Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 26/09/2023 09:44 (GMT+7)

Từ người rửa chén trở thành chuyên gia hàng đầu về xương khớp

Bất kỳ bác sĩ nào chuyên về bệnh loãng xương trên thế giới đều biết tới mô hình đánh giá nguy cơ gãy xương tên 'Garvan Fracture Risk Calculator'. Tác giả của mô hình này là GS. Nguyễn Văn Tuấn.

Bước ngoặt đổi đời
Sau này khi đã thành danh, GS. Nguyễn trả lời phỏng vấn của báo Anh The Guardian rằng cơ hội đổi đời của ông đến từ Georgina Ramsay, người đã tuyển ông làm công việc rửa chén trong nhà bếp của Bệnh viện St Vincent’s Sydney, Australia. Đó là năm 1982, khi ông mới đặt chân tới Australia vài tuần.
Tu nguoi rua chen tro thanh chuyen gia hang dau ve xuong khop
Năm 2017, ông được trao học vị tiến sĩ khoa học từ Đại học New South Wales, ghi nhận những đóng góp của ông cho chuyên ngành loãng xương trong hơn 1/4 thế kỷ. Trả lời The Guardian trong buổi phỏng vấn sau khi nhận học vị tiến sĩ, GS. Nguyễn hồi tưởng lại buổi phỏng vấn xin việc tại nhà bếp bệnh viện, là buổi phỏng vấn đầu tiên và cũng là bước ngoặc may mắn của ông. “Tôi chỉ cần một cơ hội, một cơ hội có việc để làm. Việc làm đó giúp tôi tiếp xúc với cuộc sống ở Australia” - GS. Nguyễn nhớ lại.
Sau khi đọc một thông báo bệnh viện tìm người phụ bếp, ông đến St Vincent’s với hy vọng tìm việc làm trong nhà bếp. Khi được bà Ramsay hỏi liệu ông đã có kinh nghiệm bao nhiêu năm trong nhà bếp, ông bịa ra: “2 năm”. Ông cho biết phải nói vậy vì trước đây khi nói không có kinh nghiệm chẳng ai cho mình việc làm.
Ông được nhận vào làm ngày hôm sau. Nhưng 2 tuần sau, ông cảm thấy bứt rứt với lời nói dối “white lie” (nói dối không hại ai), nên đã gõ cửa phòng bà Ramsay và thú nhận ông chưa bao giờ làm trong nhà bếp. “Tôi biết”, bà Ramsay trả lời, và nói thêm: “Tôi đã xem lý lịch của anh, mới tới Australia vài tuần làm sao có 2 năm làm nhà bếp, nhưng tôi muốn cho anh cơ hội”.
Nhiều thập niên sau, từ người rửa chén, ông trở thành nhà khoa học cao cấp của Viện nghiên cứu y khoa Garvan, nơi ông chủ trì công trình nghiên cứu Dubbo Osteoporosis Epidemiology Study (DOES) - công trình nghiên cứu về xương lâu nhất trên thế giới. Những nghiên cứu về di truyền và dịch tễ học của ông đã góp phần vào việc chẩn đoán, tiên lượng và điều trị loãng xương.
Không tiền, không hiểu tiếng
Năm 1981 Nguyễn Văn Tuấn đi định cư ở Australia. Đến một đất nước xa lạ, và chỉ có trong túi 30USD từ một quỹ từ thiện, GS. Nguyễn nhớ lại những ngày đầu gian truân ở Australia. Khi đó, ông chưa có việc làm, và lại không rành ngôn ngữ. Ông nhớ lại, lúc đó ông chỉ có “vài chữ tiếng Anh làm vốn”, và những nỗ lực học tiếng Anh vào những ngày đầu vấp lại phải những “sự cố”.
Ông đã ra tiệm sách Dymocks ở Sydney hỏi mua cuốn từ điển Oxford. Nhưng khi ông nói, người bán sách chẳng hiểu ông muốn mua từ điển gì. Sau cùng, ông viết chữ Oxford xuống giấy, người bán hàng mới biết và chỉ cách phát âm cho đúng. Ông mua được cuốn từ điển và tự học tiếng Anh từ đó.
GS. Nguyễn nói ông vẫn còn học tiếng Anh. Sau nhiều năm làm 2 việc, làm ngày và làm đêm, ông quay lại đại học để theo học tiếp. Ông tốt nghiệp cao học về thống kê từ Đại học Macquarie, rồi tiến sĩ y học từ Đại học New South Wales.
Và, sau nhiều năm nghiên cứu, GS. Nguyễn nay là nhà khoa học cao cấp, chủ trì nhiều dự án nghiên cứu. Học vị cao nhất của Đại học New South Wales là sự ghi nhận những đóng góp quan trọng nhưng mang tính toàn cầu của ông cho việc hiểu và phòng ngừa bệnh loãng xương.
