Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 11/12/2023 15:13 (GMT+7)

Hành trình trở thành giáo sư tại Mỹ của chàng trai xứ Nghệ

Từng tiếc nuối vì chưa chạm tay tới tấm huy chương quốc tế, thêm vài lần “vấp váp” khi học tập tại ĐH Bách khoa, nhưng Nguyễn Trung Quân vẫn không ngừng theo đuổi sự say mê với ngành robot và trở thành giáo sư sau 5 năm tới Mỹ.

Nguyễn Trung Quân (sinh năm 1989) hiện là giáo sư về Robotics tại Đại học Nam California, top 10 về công nghệ trong các trường đại học Mỹ. Nam giảng viên quê Nghệ An đã phải vượt qua sự cạnh tranh khốc liệt giữa rất nhiều ứng viên để được chọn cho vị trí này vào năm 2019. Trước đó, đây từng là ngôi trường từ chối khi anh nộp hồ sơ xin học bổng tiến sĩ.
“Điều này như một cơ duyên nhưng cũng là kết quả của một hành trình dài. Tôi cảm thấy rất may mắn nhưng cũng rất hài lòng về những nỗ lực mình bỏ ra đã mang đến những kết quả ngoài mong đợi”, anh nói.
Con đường tới Mỹ của nam sinh Bách khoa
Trung Quân có niềm đam mê với robot từ khi còn rất nhỏ. Vì thế, anh mê mẩn với việc lắp ráp hoặc tự làm những con robot từ các vật liệu trong nhà. Nhận thấy môn Vật lý có nhiều điều gần với những thứ mình thích, anh lao vào học bằng sự say mê.
Thời điểm học tại lớp chuyên Lý của Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), Quân đỗ thủ khoa đầu vào với số điểm gần như tuyệt đối và được đánh giá là học sinh xuất sắc nhất của đội tuyển Vật Lý trong nhiều năm liền. Do đó anh đã là niềm hy vọng rất lớn của thầy chủ nhiệm và nhà trường từ khi còn là học sinh lớp 10. Năm lớp 11, anh đi thi và giành giải 3 học sinh giỏi quốc gia. Quân nói, đây cũng là động lực để bản thân đặt hy vọng và quyết tâm sẽ bứt phá vào năm sau.
Hanh trinh tro thanh giao su tai My cua chang trai xu Nghe
 Giáo sư Nguyễn Trung Quân
Thế nhưng tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm lớp 12, nam sinh vẫn tiếp tục giành giải ba. Điều này khiến Quân bỏ lỡ cơ hội bước vào vòng chọn đội tuyển đi thi quốc tế.
Sau cú vấp này, được gia đình và thầy cô động viên, Quân đã vượt qua cú sốc đầu đời, trưởng thành hơn để đón nhận và vượt qua nhiều thử thách trong cuộc sống và sự nghiệp của anh sau này. “Đó là khó khăn đầu tiên và cũng là bài học lớn khiến tôi thêm trưởng thành. Sau đó, tôi xem thất bại này như là động lực phấn đấu để tiếp tục theo đuổi đam mê và khẳng định bản thân.
Kể từ lần đó, tôi luôn xác định thành công không phải là một đích đến cụ thể nào, mà là một chặng đường liên tục phấn đấu. Tôi cũng luôn biết ơn thầy giáo chủ nhiệm của mình vì luôn tin tưởng và động viên mình dù không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó đã giúp tôi lấy lại tự tin và phấn đấu nhiều hơn nữa sau này để không phụ sự tin tưởng của thầy và gia đình”, anh nhớ lại.
Cũng vì yêu thích lĩnh vực Robotics, khi được tuyển thẳng vào đại học, dù gia đình động viên con nên lựa chọn Ngoại thương vì “đó là xu hướng”, nhưng anh vẫn quyết tâm vào ngành Điều khiển Tự động hóa của ĐH Bách khoa Hà Nội, sau đó thi đỗ hệ Kỹ sư tài năng.
Hanh trinh tro thanh giao su tai My cua chang trai xu Nghe-Hinh-2
 Giáo sư Quân và gia đình nhỏ
Quãng thời gian học tại ĐH Bách khoa Hà Nội, Quân nói “điểm số không phải thế mạnh của mình”. Thậm chí, anh cũng đôi lần “vấp váp” ở một số môn.
