Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 21/07/2008 14:23 (GMT+7)

Seymour Papert: Nhà toán học nổi tiếng trên con đường tìm lại chính mình

Nhà nhà phát minh Logo, ngôn ngữ lập trình dành cho trẻ em, đang nỗ lực một cách dũng cảm để học lại cách nói, cách suy nghĩ và để trở thành một thiên tài như chính ông cách đây vài năm.

Papert từng là giáo sư toán học, giáo dục và công nghệ truyền thông tại MIT. Ông đã cống hiến phần lớn sự nghiệp cho lĩnh vực giáo dục. Papert cũng là một trong những người tiên phong về trí thông minh nhân tạo và đã phát minh ngôn ngữ lập trình Logo để dạy trẻ em về máy tính.

Nhưng giờ đây nhà toán học nổi tiếng thế giới đang đứng trước một thách thức: làm thế nào để trở thành giáo sư Seymour Papert của ngày nào.

Bà vợ Suzanne Massie cho biết Papert là một học viên rất kiên trì. Ông đang hồi phục từ từ dù giọng nói đôi khi còn méo và vẫn thường xuyên phải sử dụng nạng và xe lăn.

Ông Papert bị tai nạn giao thông hồi tháng 12/2006 khi tới Hà Nội để tham dự một hội nghị về giảng dạy toán học bằng công nghệ số. Ông bị đâm xe ngay sau khi có bài phát biểu tại hội nghị.

Sau tai nạn đó, Papert rơi vào tình trạng hôn mê và được điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội vài ngày trước khi được đưa bằng máy bay về Mỹ, nơi ông phải nằm điều trị trong vài tháng. Các bác sĩ cho biết phải mất vài năm, chấn thương sọ não của ông mới có thể bình phục hoàn toàn.

Bà vợ Massie và những người chăm sóc ông đang sử dụng những học thuyết giáo dục của chính ông để giúp Papert trở lại cuộc sống bình thường.

Ông Papert rất kiên trì học tập mỗi ngày. Cùng bạn bè và các trợ lý, ông chơi cờ đôminô để luyện các con số, tập làm việc với các vấn đề toán học và bắt đầu chơi cờ.

Bốn buổi sáng mỗi 1 tuần, ông Papert làm việc với Peter Rottman, một người bạn là và giám đốc điều hành phòng thí nghiệm Learning Barn do chính nhà toán học lập ra. Rottman trò chuyện với Papert để nhắc ông nhớ đến những học thuyết mà ông đã xây dựng và công việc mà ông từng làm.


Nhiều lúc, Papert nói với Rottman bằng những câu nói sai ngữ pháp, sử dụng những từ ngữ và câu không có nghĩa.


Nhưng Rottman quan sát thấy rằng Papert vẫn giữ phong cách ăn nói như hồi ông còn là một giáo sư, dùng ngón tay vẽ những vòng tròn lên bàn. Thỉnh thoảng, ông lại đan xen những thuật ngữ như “dữ liệu”, “robot”, “những sáng kiến quan trọng” mà ông vẫn thường sử dụng từ hồi ông chưa nghỉ hưu tại MIT.


“Ông ấy dũng cảm và kiên trì tới mức khó tin. Tôi nghĩ rằng Chúa tốt bụng vẫn muốn ông ấy làm việc”, bà Massie nói.

Với chi phí điều trị tốn kém vào khoảng 15.000 USD/tháng, những người bạn và các đồng nghiệp cũ của giáo sư Papert đã thành lập "Quỹ hồi phục Seymour Papert" để tài trợ một phần cho chi phí chữa trị và hồi phục cho ông.

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nói trong một tuyên bố: “Seymour Papert, một giáo sư nghỉ hưu danh tiếng của MIT từ năm 1996, là thành viên của cộng đồng MIT trong hơn 40 năm qua. Tất cả những ai có vinh dự làm việc với ông đều tôn trọng và yêu mến vị giáo sư này. Kể từ tai nạn giao thông ở Hà Nội, MIT đã giúp đỡ ông cả về vật chất và tinh thần”.

Vào cuối tháng 3, bà Massie đã đưa chồng tới MIT lần đầu tiên sau tai nạn để gặp mặt những đồng nghiệp cũ.

Về phần mình, Rottman thấy phấn khởi vì những tiến bộ của Papert. “Ban đầu, tôi nghĩ đầu óc của ông rất lộn xộn. Ông ấy không nhận thức được những gì xung quanh. Nhưng dần dần, ông ấy tiến bộ hơn rất nhiều”.

Sau đó, Rottman quay sang Papert: “Ông có nghĩ điều đó sẽ thay đổi không Papert?”. Vị giáo sư trả lời với một cái nhún vai: “Tôi không biết, chúng ta phải đợi”.


Nguồn: dantri.com.vn 18/7/2008

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.