Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 02/05/2024 12:17 (GMT+7)

Bộ Công Thương hoàn thành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Tin từ Văn phòng Bộ Công Thương, cơ quan này vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 9/11/2023 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 9/4/2024, Bộ Công Thương đã ký quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).

Bộ Công Thương hoàn thành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp - Ảnh 1
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).

Theo báo cáo của Cục Điều tiết Điện lực, tính đến ngày 25/4, Ban soạn thảo, Tổ biên tập nhận được văn bản góp ý của 30 đơn vị. 

Trên cơ sở ý kiến góp ý, Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã nghiên cứu tiếp thu giải trình Dự thảo 2 Nghị định quy định cơ chế DPPA theo hướng rút gọn, hoàn thiện hồ sơ thẩm định (Tờ trình Chính phủ về Dự thảo Nghị định; Dự thảo 3 Nghị định quy định cơ chế DPPA; Báo cáo Chính phủ đánh giá tác động của chính sách; Bảng tổng hợp tổng hợp các góp ý, đề xuất sửa đổi, bổ sung và giải trình của Bộ Công Thương) gửi Bộ Tư pháp, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 26/4 năm 2024, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 2840/VPCP-CN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc đồng ý với đề nghị của Bộ Công Thương về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế DPPA theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bộ Công Thương đã gửi văn bản tới Bộ Tư pháp về việc thẩm định Dự thảo Nghị định cơ chế DPPA.

Ngay sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương sẽ triển khai các công tác rà soát, tiếp thu giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và hoàn thiện Dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ xem xét phê duyệt.

Dự thảo Nghị định về cơ chế DPPA tập trung vào 2 chính sách: (1) mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng; (2) mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua lưới điện quốc gia.

Hoàn thành và gửi thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Cùng với dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương cũng gửi kèm báo cáo đánh giá tác động về chính sách với những phân tích cụ thể về 2 phương án đối với mỗi chính sách.

Đối với chính sách mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng, Bộ Công Thương đề xuất lựa chọn phương án 2 vì có nhiều tác động tích cực. Cụ thể về kinh tế sẽ tạo động lực và khuyến khích đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo; tạo ra cơ hội việc làm mới cho người dân; giảm chi phí vận hành trung gian, tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng điện.

Phương án 2 về mặt xã hội – môi trường, sẽ giúp khách hàng chủ động lựa chọn nguồn cung cấp điện; có quyền kiểm soát hơn về nguồn điện và các dịch vụ kèm theo. Khuyến khích sử dụng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, góp phần vào mục tiêu giảm lượng khí thải carbon và bảo vệ môi trường, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng gây ô nhiễm. Không có tác động, ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật; không phát sinh thêm thủ tục hành chính.

Đối với chính sách mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, Bộ Công Thương đề xuất chọn phương án 2 vì nó phù hợp với sự phát triển tập trung của nguồn điện gió, điện mặt trời; giảm bớt sự phức tạp trong việc quản lý và ít yêu cầu đầu tư hạ tầng.

Cụ thể, về kinh tế của phương án 2, sẽ giúp giảm chi phí điện cho khách hàng sử dụng điện lớn; tạo thu nhập phụ cho các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, đồng thời thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo; thúc đẩy phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo và tạo ra công ăn việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập; giảm rủi ro năng lượng do đa dạng nguồn cung và tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

Về mặt xã hội – môi trường, theo phân tích của phương án 2, việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo có thể tạo ra việc làm mới; giảm ô nhiễm không khí và khí nhà kính; giúp vệ tài nguyên thiên nhiên; giảm khí thải carbon, giảm sự ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Về thủ tục hành chính không bị phát sinh; không có tác động đến hệ thống pháp luật.

Theo https://baochinhphu.vn/bo-cong-thuong-hoan-thanh-nghi-dinh-ve-co-che-mua-ban-dien-truc-tiep-102240430225914933.htm

Xem Thêm

Quảng Ngãi: Phổ biến kiến thức cho hội viên Hội Sinh vật cảnh
Chiều ngày 26/3, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Hội Sinh vật cảnh tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến kiến thức với chuyên đề: “Vai trò, ý nghĩa và xu hướng phát triển cây cảnh nghệ thuật trong đời sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
Bắc Giang: Tập huấn kỹ thuật ứng dụng công nghệ số trong công tác điều dưỡng
Ngày 27/3, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Hội Điều dưỡng tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn ứng dụng công nghệ số trong công tác điều dưỡng cho 105 học viên là đại diện lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh, hội viên Hội Điều dưỡng tỉnh Bắc Giang.
Bắc Giang: Tổ chức tập huấn ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI)
Sáng ngày 26/02, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị tập huấn về Trí tuệ nhân tạo, với trọng tâm là ứng dụng ChatGPT vào các hoạt động chuyên môn. Hội nghị nhằm nâng cao nhận thức và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác nghiên cứu, quản lý và truyền thông.
Phú Thọ: Học tập kỹ thuật trồng, chế biến Trà hoa vàng hữu cơ
Ngày 22/02, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Viện Công nghệ Xanh và Trung tâm Hội nhập và Phát triển tổ chức buổi thăm quan, học tập kỹ thuật trồng, chế biến dược liệu Trà hoa vàng hữu cơ cho cán bộ kỹ thuật và một số hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn huyện Tân Sơn.
Tạp chí Việt Nam Hội nhập mở chuyên mục tuyên truyền về ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
VNHN Ngay từ những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, đúng vào dịp kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), thực hiện tinh thần chỉ đạo của Trung ương và cụ thể hóa từ Nghị quyết của Cấp ủy Viện chủ quản và Tạp chí Việt Nam Hội nhập – Ban Biên tập tạp chí Việt Nam Hội nhập đã chính thức xây dựng chuyên mục Tuyên truyền về Đại hội Đảng các cấp hướng tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.
Yên Bái: Tập huấn sơ cứu tâm lý cho cán bộ điều dưỡng
Ngày 8/1, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Hội Điều dưỡng, Công ty TNHH Capacity Việt Nam đã tổ chức lớp tập huấn đào tạo sơ cấp cứu cảm xúc và nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho cán bộ, hội viên điều dưỡng.

Tin mới

Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Đắk Lắk: Triển khai Cuộc thi Sáng tạo lần thứ 13 năm 2025
Ngày 02/ 4, Ban tổ chức Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh lần thứ 13 - năm 2025 (Cuộc thi) đã tổ chức họp triển khai thực hiện. Cuộc thi do Liên hiệp hội tỉnh chủ trì; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức.
Xây dựng ngành năng lượng bền vững cần sự tham gia tích cực của đội ngũ trí thức và nhà khoa học
Để có thể xây dựng và phát triển ngành năng lượng và điện lực Việt Nam theo hướng bền vững, xanh, TS. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh cần phải có sự tham gia tích cực của đội ngũ khoa học và trí thức trong công tác tư vấn và phản biện...
Trung tâm Nâng cao năng lực, Hỗ trợ Phụ nữ và Trẻ em tổng kết Dự án
Ngày 28/3/2025, Trung tâm Nâng cao năng lực, Hỗ trợ Phụ nữ và Trẻ em (CSWC) phối hợp cùng Tổ chức PE&D đã tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Đồng hành xây dựng hệ thống hỗ trợ phòng chống buôn bán trẻ em ở miền Nam và miền Trung, Việt Nam”. Dự án được VUSTA phê duyệt và triển khai trong giai đoạn 2022–2024 tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.