300 công trình khoa học
Cuộc đời và sự nghiệp của GS. Nguyễn chủ yếu xoay quanh khuôn viên Bệnh viện St Vincent’s. Khi làm công việc phụ bếp, rửa chén tại Bệnh viện St Vincent’s, ông đồng thời theo đuổi nghiên cứu sau đại học về thống kê sinh học và dịch tễ học tại các trường đại học Macquarie và Sydney.
Năm 1990, ông trở lại khuôn viên trường St Vincent’s để làm luận án Tiến sĩ (y học, di truyền về bệnh loãng xương) và Nghiên cứu Dịch tễ học về Bệnh loãng xương Dubbo do Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan khởi xướng.
Sau 3 năm làm PGS. Y khoa tại Trường Y khoa WSU (Mỹ), năm 2001 ông quay trở lại Viện Garvan để phụ trách Phòng thí nghiệm Dịch tễ học và Di truyền học về Bệnh loãng xương. Hiện tại, ông là Thành viên chính cao cấp của Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan. Trước đó, ngày 9-10-2021, ông rời Viện Garvan (sau 30 năm phục vụ) để củng cố hoạt động nghiên cứu của mình tại Đại học Công nghệ Sydney (UTS).
Năm 2008, ông được trao Học bổng Nghiên cứu cấp cao của NHMRC và cùng năm đó, ông được thăng chức Giáo sư chính thức tại Trường Y tế Công cộng và Y học Cộng đồng UNSW và Trường Lâm sàng St Vincent’s. Ông cũng được bổ nhiệm làm GS. Y học Dự đoán, Đại học Công nghệ Sydney, và GS. phụ trợ về Dịch tễ học và Thống kê Sinh học của Trường Y, Đại học Notre Dame, Australia.
Ngoài bằng thống kê sinh học, ông còn có 2 bằng tiến sĩ về khoa học và y học. Ông là học giả thứ 33 được trao bằng TSKH dựa trên những đóng góp nổi bật của ông cho nghiên cứu về bệnh loãng xương và đánh giá tình trạng gãy xương do loãng xương. Vào năm 2020, ông được trao Học bổng Lãnh đạo NHMRC Cấp III (trước đây là Học bổng Australia) để tiếp tục nghiên cứu về di truyền của chứng loãng xương.
GS. Nguyễn đã có khoảng 300 công trình nghiên cứu khoa học, trong đó 70% về di truyền học, 30% về dịch tễ học. Ngoài nghiên cứu y khoa, ông cũng dành thời gian viết về nghiên cứu văn học và bình luận các vấn đề khoa học, xã hội trên các tờ báo ở Việt Nam.
Ngày 26-1-2022, GS. Nguyễn được Tổng toàn quyền Australia, đại diện Nữ hoàng Elizabeth, trao Huân chương Australia hạng AM vì những "Cống hiến quan trọng cho nghiên cứu y khoa, đặc biệt là lĩnh vực phòng chống loãng xương và gãy xương, và cho giáo dục đại học”.
Trong gần 18 năm sau khi sang Australia, GS. Nguyễn không thể về quê hương Việt Nam, nhưng nay ông thường xuyên về Việt Nam và đóng góp cho chuyên ngành. Ông thiết lập labo nghiên cứu xương và cơ tại Đại học Tôn Đức Thắng, thực hiện dự án nghiên cứu mới có tên “Vietnamese Osteoporosis Study”.
Tôi thích học và nghiên cứu, nhưng tôi muốn làm cái gì đó nhằm giúp những người đang đi trên đường. Tôi có thể đem lại khác biệt nào cho cuộc sống của người đang đi trên đường kia không? Tôi luôn tự hỏi mình câu hỏi đó.

Xem Thêm

Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Nâng cao nhận thức cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động
An toàn vệ sinh lao động là công việc không của riêng ai, giải pháp cải thiện điều kiện lao động là yếu tố then chốt giảm dần độc hại của môi trường làm việc cho người lao động. Việc đánh giá, phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm được thực hiện một cách chính xác, công bằng, hợp lý, hài hòa, sẽ giúp cải thiện điều kiện lao động…