Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 30/11/2011 22:45 (GMT+7)

Quy chuẩn về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh thuốc thú y

Theo đó, quy chuẩn về điều kiện vệ sinh thú y cơ sở kinh doanh thuốc thú y quy định các yêu cầu vệ sinh thú y đối với nơi kinh doanh thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, thú y thủy sản; nguyên liệu làm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản (sau đây gọi chung là thuốc thú y). Quy chuẩn này được áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh, xuất nhập khẩu, tồn trữ, bảo quản thuốc thú y; cửa hàng, đại lý bán thuốc thú y.

Dưới đây là những quy định đối với cơ sở kinh doanh thuốc thú y:

1. Yêu cầu chung về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị:

a. Địa điểm, cơ sở vật chất:

- Địa điểm xây dựng: cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.

- Có địa chỉ cố định; có biển hiệu ghi tên cửa hàng, cơ sở hoặc tên doanh nghiệp; có đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh.

- Yêu cầu về xây dựng: diện tích cửa hàng bán lẻ tối thiểu 10m 2; sàn nhẵn nhưng không trơn, không bị rạn nứt, không bị thấm hoặc ứ đọng nước, dễ vệ sinh, chịu được hóa chất khử trùng, tiêu độc; tường và trần được làm bằng vật liệu bền, chắc chắn và kín để kiểm soát tác động xấu từ môi trường và động vật gây hại.

- Có khu vực trưng bày sản phẩm.

- Nếu cơ sở được phép kinh doanh thức ăn chăn nuôi cùng với thuốc thú y: phải có khu vực riêng dành cho kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

- Đối với cửa hàng, đại lý bán thuốc thú y phải có khu vực riêng hoặc kho chứa hàng và có đủ diện tích; đối với công ty kinh doanh, nhập khẩu thuốc thú y phải có kho để hàng.

b. Trang thiết bị:

- Có đủ quầy, tủ, giá kệ để bảo quản và trưng bày sản phẩm. Tủ, quầy, giá kệ phải đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh và tránh được những tác động bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nấm mốc, động vật gặm nhấm và côn trùng gây hại.

- Có quạt thông gió; hệ thống chiếu sáng đảm bảo các thao tác diễn ra thuận lợi.

- Đối với công ty nhập khẩu, kinh doanh vắc xin, chế phẩm sinh học; cửa hàng, đại lý thuốc thú y có kinh doanh vắc xin, chế phẩm sinh học.

+ Phải có thiết bị bảo quản lạnh ở nhiệt độ phù hợp với yêu cầu của sản phẩm kinh doanh.

+ Có phương tiện dự phòng để bảo quản vắc xin, chế phẩm sinh học khi xảy ra sự cố mất điện.

- Công ty nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học phải có phương tiện vận chuyển chuyên dùng đảm bảo yêu cầu bảo quản khi vận chuyển và phân phối sản phẩm.

c. Hệ thống kho:

- Công ty kinh doanh, nhập khẩu thuốc thú y phải có kho chứa hàng. Diện tích kho phù hợp với quy mô và sản lượng kinh doanh.

- Có khu vực riêng hoặc phòng để bảo quản các loại dung môi, các nguyên liệu dễ gây cháy, nổ và đảm bảo dễ dàng, thuận tiện cho việc xử lý khi có sự cố xảy ra.

- Có nơi biệt trữ các nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm bị loại bỏ.

- Có máy phát điện dự phòng và đủ công suất.

- Có sổ sách theo dõi việc xuất, nhập hàng; thiết bị theo dõi nhiệt độ và độ ẩm, ghi chép thường xuyên các thông số kỹ thuật.

- Có hệ thống chiếu sáng đầy đủ, quạt thông gió, thiết bị điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ.

- Có đủ các trang thiết bị, phương tiện phù hợp với yêu cầu trong bảo quản vắc xin, chế phẩm sinh học.

- Bảo quản thuốc ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng theo đúng quy định của nhà sản xuất.

- Hàng hóa phải được sắp xếp trên kệ, giá. Kệ, giá để hàng phải cách mặt sàn ít nhất 20cm, cách tường ít nhất 20cm, khoảng cách giữa các giá, kệ tối thiểu 30cm để đảm bảo độ thông thoáng, dễ vệ sinh tiêu độc;

- Hàng hóa trong kho phải sắp xếp gọn gàng, dễ lấy và tránh nhầm lẫn.

d. Hồ sơ, quản lý:

- Cơ sở phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do các cấp có thẩm quyền cấp.

- Chủ cơ sở hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phải có chứng chỉ hành nghề thú y do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về thú y cấp.

- Có đầy đủ hồ sơ theo dõi về thời gian, số lượng, tình trạng đối với từng loại thuốc thú y khi xuất, nhập.

- Cơ sở phải có đầy đủ các hồ sơ của từng mặt hàng kinh doanh. Tất cả các loại mặt hàng kinh doanh phải nằm trong danh mục được phép lưu hành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

- Cơ sở phải thiết lập đầy đủ về cơ cấu tổ chức, trong đó quy định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của từng cá nhân.

- Có văn bản quy định sự sắp xếp, bảo quản hàng, chế độ kiểm tra định kỳ, phát hiện và xử lý kịp thời những sự cố trong quá trình bảo quản.

2. Kiểm soát động vật gây hại:

- Cơ sở phải có kế hoạch và biện pháp hữu hiệu để chống các loài gặm nhấm, côn trùng và động vật gây hại khác trong khu vực.

- Những hóa dược để diệt côn trùng, các loài gặm nhấm gây hại phải được bảo quản nghiêm ngặt trong tủ hoặc trong kho riêng có khóa. Chỉ người được giao nhiệm vụ; có hiểu biết về chuyên môn mới được phép sử dụng để chống động vật gây hại.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.