Rượu huyết - mầm bệnh
Huyết con vật nào cũng uống được
Thế giới của dân nghiền rượu thì mốt uống rượu huyết đã thịnh từ lâu, từ trước khi làng rắn Lệ Mật ra đời. Thế nhưng càng ngày rượu huyết càng được dân nghiền rượu cổ suý. Những loại rượu huyết mới không ngừng phát triển, kích thích sự tò mò của các bợm rượu. Những con vật càng lạ càng hấp dẫn sự khám phá. Các quán rượu dân tộc mọc lên như nấm đang khai phá huyết của các con vật như bồ câu, nai, thỏ, ngựa, chim sẻ., mèo, ngao... để tăng cường sức mạnh cho quý ông. Tùy loại mà người ta có thể pha huyết sẵn hay “tử hình ngay trên bàn nhậu” cho khách chứng kiến.
Ngay tại hồ Ba Mẫu, đối diện với CV Thống Nhất thôi, quán rượu tiết chim sẻ lúc nào cũng nườm nượp khách đến thưởng thức mặc dù đang có dịch cúm gia cầm. Chuỗi nhà hàng ba ba trong Hà Đông thường mời khách bằng rượu pha huyết ba ba. Một số nhà hàng rượu dân tộc khác lại đưa ra món độc đáo-thỏ rôti kèm rượu tiết thỏ tăng cường sinh lực (!). ở Hải Phòng, Hạ Long (nơi sẵn có các loại hải sản) đang có trào lưu uống rượu tiết ngao... Có thể nói, huyết ngày nay được nâng lên hàng “bách bổ” phục vụ cho các quý ông nhưng thực chất vấn đề thế nào.
Huyết có thực bổ?
Nhiều loại rượu huyết không có tác dụng tăng cường chuyện quan hệ tình dục như lời quảng cáo, đó là khẳng định của TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng. Bà cho biết, máu của các loại động vật thường có các loại kháng thể, hormon nội tiết tố nam, hormon tăng trưởng, các chất chuyển hóa, hồng cầu, bạch cầu, đạm abumin.... nên nhiều người nghĩ máu là rất bổ điều đó là đúng. Một số loại máu như máu dê đực có hormon nội tiết tố nam rất mạnh, giúp phái mạnh tự tin hơn trong quan hệ vợ chồng, tuy nhiên, không phải máu động vật nào cũng có hormon nội tiết tố nam nhiều nên không phải cứ uống rượu huyết vào thì đàn ông cũng mạnh...Ngược lại, rượu huyết pha chế ở các nhà hàng thường không sạch sẽ, quá trình lấy huyết đã khiến máu động vật nhiễm vi khuẩn, nhiễm ấu trùng. ấu trùng sán thường di chuyển qua đường máu. Máu thỏ, dê chứa rất nhiều ký sinh trùng sán, máu khỉ có thể có HIV, máu rùa sống dưới bùn nên có thể có vi khuẩn than, máu một số loài cá có sán ấu trùng...nên khi uống sống, trực tiếp chắc chắn cơ thể sẽ nhiễm bệnh.
Cũng về đông y, ThS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Đông Y bệnh viện 108 cho biết, từ xưa cổ nhân không bao giờ dùng tiết chim, thỏ, ngựa, dơi, ngao... để uống rượu. Huyết bao giờ cũng tính lạnh vì vậy không phải ai dùng cũng tốt mà có chỉ định cho từng người . Những người bị thuộc thể hàn (sợ lạnh, ăn kém, huyết áp thấp, hay đầy bụng, chậm tiêu, đi lỏng...) thì không nên dùng.
GS.TS Dương Trọng Hiếu:
“Nổi mẩn, phát ban không nên uống rượu huyết”
BS Phạm Duệ, Phó GĐ Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai)
Nhiều người đã nhập viện
Nguồn: KH&ĐS Số 74 Thứ Sáu 15/9/2006