Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 29/08/2014 15:15 (GMT+7)

Tác dụng của chế phẩm EM trong xử lý ô nhiễm môi trường

  Có thể coi vi sinh vật hữu hiệu EM như là một chất nhằm tăng cường tính đa dạng của sinh vật trong đất, bổ sung các vi sinh vật có ích vào môi trường tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các vi sinh vật có hại gây ra. Sử dụng chế phẩm sinh học EM sẽ góp phần cải thiện chất lượng đất, phòng chống các bệnh do các vi sinh vật có hại gây ra đối với cây trồng, vật nuôi và tăng cường tính hiệu quả của các chất hữu cơ.

Chế phẩm EM có khoảng 80-120 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí thuộc 10 chi khác nhau, bao gồm: Các vi khuẩn quang hợp tổng hợp chất hữu cơ từ CO 2 và H 2O, vi khuẩn cố định Nitơ (sử dụng các hợp chất Nitơ), vi khuẩn Lactic (chuyển hoá thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu), nấm men (sản sinh ra các Vitamin và các Axit amin). Các vi sinh vật trong chế phẩm EM tạo ra một hệ sinh thái nhỏ, chúng liên kết, hỗ trợ lẫn nhau cùng sinh trưởng và phát triển, tạo thành nhiều sản phẩm khác nhau. Chế phẩm EM được điều chế ở dạng nước và dạng bột (dạng nước gọi là dung dịch EM, dạng bột gọi là EM - Bogasi).

Thông thường có các loại EM sau:

- EM1 là dung dịch EM gốc, chủ yếu để điều chế các dạng EM khác;

- EM thứ cấp là dung dịch EM có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, khử trùng, làm sạch môi trường, cải thiện tính chất hoá lý của đất, tăng trưởng vật nuôi, chống quá trình Ôxy hoá;

- EM5 là dung dịch EM có tác dụng hạn chế, phòng ngừa sâu bệnh, tăng cường khả năng đề kháng và tăng trưởng của cây trồng;

- EM FPE (gọi là EM thực vật) là dung dịch EM có tác dụng kích thích sinh trưởng, tăng năng suất và chất lượng cây trồng.

EM - Bokasi có nhiều loại như Bokasi cám, Bokasi phân gia súc, Bokasi rơm rạ, Bokasi rác, Bokasi tổng hợp...

Tác dụng chủ yếu của EM:

- Thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ, thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh vật có ích trong đất, hạn chế hoạt động của vi sinh vật có hại, làm giàu thêm hệ vi sinh vật tự nhiên...; qua đó góp phần cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất một cách bền vững, tăng nguồn dinh dưỡng để hấp thụ cho cây trồng;

- Làm giảm mùi hôi thối, khử trùng, giảm các chất độc hại và ruồi muỗi trong môi trường; do đó có tác dụng làm sạch môi trường, nhất là môi trường nông thôn;

- Làm tăng cường khả năng quang hợp, thúc đẩy sự nảy mầm, ra hoa kết quả của của cây trồng; hạn chế, phòng ngừa dịch bệnh, kích thích sự phát triển của cây trồng và vật nuôi; qua đó góp phần tăng năng suất và chất lượng của cây trồng, vật nuôi.

Do đó EM có thể sử dụng rất rộng rãi trong phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, làm sạch môi trường; góp phần quan trọng hạn chế sử dụng hoá chất độc hại trong nông nghiệp, tạo lập sự bền vững cho nông nghiệp và môi trường; góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Trong việc bảo vệ môi trường, chế phẩm EM thường được sử dụng:

1. Khử mùi chuồng gia súc: Dùng 20 – 30ml EM hòa vào 8 lít nước sạch phun trực tiếp vào chuồng trại, cách 7 ngày phun 1 lần.

2. Dùng EM thức cấp để khử mùi hố tiêu: Hố tiêu của gia đình nông dân, một mét khối dùng khoảng 30-50 ml (cc) EM đổ trên mặt hố, sau 3 ngày phun lần 2, sau đó cứ 7-10 ngày phun một lần.

3. Dùng EM để xử lý rác sinh hoạt tại gia đình:

a. Nguyên tắc chung:

- Hàng ngày rác sinh hoạt trong gia đình được phân loại làm 2 loại: Rác hữu cơ và rác vô cơ; mỗi loại được thu gom và cho vào thùng hoặc bao riêng.

- Rác hữu cơ (chế phẩm rau thừa, thức ăn thừa, vỏ hoa quả...) được cho vào thùng chuyên dụng để xử lý cùng với EM. Trong quá trình thu gom và xử lý không phát sinh mùi hôi mới đạt yêu cầu.

- Rác càng nhỏ càng tốt, rắc Bokashi và phun EM càng đều càng tốt.

b. Quy trình xử lý:

- Thùng rác có dung tích 25 lít, 22 lít, 15 lít có vỉ đỡ rác, có vòi tháo nước rác. Trước khi bỏ rác vào thì rắc đều một lượt Bokashi cám vào đáy thùng khoảng 40g (gần 2/3 nắm tay), rắc đều lên vỉ rác khoảng 20g Bokashi.

- Tất cả rác hữu cơ đều có thể bỏ vào thùng, nên cắt băm rác nhỏ, vắt bớt nước rồi bỏ vào thùng; rác trong thùng được san đều rồi rắc gần kín mặt một lớp Bokashi mỏng rồi dùng thìa hoặc tay ấn chặt xuống. Nếu rác ít thì mỗi ngày xử lý một lần, nếu rác nhiều có thể mỗi ngày xử lý 2 lần vào sau 2 bữa ăn trưa và tối.

- Nếu nước rác nhiều thì mở vòi cho nước rác chảy ra (nguyên tắc là không được để nước rác đầy đến vỉ rác), đổ vào toa-let hoặc cống rãnh để khử mùi hôi hoặc pha loãng 1.000 lần với nước sạch tưới cho cây.

- Thể tích rác trong thùng sẽ ngót rất nhiều. Liên tục thu gom xử lý rác trong 5-10 ngày đến khi rác gần đầy thùng (cách miệng thùng khoảng 5cm) đem rác chôn xuống đất ở trong vườn để ủ thành phân mùn hoặc bón trực tiếp cho cây trồng.

- Trong trường hợp không sử dụng cho vườn của gia đình, tổ chức thu gom rác xử lý tập trung, tiếp tục ủ kỵ khí 3-4 tuần để rác phân huỷ hoàn toàn rồi đem bón cho cây trồng như rau, cây ăn quả...

- Để đảm bảo xử lý rác được tốt, hàng ngày cùng với rắc Bokashi có thể vẩy thêm 1 lượt dung dịch EM bằng cách lấy 1-2 nắp lọ dung dịch EM rồi pha loãng trong nước với tỷ lệ 1/50-1/100 và vẩy đều khắp trên mặt khối rác.

- Trong những ngày rác ở trong thùng, nếu phát hiện có mùi hôi thì lập tức rắc Bokashi và dung dịch EM lên bề mặt khối rác để áp chế mùi hôi. Nếu nước rác có mùi hôi thì cho vào đáy thùng một ít Bokashi và dung dịch EM, hoặc chỉ bằng dung dịch EM (2-3 nắp lọ dung dịch pha loãng 3-4 lần).

Ngọc Nga (tổng hợp)Có thể coi vi sinh vật hữu hiệu EM như là một chất nhằm tăng cường tính đa dạng của sinh vật trong đất, bổ sung các vi sinh vật có ích vào môi trường tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các vi sinh vật có hại gây ra. Sử dụng chế phẩm sinh học EM sẽ góp phần cải thiện chất lượng đất, phòng chống các bệnh do các vi sinh vật có hại gây ra đối với cây trồng, vật nuôi và tăng cường tính hiệu quả của các chất hữu cơ.

Chế phẩm EM có khoảng 80-120 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí thuộc 10 chi khác nhau, bao gồm: Các vi khuẩn quang hợp tổng hợp chất hữu cơ từ CO 2 và H 2O, vi khuẩn cố định Nitơ (sử dụng các hợp chất Nitơ), vi khuẩn Lactic (chuyển hoá thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu), nấm men (sản sinh ra các Vitamin và các Axit amin). Các vi sinh vật trong chế phẩm EM tạo ra một hệ sinh thái nhỏ, chúng liên kết, hỗ trợ lẫn nhau cùng sinh trưởng và phát triển, tạo thành nhiều sản phẩm khác nhau. Chế phẩm EM được điều chế ở dạng nước và dạng bột (dạng nước gọi là dung dịch EM, dạng bột gọi là EM - Bogasi).

Thông thường có các loại EM sau:

- EM1 là dung dịch EM gốc, chủ yếu để điều chế các dạng EM khác;

- EM thứ cấp là dung dịch EM có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, khử trùng, làm sạch môi trường, cải thiện tính chất hoá lý của đất, tăng trưởng vật nuôi, chống quá trình Ôxy hoá;

- EM5 là dung dịch EM có tác dụng hạn chế, phòng ngừa sâu bệnh, tăng cường khả năng đề kháng và tăng trưởng của cây trồng;

- EM FPE (gọi là EM thực vật) là dung dịch EM có tác dụng kích thích sinh trưởng, tăng năng suất và chất lượng cây trồng.

EM - Bokasi có nhiều loại như Bokasi cám, Bokasi phân gia súc, Bokasi rơm rạ, Bokasi rác, Bokasi tổng hợp...

