Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 13/10/2006 23:55 (GMT+7)

Những nhà khoa học bị quên trong giải Nobel

Charles Best

Năm 1923, Sir Frederick Grant Banting (1891-1941), người khám phá ra insuline, đã chia giải Nobel Y khoa với John McLeod. Trong khi đáng lẽ Charles Best mới là người xứng đáng chung giải với Frederic Banting. John McLeod chỉ là người đã chia cho ông một góc phòng thí nghiệm, một người phụ tá và các con vật thí nghiệm trong hai tháng hè, khi ông Banting ghé qua Scotland.

Tức giận vì người cộng sự gần nhất của ông là Charles Herbert Best  không được cùng chia giải Nobel. Thật bất công. Ông đã chia phần của ông cho Charles Best. Sau đó Ủy ban xét duyệt Nobel nhận là có sai lầm nhưng họ không có cách nào sửa lại, vì những quyết định đã ra rồi không thể quay trở lại được. 
 
Paul Portier

Những khó chịu hệt như trên là giải Nobel Y học cho Charles Richet, John Michael và Harold E. Varmus. Charles Richet được giải Nobel năm 1913 vì những công trình của ông về anaphylaxie (tính quá mẫn, phản vệ, allergie), và Paul Portier cũng nghiên cứu vấn đề này. Cả hai đều đưa ra công trình nghiên cứu của mình trước hội đồng Sinh vật học (1902): "Chúng tôi gọi "anaphylactique" (trái nghĩa với phylaxie) là đặc tính  mà nọc độc có tư chất làm giảm đi thay vì làm tăng tính miễn nhiễm khi chất này được tiêm vô với liều lượng không nguy hiểm. Đó là (...) ngược lại sự bảo vệ".

Richet tiếp tục nghiên cứu một mình hiện tượng anaphylaxie vừa tìm cách xác nhận sự khám phá chung của họ. Nhưng tiếc thay, Portier không những  không được giải mà cũng chẳng được nêu tên trong bài diễn văn. Richet cũng chẳng chiếu cố đến người cộng tác của ông để sửa sai sự quên bất ngờ này.

Dominique Stehelin

Sự  khám phá ra nguồn gốc tế bào tạo ra khối u hậu siêu vi trùng (origine cellulaire des  oncogènes rétrovivaux) do John Bishop và Harold Varmus đã được giải Nobel về Y học năm 1989. Nhưng Dominique Stehelin mới chính là người khám phá đầu tiên khi ông chỉ mới làm thực tập hậu tiến sĩ năm 1976 tại phòng  thí nghiệm của Bishop và Varmus tại Đại học California, San Francisco.

Không vừa ý vì bị loại, Dominique Stehelin viết một bức thư ngỏ cho Folke Sjoqvist, Chủ tịch hội đồng giải thưởng Nobel để yêu cầu xét lại quyết định. Để chấm dứt vụ này, Bishop vội vã xác nhận nhân cuộc hội thảo với báo chí: "Thời gian mà ông Stehelin làm việc trong phòng thí nghiệm của chúng tôi là có lợi cho ông ấy về sau, cũng  như chính chúng tôi cũng đã hưởng được những đóng góp của ông ta cho công trình của chúng tôi. Chúng tôi vô cùng kính trọng ông trên tư cách một nhà khoa học và chúng tôi biết ơn những thí nghiệm của ông đã lần đầu tiên xác định rằng những tế bào của khối u hậu siêu vi trùng là xuất phát từ những gene tế bào. Nhưng phải cần rất nhiều thí nghiệm khác để thiết lập một cách vững vàng mà chúng tôi đã chứng minh trong bài báo của chúng tôi" (báo Le Monde, 9/12/1989).

Theo giáo sư Alain Riou (Viện Gustave Roussy, Villejuif): Nếu giải Nobel trao cho công trình từ năm 1976 thì Stehelin phải là người đứng chung giải. Để chấm dứt cuộc luận chiến, giáo sư Jean Lindstein, thư ký hội đồng giải Nobel Y học, nhắc lại với báo chí là những người được giải Nobel được chọn lựa trong số các thí sinh được đề nghị bởi hội khoa học thế giới, chiếu đúng theo điều lệ của Hội đồng Nobel. Vậy không  thể quy trách nhiệm cho ông chủ tịch. 

Lise Meitner

Lise Meitner hướng dẫn dự án về uranium và sự phân rã các hạt nhân nặng ở Berlin trong 4 năm. Chiến tranh thế giới thứ 2, sự ngược đãi tàn nhẫn đối với các cộng đồng Do Thái khiến bà phải tị nạn ở Stockholm, nơi đây bà vẫn tiếp tục công trình nghiên cứu của bạn bà là Otto Hahn.

Để tránh nguy hiểm, bà không ký tên lên bài tiểu luận báo tin đã khám phá chất baryum, chất căn bản cho phản ứng hạch tâm dây chuyền. Mọi người tiếc vì công của bà đã không được công nhận chính thức từ khi hết chiến tranh.

Nguồn: Tia sáng, số19 , ngày 03/10/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.