Không đặt nặng vấn đề điểm số, nhưng cảm giác rất hứng thú khi đọc về những điều mình thích và mong muốn phải làm điều gì đó lớn lao đã thôi thúc anh thử bắt tay vào nghiên cứu. Kể từ năm thứ 4, Quân bắt đầu say sưa tìm đọc các tài liệu trong nước và quốc tế liên quan đến robot. Thời điểm này, anh vẫn chưa có ý định đi du học.
“Tôi đơn giản chỉ muốn xem thế giới đang làm gì. Tôi thường không đặt ra mục tiêu cụ thể mình cần phải đạt được cái gì, đi du học ở đâu. Nhưng bản thân luôn muốn phấn đấu, theo đuổi đam mê và khao khát khẳng định bản thân cũng như cống hiến được gì đó lớn lao cho nhân loại.
Từ nhỏ, tôi đã mong muốn tạo ra những con robot có thể đi lại giống người. Sau này khi học lên đại học, tôi mới biết để làm ra được chúng cần phải có nền tảng lý thuyết rất vững vàng về nhiều mảng khác nhau. Vì thế, tôi cứ mày mò từng bước, tìm ra vấn đề và đề xuất hướng nghiên cứu với giáo sư hướng dẫn của mìn”.
Trong khi nhiều sinh viên xem việc làm đồ án như một điều kiện bắt buộc, Quân luôn chủ động tìm hiểu vì luôn cảm thấy thích thú và muốn đào sâu thêm đề tài nghiên cứu của mình. Không ngờ sau 1 năm, Quân cho ra được kết quả nghiên cứu tốt ngoài mong đợi. Bài báo này của anh sau đó được xuất bản trong hội nghị quốc tế về Điều khiển, Tự động hóa và Hệ thống, điều mà anh chưa từng nghĩ đến 1 năm trước đó.
Có cơ hội gặp các tiến sĩ, giáo sư trong cùng lĩnh vực tại hội nghị, như một cú huých, Quân bắt đầu nhen nhóm mong muốn được đi ra bên ngoài thế giới. Sau khi trở về tại Hàn Quốc, anh nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan về các trường trong hệ thống Mỹ, đồng thời tìm hiểu về quá trình nộp hồ sơ tiến sĩ.
Bên cạnh đó, anh cũng liệt kê danh sách những ngôi trường tiên phong trong lĩnh vực Robotics mà mình muốn theo đuổi như Đại học Carnegie Mellon, Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Nam California…
Hanh trinh tro thanh giao su tai My cua chang trai xu Nghe-Hinh-3
 Giáo sư Quân và các sinh viên tại lab
Mặc dù bắt đầu muộn nhưng anh nói, quá trình “apply” tiến sĩ của mình diễn ra thuận lợi nhờ vào sự chủ động và có một niềm đam mê xuyên suốt. Bên cạnh đó, tính phù hợp với vị trí cũng rất quan trọng.
“Tôi may mắn gặp được một người thầy tốt và có hướng đi phù hợp với thầy. Trước khi nộp vào Đại học Carnegie Mellon, tôi đã liên hệ và được thầy phỏng vấn, chấp thuận cho làm thử tại lab”.
Sau 2-3 tuần, chàng trai người Việt khiến vị giáo sư ấn tượng vì sự chủ động, sáng tạo và hiệu suất công việc dù trong thời gian thử việc rất ngắn. Do đó đã rất tin tưởng vào năng lực của Quân và cam kết sẽ nhận anh vào lab.
Tưởng như mọi thứ đã xong xuôi, Quân lại nhận được “cú sốc” thứ hai. Hội đồng tuyển sinh tiến sỹ của trường đã không thể chấp nhận hồ sơ của anh vì điểm IELTS chưa đạt yêu cầu. Trường chỉ cho anh 2 tuần để nộp lại chứng chỉ, nâng điểm từ 6.5 lên 7.0 và không có kỹ năng nào dưới 6.5.
“Điều này gần như không tưởng vì muốn lên “nửa chấm” IELTS thường cũng phải chật vật cả năm trời”, anh nói.
Nhưng khó khăn cũng là áp lực để chiến đấu, anh tập trung ôn luyện, mỗi tuần thi lại 1 lần, may mắn đến lần thứ 2 thì đạt yêu cầu. Nhờ vậy, anh được nhận vào làm nghiên cứu sinh tại Đại học Carnegie Mellon, trường đại học số một thế giới về Robotics và trí tuệ nhân tạo.
