Phòng bệnh viêm vú bò sữa theo hướng dinh dưỡng
Các biện pháp quản lý có thể có tác động lớn đối với phòng bệnh viêm vú. Tuy nhiên, có một loạt các chứng cớ cho thấy dinh dưỡng gắn với bệnh viêm vú ở bò sữa đã vắt sữa nhiều lứa thường liên quan với viêm vú bò sữa. Những yếu tố gắn liền với viêm vú ở bò sữa đã vắt sữa nhiều lứa thường liên quan đến viêm vú, và có nhiều nghiên cứu cho thấy cả 2 lứa tuổi đều bị viêm vú. Do sự khác nhau về quản lý nuôi dưỡng giai đoạn trước và sau khi đẻ của bò cái tơ mà cũng có thể có những yếu tố rủi ro độc đáo. Trong những hoàn cảnh đặc biệt, lúc mới bắt đầu vắt sữa bò cái bị tác động của suy giảm miễn dịch. Cân đối năng lượng âm và tăng betahydroxy – buterat huyết thanh dính líu với giảm chức năng lơcôtxit; và do vậy tăng nguy cơ mắc bệnh viêm vú. Nhiều nguyên tố vi lượng và sinh tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của hệ thống miễn dịch và từ đó tác động trực tiếp đến khả năng chống bệnh viêm vú của con bò cái sữa. Có nhiều yếu tố như lứa tuổi, mang thai, mức năng suất, và đối với bò tơ là mức tăng trọng có ảnh hưởng đến nhu cầu sinh tố và khoáng chất của con bò cái sữa (NRC, 2001).
Sinh tố E và Selen
Một trong những nghiên cứu sớm nhất về tăng chức năng miễn dịch của bò cái vắt sữa đối với bệnh viêm vú và tác động của vitamin E và Se đối với viêm vú lâm sàng do Smith và những người khác tiến hành (19884). Cải thiện và cung cấp sinh tố E và Se có liên quan đến tăng chức năng và hoạt lực của thực bào. Những nghiên cứu tiếp theo cho thấy sẽ thu được lợi ích tối ưu khi bổ sung cả 2 yếu tố dinh dưỡng trên vào khẩu phần bỏ cái cạn sữa để tăng khả năng chống viêm vú. Về trường hợp Se, đất ở nhiều nơi trên thế giới thiếu nguyên tố này. Do vậy, thức ăn sản xuất trên loại đất này thiếu Se. Thức ăn thô xanh cũng là nguồn cung cấp chính sinh tố E thiên nhiên, nhưng trong thời gian bảo quản dự trữ, hoạt lực của sinh tố này bị giảm sút. Do đó, bò cái tơ cho ăn chủ yếu bằng thức ăn dự trữ thì nó sẽ bị thiếu Se và vitamin E nếu trong khẩu phần không được bổ sung 2 yếu tố này (Sordillo và những người khác, 1997). Một nghiên cứu mới đây về tác động của vitamin E bổ sung cho thấy nguy cơ nhiễm trùng vú giảm 14%; giảm thừa số tế bào soma 0,7 và giảm nguy cơ viêm vú lâm sàng 30%. Lebalanc và những người khác (2002) không thấy tác dụng của bổ sung vitamin E ở những con vật vắt sữa lứa đầu vì trước lúc để lứa đầu đã được bổ sung nhiều sinh tố E và Se. Còn ít công trình nghiên cứu để cung cấp những khuyến cáo thích hợp đối với bò cái tơ đẻ lứa đầu; tuy nhiên nhu cầu của bò cái tơ chắc là khác với nhu cầu của bò cái cạn sữa trưởng thành. Với những nguồn Se sẵn có, so với thời kỳ trước, bây giờ việc bổ sung nguyên tố này phổ cập hơn, so với các nguồn Se vô cơ, Selen hữu cơ hấp thu tốt hơn. Tuy nhiên, Weiss và Hogan (2005) thông báo, Se nấm men không làm tăng sức miễn dịch. Sở dĩ có hiện tượng này, 2 ông giả định đối với hệ thống miễn dịch thông thường cần Se – cysteine, Se – methionine thích hợp với hấp thu protein hơn.
Vitamin A và beta – caroten
Vitamin A và beta – caroten cũng có liên quan với miễn dịch và viêm vú. Những dưỡng chất này quan trọng vì giữ cho mô biểu bì khoẻ mạnh và có vai trò giữ bề mặt màng nhầy toàn vẹn và bền vững (Sordillo và những người khác, 1997). Những chức năng này tác động đến sức đề kháng chống vi khuẩn gây bệnh xâm nhập tuyến vú. Cả vitamin A và beta – caroten đều có tác động kích thích tế bào miễn dịch (Daniel và những người khác, 1991).
Tuy vậy, một số công trình nghiên cứu lại cho thấy việc bổ sung beta – caroten không có tác dụng chống nhiễm trùng vú. Bindas và những người khác (1904) không thấy giữa những con bò cái được bổ sung 600 mg beta – caroten và những con bò cái sử dụng khẩu phần nhiều ngô ủ chua không có sự khác nhau về tổng số tế bào soma. Một công trình nghiên cứu khác thấy rằng khẩu phần thức ăn có bổ sung vitamin A 170,000 đv/ngày hoặc beta – caroten 300 mg/ngày, trong thời kỳ cạn sữa, trước lúc hoặc 6 tháng sau khi đẻ không có tác động đối với viêm vú lâm sàng hoặc tổng số tế bào soma (Oldham và những người khác, 1991). Các tài liệu đang cho thấy sự gắn kết giưa vitamin A và beta – caroten với viêm vú, trong những điều kiện tốt nhất là thất thường, và rất có thể liều lượng bổ sung không nên vượt quá các khuyến cáo thường có. Các mức khuyến cáo hiện nay (NRC, 2001) đối với bò cái sữa là 110 đv/kg thể trọng/ ngày. Mức khuyến cáo đối với bò sữa đang nuôi lớn thuộc mọi lứa tuổi là 80 đv/ ngày (NRC, 2001).
