Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 29/01/2024 09:48 (GMT+7)

Nhà khoa học 42 năm gắn bó với ruộng đồng

Trải qua 37 năm công tác trong lĩnh vực khuyến nông, ông không ngừng trao dồi, nghiên cứu khoa học với các dự án:

“Xây dựng mô hình nông nghiệp tích hợp: Trồng cỏ VA06 nuôi bò - Trùn Quế - nuôi gà lương phượng thả vườn”, đề tài: “Bảo quản yếm khí hạt lú tươi” và dự án “Xây dựng mô hình trồng cỏ voi nuôi trâu sinh sản kết hợp nuôi trùn Quế, nuôi cá Rô phi dòng Gitf và nuôi gà thả vườn”, đề tài “Cải tiến Tủ ấp trứng gia cầm” …  Đó là Tiến sĩ Nguyễn Xuân Khoa -PCT Liên hiệp hội Bạc Liêu.

tm-img-alt

Năm 1994, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Khoa được phong học vị Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) đầu tiên của tỉnh Minh Hải lúc bấy giờ. Từ ấy năm ông miệt mài công tác nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực nông - ngư nghiệp. Năm 2001, được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Bạc Liêu, nơi đây ông luôn tận tụy không ngại khó khăn đến từng xã, từng ấp, vùng xâu vùng xa… dạy nghề nông nghiệp cho lao động ở nông thôn về lĩnh vực chăn nuôi và trồng hoa cây kiểng... gần gũi trợ giúp cho bà con nông dân nhận thức được vai trò của khoa học, cũng như lợi ích, hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào nông nghiệp và sản xuất kinh doanh.

Sau khi nghỉ hưu, Từ năm 2017 đến nay, được lãnh đạo tỉnh tin tưởng, tạo điều kiện, ông tiếp tục công tác và giữ chức Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (được phân công kiêm Trưởng Ban Kiểm tra, kiêm Trưởng ban Khoa học Công nghệ và Tư vấn phản biện và Giám định xã hội). Ở cương vị Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội, ông được lãnh đạo phân công chủ trì phản biện và giám định nhiều đề tài, dự án được UBND tỉnh phê duyệt mỗi năm từ 2-3 dự án, cụ thể như: từ năm 2018 đến cuối năm 2023 Liên hiệp Hội đã TVPB&GĐXH 20 dự án, trong đó giám định 07 dự án, phản biện 8 dự án và 5 cuộc Hội thảo. Tham gia Hội đồng Khoa học cấp tỉnh (phản biện 1) 3 đề tài cấp tỉnh, 02 đề tài cấp cơ sở. Được trường Đại học Bạc Liêu mời làm Chủ tịch hội đồng Khoa học của trường xét duyệt và nghiệm thu 4 đề tài cấp trường trong lĩnh vực nông nghiệp; Tham gia phản biện 3 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bạc Liêu mời. Đặc biệt, chủ trì nhiều cuộc Hội thảo của Green-in (đơn vị phối hợp) hỗ trợ cho các tổ chức khoa học và công nghệ trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam. Tất cả các dự án, đề tài, Hội thảo đều được lãnh đạo các ngành chuyên môn đánh giá cao.

Với công việc được giao, ông đã có nhiều năm kinh nghiệm tham gia đóng góp nhiều tham luận tại các cuộc hội thảo khoa học trong và ngoài tỉnh…, cũng như chủ trì nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm nhằm đổi mới phương thức hoạt động và tăng cường công tác phối hợp kết hợp giữa hội thành viên với Liên hiệp Hội và các tổ chức khoa học công nghệ... Ngoài ra, ông được Sở Nông nghiệp phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh mời tham gia chủ trì các buổi tọa đàm nhiều năm liền, phát sóng định kỳ chuyên mục “Đồng hành cùng nhà nông”, chia sẻ đến bà con nông dân chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao gắn với quy trình sản xuất an toàn, tiên tiến, áp dụng vào thực tiễn, mang lại giá trị thiết thực cho sản xuất.

Trong công tác giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại đơn vị, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội luôn tiên phong xây dựng kết hợp chặt chẽ giữa “học tập” với “làm theo” Bác trong thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ công chức tại cơ quan từng bước nâng cao giá trị tinh thần và hiệu quả công việc qua những lời chỉ dẫn ân cần nhẹ nhàng và đầy tình cảm.

Trong thời gian tới, có thể ông sẽ dừng lại chuỗi ngày vất vả lo toan và bồn bề công việc để trở về với cuộc sống của gia đình, nơi mà ông mãi là người chồng, người cha, người ông mẫu mực. Tất cả những người đồng nghiệp, bạn bè sẽ mãi nhớ về ông – một con người sống giản dị, chan hoà và luôn chia sẻ những khó khăn, quan tâm giúp đỡ mọi người trong công việc, đời thường.

Ông chia sẻ: dù rằng ông không có công trình khoa học đồ sộ, cũng không có giáo trình chủ biên tiêu biểu, nhưng tất cả tài sản quí báo của ông là hết mình cống hiến 42 năm công tác và vinh dự nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng (năm 2017); Được Thủ tướng Chính phủ trao tặng 2 Bằng khen, Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng Ba và rất nhiều phần thưởng cao quí khác như: Giải thưởng “Bông Lúa vàng Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp (2002); Giải thưởng “Trí thức tiêu biểu vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam” của Hội trí thức trẻ Việt Nam (2017), Danh hiệu “Nhà Khoa học của Nhà nông” do Trung ương hội Nông dân Việt Nam tôn vinh (năm 2022). Ngoài ra, ông còn được bà con đồng hương Nam Hà bầu làm Chủ tịch Hội đồng hương tại Bạc Liêu. Một đời cống hiến với những nỗ lực không ngừng nghỉ, với kiến thức lĩnh hội hơn 42 năm kinh nghiệm gắn bó với ruộng đồng, chăn nuôi và thực tế cuộc sống, gần như cả đời đã gắn bó ông với lớp người cần lao, thế nên tâm nguyện này đã được ông trân trọng và giữ trọn vẹn cho cả cuộc đời.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.