việc sang giúp chúa Nguyễn (Nguyễn Ánh). Nội dung Hiệp ước Versailles gồm 5 điểm sau:
1. Vua Pháp thuận giúp cho chúa Nguyễn 4 chiếc tàu chiến và một đạo binh gồm 1200 lục quân, 200 pháo binh, 250 binh lính ở Phi châu, và đủ các thứ súng ống đạn dược.
2. Vì vua Pháp có lòng giúp như thế, chúa Nguyễn phải nhường đứt cho Pháp cửa Hội An và Côn Lôn.
3. Chúa Nguyễn phải để cho người Pháp ra vào buôn bán tự do ở trong nước, ngoài ra không cho người nước ngoài nào ở châu Âu sang buôn bán ở nước Nam nữa.
4. Khi nào nước Pháp cần đến lính thuỷ, lính bộ, lương thực, tàu bè ở phương Đông, thì chúa Nguyễn phải cung ứng cho đủ giúp nước Pháp.
5. Khi Chúa Nguyễn đã khôi phục được nước rồi, cứ mỗi năm làm một chiếc tàu, y như tàu Pháp đã cho sang giúp, đem sang trả cho vua Pháp.
Hiệp ước ký xong, vua Pháp xuống chiếu ban cho quan Tổng trấn thành Pondichery là Bá tước Thomas De Conway, kinh lý việc giúp chúa Nguyễn.
Nhưng vì sự bất hoà với Giám mục Bá Đa Lộc, De Conway tìm cách ngăn trở việc giúp chúa Nguyễn. Ông làm sớ tâu về vua Pháp xin bãi việc đó đi, lấy lý do là: Việc đem binh sang cứu viện chúa nguyễn là việc rất khó mà không có lợi.
Vua pháp thấy sớ của De Conway nói vậy cũng lấy làm chán nản. Vả lại lúc ấy chính phủ còn đang bối rối về việc trong nước dân cách mạng Pháp đã rục rịch mọi nơi, ngân sách thiếu hụt, đành bỏ việc ấy không bàn đến nữa.
Cũng vì có bá tước De Conway, việc sang cứu viện chúa Nguyễn của chính phủ Pháp không thành, Giám mục Bá Đa Lộc bèn tự mình đi mộ người, mua tàu và súng ống khí giới sang giúp chúa Nguyễn. Sau này ông Faure chép truyện Bá Đa Lộc, có nuối tiếc rằng: “nếu lúc ấy Chính phủ Pháp sẵn sàng giúp ông Bá Đa Lộc thì ông ấy đã lập nên cho nước Pháp thành cuộc bảo hộ ở An Nam ngay từ cuối thế kỷ XVIII, để sau khỏi phải dùng đến chiến sự mới xong công việc”.
Sự đưa đẩy ngẫu nhiên của lịch sử đã gắn Trung tướng Thomas De Conway từ hoàn cảnh lập quốc của Hoa Kỳ, từ sự kiện Conway Cabal trở về Pháp, rồi quyết định một khoảnh khắc quan trọng của lịch sử xứ Đàng Trong (Việt Nam), qua việc không thực thi bản Hiệp ước Versailles - 1787.
Tài liệu tham khảo
1. Tiểu sử Thomas De Conway (1733 - 1800) từ Wikipedia và Aooletons Encyclopedia.
2. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược.