Pháo hoa lại có nhiều màu rực rỡ?
Từ đám ánh sáng muôn màu tuyệt đẹp cùng với tiếng nổ kéo dài, các tia lửa bay vút lên không trung.
Bạn đã thấy hình dạng của cây pháo hoa chưa?
Ở phần dưới giống như một quả pháo to, còn trên đầu là một quả cầu.
Phần dưới chứa thuốc nổ đen là hỗn hợp của kali nitrat, lưu huỳnh và than gỗ. Ở đầu dưới có dây dẫn lửa dễ cháy. Lúc bắn pháo hoa, bạn chỉ cần đốt dây dẫn lửa, lập tức lửa sẽ dẫn vào ống pháo. Dây dẫn lửa sẽ đốt cháy thuốc nổ đen, giải phóng một lượng lớn các chất khí và lượng nhiệt lớn và tống pháo hoa lên mây xanh. Như vậy quả pháo nổ phía dưới như một nửa cây pháo hoa. Đồng thời cũng để lại đường lửa lên tận đỉnh đầu.
Cây pháo hoa còn một nửa khác xảy ra trên đỉnh đầu, trong đó có chất cháy, chất trợ cháy, chất phát quang và chất cháy tạo ra màu sắc. Mỗi một chất trong chúng có tác dụng riêng.
Chất cháy cũng là thuốc nổ đen. Vì khi cháy thuốc nổ đen sẽ giải phóng một lượng nhiệt lớn và phát sáng, người ta dùng nó để làm cho chất phát quang và chất phát màu nổ tung, bắn ra bốn phương tám hướng. Các chất trợ cháy là hợp kim của nhôm và magiê, kali nitrat, bari nitrat chế tạo ra. Kali nitrat, bari nitrat, v.v… bị nhiệt phân huỷ giải phóng một lượng lớn oxi, làm cho chất cháy mạnh hơn.
Chất phát sáng là bột nhôm hoặc bột magiê, bột của các kim loại này sẽ cháy rất mạnh, phát ra ánh sáng trắng loé cả mắt. Sau khi bắn, pháo từ trên không trung thường rơi xuống các đám bụi trắng như tuyết, đó là bột nhôm oxit hoặc magiê oxit sau khi các kim loại bị đốt cháy tạo thành.
Có thể xem chất sinh màu đóng vai trò chính trong quả pháo hoa.
Màu sắc huy hoàng của pháo hoa là nhờ các chất sinh màu. Chất sinh màu không có gì bí mật, đó chỉ là các hoá chất thông thường: các muối của các kim loại ở nhiệt độ cao có thể có màu sắc rực rỡ. Ví dụ như natri nitrat và natri hydro cacbonat sẽ có ánh sáng màu vàng, stronti nitrat cho ánh sáng màu đỏ, bari nitrat cho ánh sáng màu lục, đồng cacbonat và đồng sunphat sẽ cho ánh sáng màu lam, bột chì và hợp kim chì – magiê cho ánh sáng màu trắng,… trong hoá học người ta gọi hiện tượng này là phản ứng ngọn lửa sinh màu. Mỗi loại muối kim loại khi đưa lên nhiệt độ cao đều có thể cho màu sắc vốn có của nó.
Không chỉ có trong pháo hoa người ta mới dùng các “chất tạo màu” kỳ diệu này, mà người ta còn dùng chúng trong đạn thường, đạn pháo, đạn tín hiệu. Trong cảnh trời nước bao la ngoài biển khơi, tín hiệu đỏ là tín hiệu cấp cứu, những người lạc đường trong sa mạc, người ta dùng đạn tín hiệu để hỏi đường, để cầu cứu. Trên chiến trận các loại tín hiệu có màu sắc khác nhau là báo hiệu cả một đoạn hành động quân sự hoàn chỉnh.
Trong phòng thí nghiệm có lúc người ta đem các khoáng vật thu được khi giã ngoại, nhờ màu sắc ngọn lửa khi đốt chúng mà phán đoán các kim loại có trong khoáng vật đó.