Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 19/08/2005 01:50 (GMT+7)

Ô nhiễm Asen trong nước ngầm tại ngoại thành Hà Nội

Ô nhiễm Asen (As) trong nước ngầm đang là vấn đề được quan tâm ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhằm đưa ra một bức tranh tổng quan về mức độ ô nhiễm As tại vùng châu thổ sông Hồng và cụ thể tại Hà Nội, nhóm tác giả thuộc Hội KHKT phân tích Hoá, Lý và Sinh học Việt Nam do GS.TS Phạm Hùng Việt (ảnh) chủ trì đã thực hiện dự án điều tra cơ bản “Điều tra ô nhiễm Asen trong nước ngầm tại ngoại thành Hà Nội”. Ngày 16/8/2005, Hội đồng khoa học của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã tổ chức nghiệm thu dự án.


As là một nguyên tố tồn tại trong tự nhiên và phổ biến trong môi trường ở cả hai dạng hữu cơ và vô cơ. As vô cơ là dạng độc hơn được tìm thấy trong nước ngầm, nước mặt và nhiều loại thực phẩm khác. Tiếp xúc lâu dài với As thông qua nước ăn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ như các biểu hiện về ung thư da, phổi, bàng quang hay không phải ung thư như rối loạn sắc tố da, sừng hoá gan bàn tay, bàn chân, các bệnh về tim mạch và tiểu đường.

Mục tiêu của dự án nhằm xác định mức độ ô nhiễm As trên một số xã ngoại thành Hà Nội; nghiên cứu nguồn gốc phát sinh và giải thích cơ chế giải phóng As trầm tích vào nước ngầm trên địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu quy luật phân bố As trong các tầng nước ngầm; bước đầu đánh giá mức độ tích luỹ As trong các mẫu sinh học (tóc, nước tiểu) tại các điểm có mức độ ô nhiễm cao; đánh giá hiệu quả loại As của bể lọc cát, đề xuất các giải pháp ban đầu nhằm giảm mức độ nhiễm độc As cho người dân. Dự án được thực hiện trong 24 tháng (01/2003-12/2004).

Địa điểm thực hiện dự án là 2 xã Vạn Phúc và Hoàng Liệt thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, Hà Nội được chọn là điểm đối chứng.

Kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng As trung bình trong nước ngầm tại 2 xã Vạn Phúc và Hoàng Liệt cao hơn số liệu cho phép của tổ chức Y tế thế giới - WHO. Dựa trên kết quả thu được tại 2 xã Vạn Phúc và Hoàng Liệt huyện Thanh Trì và xã Thượng Cát huyện Từ Liêm là điểm đối chứng cho thấy mức độ ô nhiễm As cao trong nước ngầm tại một số khu vực nghiên cứu là do sự thay đổi môi trường oxy hoá khử dẫn đến điều kiện khử làm giải phóng As vào nước ngầm. Người dân sống tại khu vực nghiên cứu đã nhiễm độc As mãn tính do sử dụng nước ngầm bị ô nhiễm As. Từ những kết quả điều tra, nhóm tác giả khuyến cáo người dân sống tại những nơi bị ô nhiễm As sử dụng các bể lọc cát để giảm thiểu As trong nước ngầm vì qua điều tra, khảo sát cho thấy 90% số bể lọc có khả năng làm giảm As tới hàm lượng 50mg/l, 40% số bể giảm tới nhỏ hơn 10mg/l. Đây là phương pháp đơn giản song hiệu quả loại bỏ As chỉ cao khi nồng độ sắt trong nước ngầm đủ lớn. Nhóm tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị như tuyên truyền nâng cao nhận thức của cồng đồng về tính độc hại khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm As, phân tách các nguồn nước bị ô nhiễm As.

Thay mặt Hội đồng khoa học, GS.TS Mai Trọng Nhuận, Chủ tịch, đã đánh giá cao các kết quả của dự án và đề nghị nhóm tác giả tiếp tục tiến hành nghiên cứu điều tra để phát hiện sự biến động của As trong không gian và thời gian, đánh giá mức độ thâm nhập của As vào cơ thể người trên cơ sở khía cạnh bệnh học. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng nên tiếp tục đầu tư nghiên cứu các công nghệ ưu việt, giá thành rẻ để giảm thiểu As trong nước ngầm. Hội đồng khoa học đã đánh giá dự án đạt loại Xuất sắc.

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.