Tác dụng chủ yếu của EM:

- Thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ, thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh vật có ích trong đất, hạn chế hoạt động của vi sinh vật có hại, làm giàu thêm hệ vi sinh vật tự nhiên...; qua đó góp phần cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất một cách bền vững, tăng nguồn dinh dưỡng để hấp thụ cho cây trồng;

- Làm giảm mùi hôi thối, khử trùng, giảm các chất độc hại và ruồi muỗi trong môi trường; do đó có tác dụng làm sạch môi trường, nhất là môi trường nông thôn;

- Làm tăng cường khả năng quang hợp, thúc đẩy sự nảy mầm, ra hoa kết quả của của cây trồng; hạn chế, phòng ngừa dịch bệnh, kích thích sự phát triển của cây trồng và vật nuôi; qua đó góp phần tăng năng suất và chất lượng của cây trồng, vật nuôi.

Do đó EM có thể sử dụng rất rộng rãi trong phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, làm sạch môi trường; góp phần quan trọng hạn chế sử dụng hoá chất độc hại trong nông nghiệp, tạo lập sự bền vững cho nông nghiệp và môi trường; góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Trong việc bảo vệ môi trường, chế phẩm EM thường được sử dụng:

1. Khử mùi chuồng gia súc: Dùng 20 – 30ml EM hòa vào 8 lít nước sạch phun trực tiếp vào chuồng trại, cách 7 ngày phun 1 lần.

2. Dùng EM thức cấp để khử mùi hố tiêu: Hố tiêu của gia đình nông dân, một mét khối dùng khoảng 30-50 ml (cc) EM đổ trên mặt hố, sau 3 ngày phun lần 2, sau đó cứ 7-10 ngày phun một lần.

3. Dùng EM để xử lý rác sinh hoạt tại gia đình:

a. Nguyên tắc chung:

- Hàng ngày rác sinh hoạt trong gia đình được phân loại làm 2 loại: Rác hữu cơ và rác vô cơ; mỗi loại được thu gom và cho vào thùng hoặc bao riêng.

- Rác hữu cơ (chế phẩm rau thừa, thức ăn thừa, vỏ hoa quả...) được cho vào thùng chuyên dụng để xử lý cùng với EM. Trong quá trình thu gom và xử lý không phát sinh mùi hôi mới đạt yêu cầu.

- Rác càng nhỏ càng tốt, rắc Bokashi và phun EM càng đều càng tốt.

b. Quy trình xử lý:

- Thùng rác có dung tích 25 lít, 22 lít, 15 lít có vỉ đỡ rác, có vòi tháo nước rác. Trước khi bỏ rác vào thì rắc đều một lượt Bokashi cám vào đáy thùng khoảng 40g (gần 2/3 nắm tay), rắc đều lên vỉ rác khoảng 20g Bokashi.

- Tất cả rác hữu cơ đều có thể bỏ vào thùng, nên cắt băm rác nhỏ, vắt bớt nước rồi bỏ vào thùng; rác trong thùng được san đều rồi rắc gần kín mặt một lớp Bokashi mỏng rồi dùng thìa hoặc tay ấn chặt xuống. Nếu rác ít thì mỗi ngày xử lý một lần, nếu rác nhiều có thể mỗi ngày xử lý 2 lần vào sau 2 bữa ăn trưa và tối.

- Nếu nước rác nhiều thì mở vòi cho nước rác chảy ra (nguyên tắc là không được để nước rác đầy đến vỉ rác), đổ vào toa-let hoặc cống rãnh để khử mùi hôi hoặc pha loãng 1.000 lần với nước sạch tưới cho cây.

- Thể tích rác trong thùng sẽ ngót rất nhiều. Liên tục thu gom xử lý rác trong 5-10 ngày đến khi rác gần đầy thùng (cách miệng thùng khoảng 5cm) đem rác chôn xuống đất ở trong vườn để ủ thành phân mùn hoặc bón trực tiếp cho cây trồng.

- Trong trường hợp không sử dụng cho vườn của gia đình, tổ chức thu gom rác xử lý tập trung, tiếp tục ủ kỵ khí 3-4 tuần để rác phân huỷ hoàn toàn rồi đem bón cho cây trồng như rau, cây ăn quả...

- Để đảm bảo xử lý rác được tốt, hàng ngày cùng với rắc Bokashi có thể vẩy thêm 1 lượt dung dịch EM bằng cách lấy 1-2 nắp lọ dung dịch EM rồi pha loãng trong nước với tỷ lệ 1/50-1/100 và vẩy đều khắp trên mặt khối rác.

- Trong những ngày rác ở trong thùng, nếu phát hiện có mùi hôi thì lập tức rắc Bokashi và dung dịch EM lên bề mặt khối rác để áp chế mùi hôi. Nếu nước rác có mùi hôi thì cho vào đáy thùng một ít Bokashi và dung dịch EM, hoặc chỉ bằng dung dịch EM (2-3 nắp lọ dung dịch pha loãng 3-4 lần).

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...