Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 13/10/2023 09:49 (GMT+7)

Chàng kỹ sư IT Dương Hiển Tú bén duyên với nông nghiệp hữu cơ

Từ một chàng kỹ sư công nghệ thông tin, Dương Hiển Tú đã bén duyên với nông nghiệp hữu cơ và trở thành CEO chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ An Phú Farm lớn nhất nhì khu vực Miền Trung.

Bén duyên với nông nghiêp hữu cơ

Tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng vào năm 2005 với ngành công nghệ thông tin, chàng kỹ sư Dương Hiển Tú (quê xã Điện Phong, TX Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) sớm tìm được cho mình một công việc ổn định ở lĩnh vực IT và gắn bó trong nhiều năm sau đó. Đến năm 2014 trong một chuyến đi Hàn Quốc tham quan nông trại hữu cơ và được ở lại học một khóa về nông nghiệp hữu cơ, từ đó ý tưởng sản xuất nông nghiệp sạch một cách chuyên nghiệp mới được định hình trong suy nghĩ của chàng trai xứ Quảng.

Sau chuyến đi tham quan trang trại sản xuất thực phẩm hữu cơ tại Hàn Quốc, trong đầu chàng kỹ sư Dương Hiển Tú luôn quẩn quanh với những câu hỏi tại sao họ làm nông nghiệp thì giàu có còn ở quê hương mình thì không, làm thế nào để người nông dân có thể vươn lên làm giàu từ chính những mảnh đất cằn cỗi ở miền Trung với những trăn trở đó chàng kỹ sư Dương Hiển Tú bén duyên với nông nghiệp hữu cơ tù lúc nào không hay.

Chàng kỹ sư IT Dương Hiển Tú bén duyên với nông nghiệp hữu cơ - Ảnh 1

Từ một kỹ sư IT Dương Hiển Tú bén duyên với nông nghiệp hữu cơ, trở thành CEO một chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ lớn nhất nhì miền Trung.

Với quyết tâm vươn lên làm giàu từ chính mảnh đất quê hương, chàng kỹ sư Dương Hiển Tú quyết định từ bỏ ngành kỹ sư công nghệ thông tin để đến với nông nghiệp hữu cơ. Thời gian đầu khởi nghiệp nông trại với diện tích 5.000m2 tại xã Điện Thắng Nam (Điện Bàn) để nuôi heo, gà và rau sạch theo quy trình hữu cơ, bước đầu chàng trai xứ quảng gặp vô vàn khó khăn từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ khi chưa tạo liên kết tiêu thụ được với các đối tác.

Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ, anh Dương Hiển Tú chia sẻ: “Bước đầu khó khăn nhất với mình là quyết định từ bỏ công việc kỹ sư phần mềm để đến với nông nghiệp khi đó người thân đều phản đối, nhưng với quyết tâm làm giàu từ chính mảnh đất quê hương mình đã thuyết phục được gia đình.

Từ đó, khi nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ của bố mẹ và vợ mình đã bắt tay vào san xuất nông nghiệp hữu cơ ngay trên quỹ đất của gia đình đang có.Sau khoảng thời gian mày mò mình đã có những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đầu tiên do mình sản xuất. Khi đó một khó khăn nữa lại ập đến với mình là khâu tiêu thụ sản phẩm vì thời điểm năm 2014 quan niệm về thực phẩn hữu cơ đối với người tiêu dùng còn rất lạ lẫm. Ngoài ra, mình cũng chưa liên kết được với các đối tác tiệu thụ sản phẩm”.

Loay hoay trong việc đi tìm đầu ra cho sản phẩm, cuối cùng anh Dương Hiển Tú quyết định tự tìm cho mình hướng đi riêng. Cuối năm 2015 anh mạnh dạn mở một cửa hàng tiêu thụ sản phẩm của chính trang trại mình sản xuất mang tên An Phú Farm. Sau một thời gian ngắn tích cực tham gia “Phiên chợ nông sản”, tự mình quảng bá sản phẩm, với những khách hàng đầu tiên là người thân, bạn bè dần dần các sản phẩm hữu cơ của trang trại anh đã được thị trường Đà Nẵng tin tưởng và yêu thích. Đến thời điểm này An Phu Farm đã có chuỗi 7 cửa hàng bày bán thực phẩm hữu cơ trên 3 tỉnh, thành Miền trung gồm TP Đà Nẵng, TP Tam Kỳ và TP Quảng Ngãi.

