Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 10/10/2005 14:20 (GMT+7)

Nuôi chạch đồng

Nuôi trong ao

- Ao nuôi chạch nên xây bằng xi măng để đề phòng chạch đi mất. Đáy ao có bùn dày 30cm, diện tích ao 30-100m 2 , mực nước sâu 25cm.

Mật độ nuôi 900-1.500 con cỡ 1-3cm và 300 con cỡ 6cm.

- Thức ăn của chạch là giun tơ, ốc, hến, tôm, cua, cám bột ngô, bã đậu, khô dầu… Lượng thức ăn bằng khoảng 5% thể trọng thân, làm sao cho ăn khoảng 1-2 giờ mà chạch ăn hết thức ăn là vừa. Thức ăn tốt nhất là băm nhỏ.

- Bón các loại phân hữu cơ như phân bắc, phân gà, lợn…

Mùa xuân thả nuôi chạch và đến mùa thu thu hoạch đạt cỡ 10-15g/con.


Nuôi ở ruộng lúa



Nuôi chạch đồng ở ruộng lúa rất có lợi là làm xốp đất. Chạch còn ăn côn trùng, phân bón để phân giải, làm chắc hạt lúa.

- Bờ ruộng nuôi chạch phải chắc, nện chặt, cao hơn mặt ruộng 50cm. Xung quanh bờ chắn bằng tấm nilon hay tấm bê tông cắm sâu xuống đất 30cm. Cửa cống vào và ra có lưới chắn. Giữa cống ra và vào cóthiết kế đường mương tới giữa ruộng.

- Xung quanh bờ có đào mương sâu 40-60m, rộng 30-50cm, ruộng rộng, đào nhiều hố. Mương và hố là chỗ cho chạch ăn, trú nắng, dễ bảo vệ và thu hoạch.

Về mùa thu, sau khi thu hoạch lúa xong, sửa lại ruộng theo yêu cầu trên, để sang xuân trồng lúa. Khi lúa bắt đầu xanh, tháo hết nước ruộng, phơi nắng 3-4 ngày. Rắc 20-25kg cám/100m 2 ruộng, ngày hôm sau rắc phân hữu cơ mục nát 50kg/100m 2 . Sau đó cho nước vào ruộng ngập 15-30cm.

Mật độ thả 10-15kg chạch giống cỡ 5cm cho 100m 2 . Để yên tĩnh một tuần, sang tuần thứ 2 bắt đầu cho ăn.

- Thức ăn bằng cám, mì, bột nhộng tằm, cách 3-4 ngày cho ăn 1 lần. Lúc đầu rắc khắp ruộng, dần dần thu lại vài chỗ cho ăn và tập trung ở các hố.

- Ngoài cho ăn, mỗi tháng bón thúc một lần phân hữu cơ, lượng phân 50 kg/100m 2 .


Ruộng nuôi chạch không bón thuốc sâu độc tố cao.


Nguồn: khktnn.knowledgevietnam.net   26/5/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.