Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 04/08/2010 16:02 (GMT+7)

Phương pháp khống chế mùi “hoi” của lợn đực

Do đâu mà lợn đực giống (chưa thiến) có mùi “hoi”?

Mùi “hoi” của lợn đực giống là do mỡ trong cơ thể của chúng tích luỹ hai hỗn hợp: androstenone và skatole. Thông thường lợn đực con được thiến để loại bỏ mùi “hoi” trong thịt khi đến tuổi giết thịt.

Androstenone là một pheromone và được sản sinh từ các dịch hoàn khi lợn đến tuổi thành thục tính dục. Với lợn trưởng thành, androstenone tích tụ và nằm trong mô mỡ bao quanh các thớ cơ.

Còn skatole là một phụ phẩm của hoạt động vi sinh vật sản sinh một cách tự nhiên trong đường ruột của mọi con lợn (đực và cái). Nếu chuồng bẩn, skatole có trong phân dễ dàng được hấp thụ qua da và đi thẳng vào trong cơ thể. Lợn cái và lợn đực thiến có thể chuyển hoá hàm lượng skatole dư thừa rồi loạn bỏ ra khỏi cơ thể. Nhưng với lợn đực chưa thiến, quá trình chuyển hó skatole bị sụt giảm do được tích tụ lại trong mô mỡ (cũng như androstenone).

Vì sao ở một số nước, người tiêu thụ không muốn thiến lợn đực?

Người ta nhận thấy về sử dụng thức ăn, tích luỹ nitơ và tích luỹ mô thịt nạc thì lợn đực chưa thiến cho hiệu quả tốt hơn so với lợn đực đã thiến, điều đó mang lại lợi nhuận rõ rệt cho người chăn nuôi. Ví dụ: lợn đực chưa thiến giảm mức ăn vào 12%, giảm mức tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng 12%, tăng sản lượng thịt nạc 6,5%, giảm tỉ lệ thịt móc hàm 1,5%, nhưng làm tăng tổng lợi nhuận được 36%.

Vì vậy trường phái bảo vệ sức khoẻ vật nuôi ở một số nước EU chủ trương cấm thiến lợn đực (bằng phẫu thuật) trong vài năm tới, kể cả dùng phương pháp gây mê (CO2 hoặc halothane). Gần đây một số kho bảo quản thịt ở Hà Lan đã ngừng bán thịt lợn thiến.

Có cách nào loại bỏ mùi “hoi” của lợn đực mà không phải thiến bằng phẫu thuật?

Có 3 phương pháp phổ biến để khống chế mùi “hoi” của lợn đực, đó là dinh dưỡng, “thiến miễn dịch” và chọn lọc di truyền.

Dinh dưỡng

Mùi hoi của lợn đực do skatole chịu tác động bởi khẩu phần và môi trường. Có thể giảm nồng độ skatole bằng cách bổ sung các loại tinh bột đã được lên men vào khẩu phần. Do skatole cũng có thể được hấp thụ từ phân nên bất cứ lợn nào bẩn (đực và cái) đều có thể tích tụ nhiều skatole vào trong mỡ.

Còn hàm lượng androstenone chịu ảnh hưởng bởi sự thành thục tình dục. Nhưng nếu giết sớm lợn đực chưa thiến trước khi thành thục tính dục thì không kinh tế. Nói chung, can thiệp vào khẩu phần không phải là một giải pháp thật hữu hiệu để khống chế mùi hoi của lợn đực.

Thiến miễn dịch

Đây là phương pháp tiêm vắc xin để kích thích sản sinh các kháng thể làm đình chỉ sự phát triển của dịch hoàn (tương tự như cách thiến lợn bằng phẫu thuật). Loại vắc xin thương phẩm này có tên “Improvac” đang được sử dụng ở Austrailia và New Zealand. Nó có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của lợn đực làm cho các kháng thể kháng lại các mô chỉ riêng của lợn đực. Do đó, dịch hoàn không phát triển và những hợp chất hormon tạo nên mùi hoi không được sản sinh. Vắc xin này không tồn tại trong cơ thể lợn lúc giết thịt nên không gây nguy hại gì cho sức khoẻ con người. Vắc xin cũng không chứa các thành phần cải biến gen; có thể giảm thấp nguy cơ làm cho thịt lợn nhợt nhạt, mềm và rỉ nước (PSE); cải thiện màu sắc của thịt; làm tăng mỡ giắt trong thịt, do đó làm tăng vị ngon của thịt.

Tiêm vắc xin cho lợn đực khi gần đạt khối lượng giết thịt, như vậy, lợn đực sinh trưởng bình thường và giảm mùi hoi như những lợn đực khác chưa thiến, giảm hiện tượng đánh nhau, giảm hoạt động tính dục, tăng mức ăn vào, cải thiện tốc độ sinh trưởng, cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn hơn so với những lợn đực thiến và sản lượng thịt nạc đạt mức trung gian giữa lợn đực giống và lợn đực thiến.

Chọn lọc di truyền

Di truyền học có thể tác động đến mức độ “hoi” của lợn đực trong cùng giống hoặc giữa các giống. Trường Đại học Guelph đã tiến hành gen đánh dấu cho mùi hoi lợn đực. Họ có dữ liệu của 1.300 lợn, đại diện cho 8 dòng khác nhau. Họ đã sử dụng những gen đánh dấu đa hình nucleotide đơn (SNP) làm cơ sở cho những gen tổng hợp và chuyển hoá hỗn hợp androstenone và skatole.

Qua quá trình chọn lọc đã đạt được một tiến bộ rõ rệt theo hướng chọn lọc di truyền đối với mùi hoi của lợn đực. Công trình đang được tiến hành nhằm xác định được SNP bổ sung đặc trưng đối với mùi hoi của lợn đực và đưa những gen đánh dấu này trở thành thương phẩm phục vụ sản xuất. Kỹ thuật này sẽ tránh được nhu cầu thiến lợn và việc tạo ra những dòng lợn có mùi hoi thấp hơn sẽ nâng cao lợi nhuận của sản xuất thịt lợn và đáp ứng được mối quan tâm của những người bảo vệ sức khoẻ cho động vật.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.