Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 13/09/2008 00:41 (GMT+7)

Tàu cắt rong, dọn bèo, vớt rác

Sản phẩm "2 trong 1"

Một lần cùng bạn đi dọc kênh Nhiêu Lộc của TPHCM thấy nhiều người chèo thuyền đang dùng cây sào dài móc câu liêm khời khời trên mặt nước để vớt rác và rong rêu, ThS Bùi Trung Thành, giám đốc Trung tâm R&D Tech chủ nhóm nghiên cứu, trăn trở: Tại sao không chế tạo máy có hai chức năng vừa vớt được rác nổi, vừa cắt được rong, cỏ dại... Ý tưởng này ThS Bùi Trung Thành đã chia sẻ với các đồng sự và nhận được sự ủng hộ. Thế là từ năm 2002, anh bắt tay vào nghiên cứu thiết kế chiếc máy "2 trong 1" này.

Tuy nhiên, do từ trước đến nay Việt Nam chưa có loại máy này, phần lớn là máy bán thủ công chỉ làm được 1 chức năng hoặc cắt hoặc vớt chất thải, còn máy "2 trong 1" như ThS Thành nghĩ chưa có nên việc tìm kiếm thông tin chi tiết về kỹ thuật để sản xuất máy rất khó khăn.

Theo ThS Bùi Trung Thành, việc cắt rong rêu, cỏ mọc dưới lòng kênh và lòng hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện ở các địa phương trong cả nước đều làm bằng lao động thủ công. Vì thế, năng suất, chất lượng cắt, dọn rong cỏ thấp và không thể làm hết các tuyến kênh (chỉ làm vệ sinh được các đoạn xung yếu). Vừa dọn xong đầu này thì vài tháng sau rong cỏ lại tiếp tục phát triển trở lại, nhưng đến cả năm sau đội quân dọn vệ sinh mới quay lại chỗ cũ và làm lại.

Công trình tiện ích

Nhóm nghiên cứu bên sản phẩm đang vận hành.

Mất nhiều lần lên mạng tìm kiếm thông tin tại các trung tâm nghiên cứu của nhiều nước, ThS Thành phát hiện tại Canada đã sản xuất loại máy này. Rồi gần 4 năm trời nghiền ngẫm để chuyển đổi cho phù hợp với đặc điểm môi trường và địa hình những con sông nhỏ, chằng chịt cầu cống hiện tại của Việt Nam . Tiếp đó là bắt đầu học kỹ thuật chế tạo và kinh nghiệm sản xuất... nhóm tác giả mới "thuyết phục" hội đồng khoa học cấp nhà nước của Bộ Khoa học & Công nghệ xem xét và duyệt đề tài cấp nhà nước chuyên ngành chế tạo máy vào cuối năm 2006 với tên gọi "nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống máy, thiết bị cắt rong, cỏ dại, vớt bèo tây, rác thải nổi trong lòng kênh, mương, hồ chứa nước thủy lợi" do ThS Thành làm chủ nhiệm.

Sau 2 năm tiếp tục nghiên cứu, mày mò tìm nguyên lý hoạt động cho máy, đến tháng 8/2008 sản phẩm cơ bản đã hoàn thành. Chiếc máy này gồm 2 chức năng cắt và vớt thủy sinh, rác nổi trên nước. Máy di chuyển theo nguyên lý vận hành thủy lực như một chiếc tàu và hoạt động giống như cá, chuyên "ăn" các loại rong rêu, rác thải trước mặt. Hệ thống máy cắt rong có khả năng tự cắt rong, cỏ dại dưới mặt nước với mật độ dày đặc. Cụm dao cắt có khả năng điều chỉnh lên xuống theo chiều sâu của mực nước trên sông cũng như theo chiều cao của cây rong, cỏ dại, mọc từ đáy sông lên trong phạm vi từ 1,5 - 2m. Vớt bèo tây, rác thải nổi trên mặt nước (dạng rời không kết khối) trên các kênh, sông, hồ chứa nước thuỷ lợi.   

ThS Thành cho biết, khó nhất trong thiết kế máy chính là nghiên cứu thiết kế khả năng "ăn" rác của máy. Để "ăn" được rác thì máy phải có "răng". Vậy là phải nghiên cứu suy nghĩ chế tạo ra "răng" của chiếc máy được cách điệu từ những chiếc dao cắt lúa của nông dân, nhiều chiếc dao được lắp ghép thành 2 thanh đứng trước đầu máy có thể điều chỉnh độ sâu từ 1,5 - 2m để cắt rong và rộng 2m. Hiện tại thì mỗi chiếc máy có giá khoảng 1,2 đến 1,3 tỷ đồng, rẻ hơn so với máy có cùng năng suất 0,2 - 0,24ha/giờ của nước ngoài giá 120 - 150 ngàn USD.

Cuối tháng 8 vừa qua, máy đã được chạy trên dòng kênh Tây thuộc hồ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh trước hội đồng khoa học để biểu diễn khả năng “ăn” rác và cắt cỏ. Các nhà khoa học chứng kiến bước đầu đều đánh giá cao sản phẩm máy ăn rác "made in... Việt Nam " này!

Nhóm nghiên cứu bên sản phẩm đang vận hành.

Hệ thống máy cắt rong có chiều dài 12m, rộng 3m, cao 2,4m, có thể chứa trong miệng tới 2 tấn rác, rong. Sau khi đầy buồng chứa có thể tích 8m3, máy sẽ di chuyển vào bờ thực hiện nhanh việc thoát thải rồi trở lại làm tiếp. Hệ thống máy gồm 3 bộ phận: Máy cắt chính, 1 bồn chứa thoát thải và 1 rơ-moóc vận chuyển. Bên cạnh đó, ngoài thiết bị chính là máy cắt rong và vớt bèo tây, rác thải nổi dạng rời, còn có thêm 02 máy phù trợ chuyên dùng luôn đi theo máy để bảo đảm khả năng sử dụng đồng bộ trong quá trình làm việc và di chuyển qua các địa bàn làm việc khác nhau.

GS.TS Lê Huy Bá, viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường: Hàng năm, riêng tại TPHCM phải chi gần 100 tỷ đồng cho công việc vớt bèo, rác thải trên các kênh rạch nên sản phẩm "Máy cắt, vớt cỏ dại, bèo tây" này hoàn thành không chỉ lợi ích về kỹ thuật, công trình còn mang lợi ích lớn về kinh tế. Tôi đánh giá cao công trình đầu tiên này.

Nguồn: KH&ĐS, số 109, 9/9/2008, 3

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.