Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 07/04/2006 00:29 (GMT+7)

Phục tráng giống ngô nếp quý tại Thừa Thiên - Huế

Ngô nếp Cồn Hến từ lâu đã được coi là loại thực phẩm quý của Huế. Phù sa màu mỡ của sông Hương đã góp phần tạo nên vị ngon ngọt, dẻo thơm của ngô Cồn Hến. Từ những bắp ngô này, người dân Huế đã chế biến nhiều món ăn nổi tiếng. Hiện nay, giống ngô nếp Cồn Hến do bị lẫn tạp nên đã bắt đấu thoái hóa, nếu không kịp bảo tồn thì trong tương lai không xa, giống ngô này sẽ biến mất.

Sau 5 năm nghiên cứu, PGS.TS Trần Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Nông lâm và các đồng nghiệp của ông đã phục tráng được giống ngô nếp Cồn Hến, giữ lại đặc điểm bản chất quý hiếm của nó.

Theo PGS.TS Trần Văn Minh: "Phục tráng giống ngô Cồn Hến là phương pháp chọn lọc, trước hết   phải thu thập đúng giống nếp Cồn Hến, sau đó phải chọn 2 , 3 vụ tổng hợp chọn cá thể tách ra các dòng thuần từ các quần thể giống hỗn hợp, chúng tôi đã chọn cá thể đến thế hệ thứ 7 (tức là đến thế hệ F7), lúc ấy các dòng đã thuần bó biểu hiện trên các tính trạng. Đặc biệt là các tính về hình thức như chiều cao cây đồng đều, số lá đều, sắc cây, bắp thân đồng đều. Khi định hình rồi, tiếp tục đưa các dòng hỗn lại với nhau, sau khi hỗn dòng tiếp tục chọn lọc hỗn hợp ba vụ nữa".

Vậy là quá trình phục tráng giống ngô nếp Cồn Hến phải qua 10 vụ. Đến nay, giống ngô nếp phục tráng đang được nông dân trồng trên đồng ruộng. Ngoài ra, PGS.TS Trần Văn Minh cũng đã thu thập bảo tồn quỹ gen của 24 giống ngô nếp của 14 tỉnh miền Trung, tách 15 dòng, dự định sẽ hỗn các dòng này nhằm chọn ra quần thể giống bắp nếp Cồn Hến thuần chủng.  

Đặc biệt, ở vùng đất có khí hậu khắc nghiệt như Thừa Thiên-Huế, trước kia chưa bao giờ trồng được ngô rau. Mới đây, ông đã thu thập 20 giống ngô rau trên thế giới và ở Hà Nội để chọn lọc trồng thành công hai loại: giống LVN23 của Viện nghiên cứu ngô Việt Nam và 1 giống ngô rau nhập ở nước ngoài thích nghi với điều kiện khí hậu. Đây là tín hiệu vui đối với người dân nơi đây, vì họ sẽ không còn phải mua ngô rau nhập từ nơi khác.

Từ thành công trên, sắp tới Trường Đại học nông lâm Huế sẽ xây dựng chợ Nông Lâm chuyên bán các sản phẩm rau sạch nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như khách du lịch trong và ngoài nước.

Nguồn: vtv.vn,04/04/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.