Chàng kỹ sư IT Dương Hiển Tú bén duyên với nông nghiệp hữu cơ - Ảnh 2
Với phương châm “chất lượng” và lấy người nông dân làm gốc bước đầu An Phú Farm đã gặt hái được quả ngọt.

“Hiểu rõ cái khổ của người nông dân là khi được mùa thì mất giá và ngược lại khi được giá thì mất mùa, chính vì điều đó mình quyết định mở ra cửa hàng trưng bày tiêu thụ sản phẩm của chính mình. Đồng thời, mình sẽ bao tiêu toàn bộ về giá giúp người dân có một nguồn thu nhập ổn định không còn phụ thuộc vào thị trường hay thời tiết, đến nay mình đã có hơn 100 hộ gia đình cùng làm nông nghiệp hữu cơ và 2 Farm của riêng mình, một Farm tại thị trấn Măng Đen với diện tích 4 ha và một Farm tại xã Hoà Phú, huyện Hoà Vang với diện tích 3 ha”, anh Tú cho biết thêm.

Để có được thành công như ngày hôm nay anh Tú chia sẻ: “Muốn lấy được niềm tin của khách hàng mình phải đưa tiêu chí chất lượng lên hàng đầu, cho dù sản phẩm của mình có giá cao hơn các sản phẩm khác ngoài thị trường nhưng khi chất lượng thuyết phục được người tiêu dùng họ sẵn sàng bỏ tiền để dùng sản phẩn của mình. Ngoài ra, mình thường xuyên tổ chức cho các nhân viên tại cửa hàng lên các Farm để trải nghiệm quy trình sản xuất các sản phẩm đang bày bán tại cửa hàng, từ đó nhân viên có thể tư vấn cho khách hàng từ quy trình sản xuất cho đến công dụng của từng sản phẩm từ đó lấy được niềm tin từ khách hàng”.

Tầm nhìn của An Phú Farm là đưa nông sản Việt ra thị trường thế giới, với chiến lược trở thành nhà cung cấp thực phẩm hữu cơ tốt qua các sàn giao dịch điện tử bằng việc kết hợp giữa công nghệ và thực phẩm. Đồng thời, liên kết với các đối tác nước ngoài để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm của mình làm ra.

“Tầm nhìn của An Phú Farm là đưa nông sản Việt ra thị trường thế giới, mới đây mình đã liên hệ với các đối tác tại các nước như Úc, Mỹ để tạo liên kết giới thiệu và cung cấp thực phẩm hữu cơ được sản xuất tại các trang trại của An Phú Farm. Với chiến lược này mình xác định đây là một hướng đi dài hơi, nhưng khi đã thành công thì tiềm năng rất lớn, hiện nay mình tâm huyết nhất là các sản phẩm hữu cơ như thịt heo trùng quế, trứng gà thảo mộc”, anh Tú chia sẻ.

Lấy người nông dân làm gốc

Hiện nay Farm tại xã Hoà Phú, huyện Hoà Vang đầu tư vào vận hành theo tiêu chuẩn của An Phú Farm, khi người nông dân sản xuất đã quen dần với công việc thì chúng tôi sẽ trao lại để họ tự làm chủ công việc, bám sát 100% để họ không còn là người đi làm thuê. Tuy nhiên, An Phú Farm phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, tăng cường kỷ luật lao động.

Chàng kỹ sư IT Dương Hiển Tú bén duyên với nông nghiệp hữu cơ - Ảnh 3
Một góc trang trại của An Phú Farm.