Trở thành giảng viên về Robotics
Chương trình tiến sĩ tại Mỹ kéo dài 5 năm nhưng anh Quân nói tại thời điểm ấy, mình có động lực rất lớn là gia đình nhỏ. “Do đó, ngoài thời gian cho gia đình, tôi luôn tập trung cao độ vào công việc học tập và nghiên cứu của mình. Sự chủ động, sáng tạo, và sự phù hợp với đề tài nghiên cứu cũng giúp ít tôi rất nhiều trong quá trính nghiên cứu. Nhờ đó tôi đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ sau 3,5 năm và may mắn được chọn là luận án tiến sỹ xuất sắc nhất”.
Thêm một điều may mắn, các hướng nghiên cứu của anh được giáo sư đồng thuận và hỗ trợ nên đều thực hiện thuận lợi. Đề tài tiến sĩ của chàng trai người Việt cũng được lựa chọn là nghiên cứu xuất sắc nhất được vinh danh trong buổi lễ tốt nghiệp.
“Ngay cả khi làm tiến sĩ, tôi vẫn không nghĩ sẽ có nhiều cơ hội đến với mình trong việc làm giáo sư ở Mỹ vì tôi biết việc đó rất khó và cạnh tranh rất cao. Nhưng giống như những lần trước, khi làm và thấy bản thân có cơ hội, tôi lại tiếp tục nỗ lực để nắm bắt”.
Một trong số các bài báo của anh cũng được đánh giá tốt nhất tại hội nghị hàng đầu về Robotics. Với những kết quả ấy, cuối năm 2017, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, anh được nhận vào vị trí Postdoc (sau tiến sĩ) tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Lần này, anh chọn vị giáo sư hướng dẫn là một người làm cùng ngành nhưng tập trung vào mảng thiết kế với mong muốn học hỏi thêm để mở rộng hướng nghiên cứu.
Trong thời gian này, các nghiên cứu của anh đều liên quan đến những con robot có chân, có thể vượt qua chướng ngại vật và các địa hình bất ngờ hoặc trong môi trường nguy hiểm như công trường, thám hiểm vũ trụ… Anh tập trung phát triển thuật toán để những con robot ấy khi đưa vào thực tiễn sẽ hoạt động nhuần nhuyễn, đáp ứng được các địa hình và điều kiện khác nhau.
Kết thúc giai đoạn này, anh sở hữu 14 bài báo công bố quốc tế và để lại “tiếng vang” trong lĩnh vực. Nhờ vậy, vượt qua sự cạnh tranh khốc liệt giữa rất nhiều ứng viên, anh được nhận làm giáo sư về Robotics tại Đại học Nam California.
“Các vị trí giáo sư tại Mỹ thường tuyển khá ít. Thậm chí với một số ngành, vài năm chỉ tuyển 1-2 người. Do đó, hầu hết hồ sơ nộp vào đều rất cạnh tranh”.
Từng lo ngại vì mình là người nước ngoài, anh Quân cho rằng không còn cách nào khác ngoài việc phải tự học, tập trung nâng cao kiến thức,trau dồi các kỹ năng liên quan và năng lực của bản thân.
Hiện tại, khi đã có 4 năm giảng dạy tại đại học Mỹ, mỗi khi tiếp xúc với sinh viên, anh thường chia sẻ lại câu chuyện của chính mình. Anh cũng khuyên sinh viên cần phải tìm ra đam mê và có định hướng, mục tiêu rõ ràng.
“Những người có cá tính và định hướng từ sớm, họ sẽ theo một lĩnh vực rất mãnh liệt, có khó khăn gì cũng có thể vượt qua”.
Bên cạnh đó, anh cũng cho rằng sự chủ động là điều cần thiết. “Trong quãng đường từ trước đến nay, tôi luôn cảm thấy mình may mắn vì luôn có được những người thầy tốt. Nhưng không phải chỉ thầy chủ động tìm cho mình người thầy phù hợp, đồng thời cần chủ động đề xuất những gì mình muốn làm. Những người thầy hướng dẫn của tôi trong và sau tiến sỹ trước đây là “big name” trong ngành Robotics. Tôi may mắn vì có những người thầy như thế, nhờ đó thuận lợi đi theo đúng con đường mà mình đam mê”.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.