Nuôi gà tây con
Chuẩn bị chuồng nuôi
Chuồng nuôi phải thông thoáng về mùa nóng và kín gió, giữ nhiệt về mùa rét. Chuồng phải luôn khô ráo, sạch sẽ (nên làm chuồng hướng đông nam). Dụng cụ nuôi và chuồng nuôi thường xuyên được sát trùng tiêu độc, chú ý biện pháp bảo vệ gà con đối với các loại chuột, chó, mèo hay bắt gà con.
Nên bố trí các chất độn chuồng bằng trấu, mùn cưa, rơm rạ sạch sẽ và phơi khô, các loại cót quây, bao tải, đèn điện chiếu sáng và sưởi ấm cho gà con, máng ăn và máng uống đảm bảo vệ sinh.
Chăm sóc gà con
- Sau khi nở để khô lông rồi cho xuống chuồng nuôi. Trong 5 ngày đầu cần duy trì nhiệt độ trong chuồng 28-30 0C, sau đó đưa nuôi dần ở nhiệt độ môi trường. Nếu ở vùng cao, nhiệt độ thấp thì cần duy trì thêm nhiệt độ nuôi 20 0C đến khi gà tây con được 1 tháng tuổi, sau đó mới nuôi ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn. Những ngày đầu nuôi gà con với mật độ 50-60 con/m 2(sau đó tăng dần theo thời gian nuôi còn 10-12 con/m 2) chiếu sáng 24/24 giờ.
- Cho gà tây con ăn bằng thức ăn của gà con nuôi công nghiệp, 2800-2900 kcal/kg thức ăn, tỷ lệ đạm 18-20% ngày cho thức ăn 5-6 bữa, cho ăn tự do không hạn chế, nuôi cho đến khi gà con 2 tháng tuổi.
Phòng dịch bệnh
Gà tây con dễ bị mắc một số bệnh, do đó cần chăm sóc đúng kỹ thuật và phòng bệnh bằng các văcxin sau:
- Cho uống Mareck ngay ngày đầu tiên sau khi nở.
- Cho uống Lasota vào lúc 7 ngày tuổi và 21 ngày tuổi.
- Chủng đậu vào lúc 10 ngày tuổi và sau đó chủng đậu lần thứ hai vào 4 tháng tuổi.
- Tiêm phòng Gumboro vào lúc 13 ngày tuổi và 2 tuần sau đó tiêm lần thứ hai.
- Tiêm phòng Niucátxơn hệ 1 lúc 6 tuần tuổi và tiêm lần 2 lúc 5 tháng tuổi.
Khi khí hậu lạnh-ẩm (mùa đông-xuân tháng 1-2) cần giữ ẩm và khô cho chuồng; chất độn chuồng phải sạch và khô để tránh bệnh nấm phổi. Nếu gà tây con bị bệnh này, cho uống Nistatin (phối hợp với Glucose, vitamin B1,C) với liều lượng 55mg/kg thể trọng, uống liền 3 ngày sẽ cho kết quả tốt.
Nguồn: KH&ĐS số 24 (1742), ngày 25/3/2005