Theo anh Dương Hiển Tú: “Sau gần 8 năm, hiện nay An Phú Farm phát triển với khoảng 100 hộ gia đình cộng tác như vậy với thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng. Bước đầu để thuyết phục được người dân làm theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ của An Phú Farm rất khó khăn, vì từ trước tới nay người dân quen theo cách làm sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hay các chất kháng sinh dùng trong chăn nuôi để phòng ngừa rủi ro. Nhưng cũng chính thói quen đó khiến các thực phẩm khi đưa ra thị trường tồn dư rất nhiều chất độc hại. Để có được sự đồng hành của người dân mình nhiều lúc phải ở lại nhà người dân hướng dẫn khi hiểu được giá trị nông nghiệp hữu cơ người dân sẵn sàng đồng hành cùng với mình”.

An Phú Farm rút ra được một điều, đầu tư nông nghiệp ở Việt Nam thường mắc phải nhiều sai lầm. Trong đó, sai lầm lớn là xem nhẹ vai trò của người nông dân, dù bạn có tiền có công nghệ nhưng không có nông dân sẽ thất bại, bởi nông nghiệp không giống công nghiệp. Hai là quá ưu ái và tin tưởng 100% người nông dân, giao hết cho họ mọi thứ và không giám sát, kiểm tra, bởi kỷ luật tạo nên sự thành công. Vì vậy, tôi luôn muốn bảo vệ những người nông dân chân chính, đầu tư tất cả mọi thứ, tạo điều kiện cho người dân sản xuất, tạo điều kiện hết mức để có nông sản sạch, thậm chí mua vào giá cao hơn thị trường để người dân có động lực tiếp tục sản xuất nông nghiệp sạch.

Nhớ những ngày đầu khởi nghiệp khi đó mình chưa có nhiều vốn, không có tiền thuê nhân công hầu như mọi công việc đều tự mình làm. Trải qua những điều này, mình lại càng thương, đồng cảm với người nông dân hơn. Từ đó, An Phú Farm luôn sòng phẳng trong vấn đề tiền bạc, thậm chí còn ứng trước tiền cho người nông dân để người dân có một nguồn thu nhập ổn định, yêu tầm đồng hành cùng An Phú Farm.

Xem Thêm

Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Tìm giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của Liên hiệp Hội Việt Nam
Trong tình hình mới hiện nay, trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, một trong những nội dung, giải pháp được đề cập trong giai đoạn tới là hoàn thiện thể chế trọng dụng trí thức, người hiền tài, tiếp tục hoàn thiện môi trường và tạo các điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức cống hiến, sáng tạo…
Trường THPT Giao Thủy chung tay bảo vệ môi trường
Sáng ngày 21/10, Trường THPT Giao Thủy, Liên hiệp Hội Việt Nam Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Nam Định, Huyện Đoàn Giao Thủy tỉnh Nam Định tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.
Đã mở ra môi trường cởi mở, minh bạch trong hoạt động hội
Ngày 08/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2024/NĐ-CP, Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội tại Việt Nam với nhiều điểm mới. Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 26/11/2024, thay thế cho các quy định cũ (Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP) nhằm cải tiến và đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp trong việc thành lập, vận hành và quản lý các tổ chức hội.
An Giang: Tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục, đào tạo
Nhận thấy tiềm năng và thế mạnh vượt trội của Trường Cao đẳng Nghề An Giang và Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP.HCM), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp Hội) đã chủ động thúc đẩy hợp tác và mời hai đơn vị này là thành viên chính thức.
Bắc Giang: Ngày hội Sáng tạo năm 2024
Liên hiệp hội tỉnh vừa phối hợp với Trường TH, THCS, THPT FPT Bắc Giang, Công ty TNHH Phát triển công nghệ giáo dục BG STEAM vừa tổ chức Ngày hội Sáng tạo năm 2024, với 02 hoạt động chủ đạo gồm: Hội thảo: “Vì một Cuộc thi thực chất và hiệu quả” và Trải nghiệm, tham gia trò chơi vận hành robot.