Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 05/08/2005 15:11 (GMT+7)

Tảo Spirulina, thức ăn kỳ diệu

Để chứng minh, ông giới thiệu tôi gặp người chủ trì một đề tài khoa học về Spirulina. Đó là thạc sĩ - dược sĩ Lê Văn Lăng, giảng viên Trường Đại học Y-Dược TP. Hồ Chí Minh. Ông Lăng đã có một cuộc trao đổi thú vị với tôi xung quanh những điều kỳ diệu của thứ thức ăn mà ông gọi là "dưỡng dược" này.

Dinh dưỡng chuẩn, khả năng chống ung thư, chống HIV/AIDS

Dược sĩ Lăng nói:

- Về tự nhiên, đó là loại gen của sinh vật cổ xưa hiếm hoi còn sót lại từ khoảng 3 triệu năm trước. Giống tảo này được coi là của trời phú cho hai bộ tộc - Aztec, Mexico (châu Mỹ) và Kanembu, Tchad (châu Phi). Năm 1960, một số nhà khoa học Pháp khi sang châu Phi tìm dầu hỏa, đã bất ngờ phát hiện ra bộ tộc Kanembu, rất nghèo, nhưng ở đây già trẻ lớn bé ai cũng khỏe mạnh cường tráng. Người ta tìm hiểu, thì thấy người dân ở đây thường vớt một thứ tảo trong một cái hồ đem về trộn với bột làm bánh ăn, đó là món bánh Techuilatl (sau này được truyền bá sang châu Âu). Các nhà hóa dầu đã thuật lại câu chuyện đó cho các nhà y dược. Sau khi đem về nghiên cứu, các nhà y dược đã khẳng định ngay giá trị của nó. Công trình được công bố đầu tiên là của một người Bỉ, thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học. Đến năm 1963, giáo sư Clement, người Pháp, đã nghiên cứu thành công việc nuôi tảo Spirulina quy mô công nghiệp. Đến năm 1973, Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức công nhận Spirulina là nguồn dinh dưỡng và dược liệu quý, đặc biệt trong chống suy dinh dưỡng và chống lão hóa.

* Như thế nào là nguồn dinh dưỡng quý, thưa ông ?

- Spirulina được coi là nguồn dinh dưỡng số 1 của tự nhiên. Nó có đủ cơ cấu thiết yếu: protein - lipid - glucid cùng khoảng 30 vi lượng và hầu hết các vitamine cần thiết cho cơ thể. Nó đáp ứng khá hoàn hảo công thức chuẩn về chế phẩm dinh dưỡng protein - vi lượng khoáng - vitamine do FAO/WHO công bố. Bởi vậy nó là sản phẩm chống suy dinh dưỡng rất tốt cho trẻ em, người già và một số đối tượng khác như người bệnh sau phẫu thuật, thiểu năng dinh dưỡng...

*Có nghĩa là, trong trường hợp nào đó người ta chỉ ăn thứ tảo này là... đủ sống ?

- Đúng vậy. 1 người dùng 1 ngày 5g tảo là đủ các chất thiết yếu. Cơ thể có thể hấp thụ mỗi ngày 30-45g. Dùng thừa cũng vô hại. Người bị bệnh nặng không ăn được có thể bơm tảo thẳng vào dạ dày là đủ các chất dinh dưỡng.

* Còn tác dụng dược liệu của nó, thực chất nó là thực phẩm hay là thuốc ?

- Những nghiên cứu khoa học cho thấy tảo Spirulina là một dưỡng dược (Nutraceutical), nghĩa là giao thoa giữa thực phẩm và dược phẩm. Giá trị dược liệu của nó chủ yếu là do các hoạt tính sinh học có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh tật, đặc biệt là Phycocyanin, hoạt chất Sulfolipid, Spirulan (Ca-Sp, do người Nhật phát hiện). Ngoài ra còn có Betacaroten, các khoáng vi lượng (coban, kẽm, sắt...) và các vitamine cần thiết cho cơ thể. Kết quả lâm sàng cho thấy, có thể dùng tảo Spirulina hỗ trợ trong điều trị bệnh viêm gan, suy gan, bệnh nhân bị cholesterol máu cao và viêm da lan tỏa, bệnh tiểu đường, loét dạ dày tá tràng và suy yếu hoặc viêm tụy, bệnh đục thủy tinh thể và suy giảm thị lực, bệnh rụng tóc... Đặc biệt, những nghiên cứu mới nhất cho thấy tảo Spirulina có tác dụng rất tốt trong bảo vệ sức khỏe người cao tuổi, trong phòng chống một số bệnh ung thư, những triển vọng dùng nó trong thuốc phòng chống HIV/AIDS...

* Ông có thể nói rõ hơn tác dụng chống ung thư...

- Tác dụng chống ung thư là do các hoạt chất tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào, chống đột biến gen có trong tảo Spirulina. Đáng lưu ý trước hết là công trình nghiên cứu phòng chống ung thư  gây ra bởi tia phóng xạ hạt nhân cho các nạn nhân của sự cố Nhà máy Điện hạt nhân Chernobul đã thu được kết quả rất tốt khi điều trị bằng Spirulina nguyên chất. Khi uống Spirulina, lượng chất phóng xạ đã được đào thải khỏi đường tiểu của người bị nhiễm xạ rất cao. Kết quả này đã được biểu dương tại hội nghị quốc tế về tảo năm 1998 ở Cộng hòa Czech. Tại Ấn Độ, một nghiên cứu năm 1995 đã chứng tỏ với liều 1g Spirulina/ngày, có tác dụng trị ung thư ở những bệnh nhân ung thư do thói quen nhai trầu thuốc. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu của Viện Dược liệu và Đại học Y Hà Nội, ở Viện Công nghệ sinh học và Viện Tai - Mũi - Họng (Hà Nội) cũng cho thấy tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư của Spirulina. Còn nhiều bí ẩn trong Spirulina cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong triển vọng chữa ung thư. Tuy nhiên, một chỉ định dùng chế phẩm chứa Spirulina nguyên chất cho nhóm bệnh ung thư là rất tốt về cả khía cạnh dinh dưỡng và hỗ trợ trị liệu.

* Còn việc chống HIV/AIDS...

- Hiện nay trong các đề tài nghiên cứu chống HIV/AIDS của Nhật Bản, có đề tài sử dụng tảo Spirulina. Năm 1996-1997, một nhóm khoa học gia người Nhật là Hayashi K., Hayashi T. và Kojma I. đã phân lập và xác định cấu trúc một hoạt chất mới trong Spirulina đặt tên là Spirulan (Ca-Sp). Các thử nghiệm đã chứng tỏ Ca-sp có tác dụng kháng virus HIV typ 1 và kháng virus Herpes simplex type 1. Tác dụng này được xác định ở liều khá thấp và theo các tác giả là có triển vọng nghiên cứu ứng dụng trong điều trị HIV/AIDS. Trước đó cũng có một nhóm tác giả đã phát hiện ra tác dụng này... (Còn tiếp)

Nguồn: thanhnien.com.vn  26/7/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.