Đồng và kẽm
Đồng là một khoáng chất gắn kết ới chức năng miễn dịch. Đồng công hiệu đối với sản xuất bạch cầu trung tính, tác động đối với khả năng tiêu diệt của thực bào, Cu cần thiết đối với quá trình phát triển kháng thể và tái tạo tế bào limphô. Một số ít công trình nghiên cứu đã công bố về hiệu quả của Cu bổ sung đối với nhiễm trùng bầu vú và tế bào soma tổng số. Công trình nghiên cứu (Harmon và những người khác, 1994; Scaletti và những người khác 2003) cho bò cái tơ trước khi đẻ 60 ngày và 30 ngày sau khi đẻ bổ sung Cu với liều lượng 20,0 ppm, tính chất trầm trọng do kết quả cho nhiễm trùng với E. Coli nhẹ hơn so với liều lượng bổ sung 6,5 ppm. Mức trầm trọng viêm vú lâm sàng của các bò cái tơ được bổ sung Cu giảm; Nhưng thời gian nhiễm trùng không có sự khác nhau giữa các nghiệm thức (Scaletti và những người khác, 2003). Về tác động của việc bổ sung Cu đối với viêm vú do nhiễm trùng, kết quả thất thường. Scaletti và những người khác (2003) phát hiện thấy ở bò cái tơ được bổ sung Cu ngay sau khi đẻ ít bị viêm nhiễm trùng ¼ bầu vú so với bò cái tơ không được bổ sung Cu. Hardmon và những người khác (1994) nhận thấy bò cái sữa được bổ sung ¼ bầu vú ít bị nhiễm trùng, ít bị viêm vú do nhiễm các mầm bệnh chính, và giữa các nghiệm thức không có sự khác nhau về đông tụ tụ cầu khuẩn viêm vú khi bò đẻ.
Kẽm có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự lành mạnh và tính toàn vẹn của da, bảo đảm việc phục hồi và thay thế tế bào là những yếu tố then chốt của cơ chế tự vệ tự nhiên của tuyến sữa. Theo công trình nghiên cứu của Nocek và những người khác (2006) khi cho ăn bổ xung phức hợp Zn, Mn, Cu và Co giữa các bò cái vắt sữa lứa đầu không có sự khác nhau về tế bào soma.
Trong thí nghiệmn ày, đối với tính năng suất sữa, khoáng hữu cơ tốt hơn kháng vô cơ. Căn cứ kết quả thí nghiệm, khuyến cáo mức bổ sung Zn cho bò sữa cái là 40 – 60 mg/ngày.
Nghiên cứu dịch tễ
Trong một số nghiên cứu dịch tễ người ta nghiệm thấy có nhiều rủi ro liên quan giữa dinh dưỡng với viêm vú, đặc biệt đối với bò vắt sữa lứa đầu. Trong công trình nghiên cứu của Borkema và những người khác (1999) trên cả bò cái tơ và bò cái trưởng thành nhận thấy dinh dưỡng gắn liền với gia tăng xuất hiện viêm vú lâm sàng. Khi khẩu phần được bổ sung khoáng chất giảm tỷ lệ viêm vú lâm sàng do Streptococcus dysgalaetial và Streptococcus uberic gây ra. Trong giai đoạn cho ăn ngô ủ chua, mọi biến cố viêm vú do lây nhiễm E. Coli lại tăng. Một công trình nghiên cứu khác ở Nauy (Waage và những người khác, 1999) cho biết, bò cái tơ mùa hè chăn thả trên đồng cỏ và đẻ vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 thường ít bị viêm vú lâm sàng. Bò cái tơ mua ở các trang trại mà ở đó chăn thả trên đồng cỏ, sau khi đẻ, tuy không được chăn thả bổ sung cũng vẫn có hiệu ứng trên. Ardvison và những người khác (2005) đang sử dụng nhiều tài liệu của Hiệp hội bò sữa Thuỵ Điển để nghiên cứu những yếu tố quản lý thức ăn và nuôi dưỡng liên quan đến bệnh viêm vú phải can thiệp thú y. Mô hình nhiều - biến số cho thấy cuối cùng chế độ cho ăn nhiều thức ăn tinh kết nối dương với gia tăng biến cố viêm vú lâm sàng.
Các tác giả thông báo, lượng thức ăn tinh cho bò ăn khi mới đẻ và khi sữa đạt đỉnh cao, tình hình tiếp nhận muối khoáng của bò tơ trên đồng cỏ, và chế độ nuôi dưỡng liên quan đến bệnh tật (Xeton, chàm vú, bại liệt), tất cả đều gắn kết với biến cố viêm vú lâm sàng phải xử lý thú y. Trong công trình nghiên cứu thứ hai, Ardvison và những người khác (2005) đã phân tích các tư liệu vùng với số lượng ít hơn, nhận thấy, lượng thức ăn tinh cho bê ăn lúc dưới 3 tháng tuổi, lượng và loại thức ăn thô xanh cho bò ăn lúc cai sữa và thời điểm cho bò cái tơ ăn thức ăn tinh trước lúc đẻ có tác động đối với tế bào soma tổng số.