Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 03/12/2024 22:04 (GMT+7)

Cần tạo lập môi trường lành mạnh để “giữ chân” các tài năng khoa học

Một trong những hạn chế lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là sự thiếu vắng nhân lực KHCN. Việc tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân các tài năng khoa học công nghệ.

Ngày 3/12, Viện Kinh tế Việt Nam đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển tổ chức hội thảo "Giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trẻ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta giai đoạn 2021-2030".

tm-img-alt

Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên – Trung ương Đoàn TNCS HCM Đặng Vũ Cảnh Linh đồng chủ trì hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh sự chuyển mình mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) và cách mạng công nghiệp 4.0.

Sự bùng nổ của AI và công nghệ số không chỉ thay đổi phương thức hoạt động của các doanh nghiệp mà còn tạo ra những cơ hội và thách thức cho nguồn nhân lực trẻ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần khai thác tối đa tiềm năng của nhân lực trẻ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và cải tiến quy trình sản xuất.

tm-img-alt

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên – Trung ương Đoàn TNCS HCM Đặng Vũ Cảnh Linh phát biểu tại hội thảo

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên – Trung ương Đoàn TNCS HCM Đặng Vũ Cảnh Linh, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chỉ tập trung cho những hoạt động sản xuất kinh doanh cho lợi nhuận trước mắt; trong khi đó, năng lực KHCN trong các doanh nghiệp là yếu tố quyết định năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng, quan tâm, đầu tư đúng mức.

Một trong những hạn chế lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là sự thiếu vắng nhân lực KHCN, chưa phát huy được vai trò của lực lượng xã hội quan trọng này cho phát triển doanh nghiệp.

Sự thiếu vắng nhân lực KHCN trong các doanh nghiệp trở thành rào cản trong việc thực hiện chính sách liên kết giữa ba nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp) trong việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN.

Từ tháng 11/2022, đề tài nghiên cứu khoa học "Chính sách và giải pháp phát triển nhân lực khoa học công nghệ trẻ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030" được Bộ KH&CN cho phép triển khai.

Hiện nay, đề tài đã triển khai và hoàn thành nghiên cứu, điều tra, khảo sát tại 10 tỉnh/ thành phố với mẫu thống kê chi tiết 300 doanh nghiệp, khảo sát 1,200 nhân lực khoa học, công nghệ trẻ, thực hiện 220 cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với đại diện các nhà quản lý địa phương, chủ doanh nghiệp, nhân lực KHCN trẻ, đại diện các nhà quản lý, hoạch định chính sách, chuyên gia, các nhà giáo dục, các nhóm học sinh, sinh viên, trí thức trẻ...

tm-img-alt

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Lê Văn Hùng phát biểu tại hội thảo

Theo Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Lê Văn Hùng cho rằng, trong những năm vừa qua, nhân lực trong lĩnh vực KHCN có xu hướng tăng khá nhanh, chủ yếu tập trung tăng nhanh đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học. Trong giai đoạn 2015-2021, số lượng cán bộ nghiên cứu tăng từ 131.045 người lên 156.588 người (tăng hơn 25 nghìn nhà nghiên cứu).

Số lượng nhân lực khoa học dù có xu hướng gia tăng nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Chính sách phát triển nhân lực khoa học hiện còn dài trải, thiếu trọng tâm trọng điểm đối với các ngành, lĩnh vực trong từng giai đoạn cụ thể nên chưa tạo ra những đóng góp có tính đột phá, tiên phong của đội ngũ nhân lực KHCN...

Chia sẻ về kết quả điều tra khảo sát của đề tài trên, đến từ Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, bà Đỗ Thị Kim Anh cho biết, nhân lực KHCN trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay có trình độ từ Đại học trở lên (57,5%), số nhân lực có trình độ trung cấp, cao đẳng nghề chiếm tỷ lệ 26,9%.

Nhân lực có trình độ THPT chiếm 12,7% chủ yếu là lao động trong dây chuyền sản xuất, vận hành máy móc, kỹ thuật. Có 53,2% nhân lực KHCN được làm các công việc đúng ngành nghề được đào tạo và 39,5% nhân lực KHCN phát huy được năng lực chuyên môn. Điều này phản ánh sự chưa phù hợp giữa đào tạo và thực tế sử dụng nhân lực trong các doanh nghiệp.

tm-img-alt

Các đại biểu tham dự hội thảo

Tại hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để phát triển nhân lực KHCN trẻ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể như: Tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh nhằm thu hút, thúc đẩy doanh nghiệp, hội, cá nhân đầu tư phát triển KHCN, nghiên cứu sâu, giảm tình trạng doanh nghiệp đầu cơ, tầm nhìn ngắn hạn.

Bảo đảm sự bình đẳng trong tiếp cận chính sách về đào tạo, thu hút, đánh giá, sử dụng, trọng dụng, tôn vinh nhân tài đối với trí thức trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các loại hình sở hữu. Đưa việc phát triển nhân lực khoa học của các doanh nghiệp tư nhân, tổ chức kinh tế ngoài công lập vào kế hoạch phát triển đội ngũ khoa học của chính quyền các cấp.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần khuyến khích và hỗ trợ các sáng kiến khởi nghiệp trong lĩnh vực KHCN. Ngoài ra, việc hợp tác với các trường đại học và viện nghiên cứu không chỉ giúp các doanh nghiệp tiếp cận với các nghiên cứu mới mà còn tạo ra cơ hội cho đội ngũ nhân lực khoa học trẻ học hỏi và phát triển. Đây là một trong những cách thức quan trọng để nâng cao chất lượng nhân lực KHCN...

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh công nghệ đang phát triển nhanh chóng, việc chuẩn bị tốt cho đội ngũ nhân lực KHCN trẻ sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ KHCN thế giới.

Xem Thêm

Sơn La: Hoạt động của trí thức trong công tác tư vấn, phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của đội ngũ trí thức tỉnh Sơn La nhằm cung cấp cho cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn để nghiên cứu trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.

Tin mới

Liên hiệp Hội Việt Nam là điểm tựa tin cậy của đội ngũ trí thức Khoa học và công nghệ
Trong chặng đường 42 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp Hội Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam trong nước và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia..
Báo Nhân dân chúc mừng Vusta nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chiều ngày 15/5, Đoàn cán bộ Báo Nhân dân do Trưởng Ban Khoa học - Môi trường Đinh Song Linh dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam đã thân mật tiếp đoàn.
Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.