Phú Yên: Hai học trò cùng đam mê sáng tạo
Em Trần Công Lý và Nguyễn Thị Phượng, đồng tuổi 15, cùng học chung lớp 9B trường THCS Nguyễn Du (TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên). Điều đặc biệt ở Lý và Phượng là ngoài việc học sinh giỏi của trường ở hai em còn có niềm đam mê sáng tạo khoa học kỹ thuật... mô hình “Xe kéo phun thuôc tự động” tham gia Cuộc thi STKT Thanh Thiếu niên-Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 4 (2018-2019) của Lý và Phượng được Hội đồng Ban giám khảo đánh giá cao.
Em Trần Công Lý và Nguyễn Thị Phượng bên mô hình tại Chung khảo Cuộc thi
Từ thực tế “chế” ra mô hình
Tiếp xúc với 2 học sinh Trần Công Lý và Nguyễn Thị Phượng tại buổi Chung khảo Cuộc thi STKT Thanh Thiếu niên-Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 4 (2018-2019) vào ngày 5/7/2019 vừa qua, do 4 cơ quan ( Liên hiệp các Hội KH&KT; Sở KHCN; Sở GD&ĐT và Tỉnh đoàn) đồng tổ chức. Theo Lý và Phượng: Sinh ra và lớn lên ở vùng nông nghiệp, thấy trên đồng ruộng, người nông dân mang bình phun thuốc trừ sâu trên lưng rất vất vả, nặng nhọc. Nhất là thao tác của cánh tay đưa lên, kéo xuống để tạo khí nén bơm vào bình để phun thuốc ra...rất vất vả, độc hại và bình phun chỉ một vòi phun năng suất không cao cho nên chúng em ấp ủ thực hiện làm mô hình “Xe kéo phun thuốc tự động”.
Qua tìm hiểu được biết Lý và Phượng cùng học giỏi và đam mê nghiên cứu sáng tạo kỹ thuật. Những năm lớp 7, lớp 8 Lý và Phượng đã từng hợp tác thực hiện những mô hình học tham gia thi ở trường. Riêng mô hình “Xe kéo phun thuốc tự động”, trong quá trình “chế” ra mô hình, hai em đều nêu cao tinh thần hợp tác, cầu thị để hoàn thành công việc. Áp lực việc học tập của năm cuối cấp cũng có phần ảnh ít nhiều đến việc đầu tư sáng tạo mô hình nhưng đôi bạn phải cân bằng thời gian, kế hoạch hợp lý, đảm bảo việc học và lắp ráp mô hình. Trong quá trình thực hiện, Lý và Phượng đã được giáo viên dạy bộ môn Lý và Công nghệ của trường tận tình hướng dẫn thêm.
Cô bé học sinh Nguyễn Thị Phượng cho biết: “Để thực hiện mô hình, lúc đầu chúng em phải vẽ phát thảo mô hình trên giấy, sau đó từng bước điều chỉnh phát thảo hoàn thiện rồi mới đi tìm vật dụng về lắp ráp mô hình”
Còn cậu học trò Trần Công Lý tâm sự: “Trong quá trình thực hiện, chúng em gặp rất nhiều khó khăn do kiến thức còn hạn chế. Ví dụ như “độ” bộ truyền và biến đổi chuyển động; hoặc làm cần định vụ cho các bét phun...khi lắp thiết bị, đến khi vận hành thử thì lúc được, lúc không....Những khó khăn này khiến chúng em mất rất nhiều thời gian để giải quyết triệt để”.
Thầy Vũ Văn Thịnh, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, cảm kích: “ Tuy năm cuối cấp nhưng 2 trò (Lý-Phượng) đã thực hiện được mô hình, tham gia Cuộc thi lần này thầy trò trường chúng tôi rất hãnh diện. Mô hình đã được vào chung khảo, nhà trường càng vui hơn. Hy vọng mô hình của 2 học trò được đạt giải thưởng cao Cuộc thi lần này”
Chứng minh đam mê sáng tạo
Sau hơn 1 tháng cố gắng, cuối cùng “Xe kéo phun thuốc tự động” của Lý và Phượng cũng đã hoàn thành. Sản phẩm gồm 1 bình phun thuốc cũ; chiếc xe đạp cũ; 1 Pooly cũ; 3 m ống nhựa, 3 m ống sắt (nhỏ, lớn); 8 bét phun và tận dụng một số vật liệu liên quan khác...
Theo Lý và Phượng thuyết minh trước Ban giám khảo: Có 6 công đoạn về lắp đặt mô hình: Bước 1:Tận dụng 1 chiếc xe đạp hỏng để lấy một bánh xe, ổ líp, khung sườn, sau đó cắt ra rồi hàn bình phun thuốc lên thân xe. Bước 2: “Độ” chế bộ truyền và biến đổi chuyển động. Bước 3: Hàn tay nắm. Bước 4: “Độ” bộ phận chân định vị xe. Bước 5: Làm cần định vị cho các bét phun. Bước 6: Gắn hệ thống bét phun.
Về nguyên lý vận hành mô hình “Xe kéo phun thuốc tự động” 2 em giải thích: “ Khi kéo xe, líp bánh xe quay, xích truyền chuyển động từ ô ô líp lên bộ líp gắn cùng tay quay, khi chuyển động của tay qua và thanh truyền làm cho pít tông bình bơm tự bơm, tạo ra lực nén trong bình, thuốc được đẩy ra ngoài theo ống dẫn và phun qua từ pét”
Tính sáng tạo và tính mới của mô hình “Xe kéo phun thuốc tự động” là Lý và Phượng đã biết tận dụng từ chiếc xe đạp hỏng, bình bơm cũ...cắt bỏ phần trước xe đạp, hàn gắn bình bơm vào thân xe, hàn gắn bộ phận điều khiển cần bơm, hàn gắn chân chống để tạo ra một mô hình sản phẩm bìn phun thuốc “kiểu mới”.
Về khả năng áp dụng mô hình “Xe kéo phun thuốc tự động”, 2 em Trần Công Lý mạnh dạn trả lời với Ban giám khảo rằng: Mô hình này giúp người nông dân không phải mang vác trên lưng tranhas được nước thuốc rơi vãi chảy thấm vào lưng ảnh hưởng đến sức khỏe; Sản phẩm cho năng suất lao động cao gáp 3 đến 4 lần so với phun thuốc thông thường (đeo bình thuốc trên lưng để phun); Mô hình dễ thực hiện ở mọi địa hình (đất nương rấy hay ruộng lúa...). Đặc biệt sản phẩm dễ làm, giá thành không cao.
Kỹ sư Nguyễn Thành Phong và Th.S Đỗ Ngọc Xuân, thành viên Ban giám khảo lĩnh vực “Bảo vệ môi trường &Phát triển kinh tế” đánh giá cao mô hình “Xe kéo phun thuốc tự động” của Lý và Phượng, “ có tính sáng tạo cao và ý tưởng mới lạ, giảm nặng nhọc, tăng năng suất lao động, giảm tính độc hại cho người lao động khi phun thuốc.”./.
Riêng tôi, hy vọng rằng mô hình “Xe kéo phun thuốc tự động” đạt giải thưởng cao và trong tương lai Lý và Phượng tiếp tục nhân đôi niềm đam mê sáng tạo ở các bậc học tiếp theo để cho ra đời những mô hình hiệu quả thiết thực phục vụ cho cuộc sống của cộng đồng./.