Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 26/09/2011 20:49 (GMT+7)

Những giáo sư Việt được vinh danh ở trời Tây

Từ toán học, khoa học xã hội, cho đến khoa học không gian và y tế, nhiều giáo sư (GS) Việt Nam đã được các quốc gia trên thế giới trao tặng những giải thưởng, huân chương và học hàm cao quý.

GS Ngô Xuân Bính

Tháng 6/2011, Hội đồng khoa học Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên châu Âu đã chính thức trao học hàm Viện sĩ cho GS Ngô Xuân Bính, một nhà bác học Việt Nam có bản lĩnh và tài năng xuất chúng.

GS, bác sĩ, viện sĩ Ngô Xuân Bính, sinh năm 1957 tại Nghệ An, làm việc tại CHLB Nga từ năm 1990 đến nay. Do có những đóng góp lớn trong việc khám chữa bệnh và nghiên cứu, xuất bản những công trình khoa học có giá trị thực tiễn cao, ngày 24/1/2010, Hiệp hội y học dân gian Nga đã phong tặng ông học hàm Giáo sư chuyên môn ; Liên hiệp quốc trao tặng ông huân chương cao quý Nicholai Peregov vì những đóng góp lớn lao và đặc biệt cho nền y tế thế giới, theo đề nghị của Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên Châu Âu. Ông là một trong số 55 người trên thế giới được tặng thưởng huân chương cao quý này. Hiện, ông là Ủy viên Ủy ban Liên bang Nga về chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Tại Diễn đàn quốc tế lần thứ 4 Y học liên kết 2011 do Hiệp hội Y học dân tộc Nga (RANM) và Viện sức khỏe quốc gia thành phố Saint Peterburg phối hợp tổ chức, GS Ngô Xuân Bính là đồng Chủ tịch hội thảo Những khái niệm và công nghệ riêng biệt trong y học bổ trợ và có bài tham luận: Những đặc điểm của việc điều chỉnh pháp lý đối với hoạt động của các chuyên gia y học dân tộc hiện nay . Cũng tại diễn đàn này, trước Hội đồng khoa học đến từ Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên châu Âu, ông đã công bố lần đầu tiên công trình khoa học đồ sộ với 1.500 trang viết của mình,  tựa đề: Cao huyết áp - Các chứng liên đới - Chuyên khoa châm cứu .

Sau khi nhận xét, Hội đồng khoa học Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên châu Âu đã chính thức trao học hàm Viện sĩ cho GS Ngô Xuân Bính. Đây là sự ghi nhận của các nhà bác học hàng đầu thế giới đối với thành tựu khoa học của ông, một lần nữa khẳng định chiều sâu văn hóa Việt trong đời sống đương đại. Ngoài những thành tựu về khoa học, GS, Viện sĩ Ngô Xuân Bính còn là Võ sư Chưởng môn phái Nhất Nam, Chủ tịch Liên đoàn võ thuật Nhất Nam tại Liên bang Nga; là một hoa sỹ tài danh, Viện sỹ danh dự của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nga.

GS Nguyễn Đăng Hưng

Một trong những nhân tài gốc Việt đáng chú ý tại châu Âu là nhà khoa học Nguyễn Ðăng Hưng, nhà trí thức người Việt sống ở Bỉ. Tháng 5/2010, GS Nguyễn Ðăng Hưng được vinh danh bằng Huân chương Đại thần của nhà Vua Bỉ. Đây là danh hiệu cao quý dành tặng cho những cá nhân có cống hiến quan trọng về văn học, nghệ thuật, khoa học, hay trong các lĩnh vực thương mại và công nghệ của Bỉ.

GS Nguyễn Đăng Hưng được nhận huân chương từ Vương triều Bỉ

Trong suốt hơn 40 năm học tập và làm việc tại Vương quốc Bỉ, đến nay, GS Nguyễn Ðăng Hưng đã là tác giả của hơn 20 cuốn sách, bài giảng, từ điển với hơn 200 công trình khoa học, phần lớn được xuất bản bởi các tạp chí khoa học danh tiếng trên thế giới.

Dù công thành danh toại nơi xứ người, nhưng GS Nguyễn Đăng Hưng vẫn dành trọn tấm lòng cho quê hương đất nước và đã nhiều năm có những đóng góp tâm huyết với nền giáo dục nước nhà. GS đã cống hiến nhiều công sức và trí tuệ cho các trường ĐH Việt Nam . Hiện, GS Nguyễn Ðăng Hưng đang giúp một số trường ĐH trong nước như ĐH Bách khoa TP HCM, ĐH Hoa Sen… về đào tạo những công nghệ tiên tiến. Ông cho rằng, đại bộ phận Việt kiều trí thức rất quan tâm và muốn huy động mọi tài lực xây dựng đất nước.

GS Phan Huy Lê

Lần đầu tiên có một người của ngành Khoa học xã hội Việt Nam trở thành Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp. Vinh dự này thuộc về GS, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê khi ông được Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn (thuộc Học viện Pháp quốc) bầu là Viện sĩ Thông tấn đầu tháng 7/2011.

GS NGND Phan Huy Lê sinh ngày 23/2/1934 tại xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Cả hai dòng họ nội, ngoại của GS. Phan Huy Lê đều là những dòng họ khoa bảng nổi tiếng với những danh nhân văn hoá lớn như: Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú...

GS Phan Huy Lê là Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp.



Bước lên bục giảng ĐH năm 21 tuổi, GS Phan Huy Lê đã nỗ lực không ngừng trong suốt nửa thế kỷ qua. Ông thuyết phục học trò bởi giọng nói trầm ấm, biểu cảm, khúc triết, vốn tri thức sâu rộng và một phong cách ung dung, một thế ứng xử đầy minh triết, một nhân cách khoa học toàn vẹn. Ông thường gắn kết những bài giảng của mình với các triết lý nhân văn, thể hiện tinh thần làm việc hăng say, hết mình cho sự thật, thổi bùng niềm đam mê nghiên cứu khoa học và khuyến khích sự sáng tạo của các thế hệ học trò.

Ngoài việc giảng dạy ở các trường đại học ở trong nước, GS Phan Huy Lê được mời giảng dạy ở ĐH Paris 7(Pháp), ĐH Amsterdam (Hà Lan)... Hàng nghìn học trò qua ông đào tạo, nhiều người đã thành đạt, đang giữ những cương vị quan trọng trong các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy ở trung ương và địa phương, ở trong nước và nước ngoài.

Đồng thời với việc giảng dạy, GS Phan Huy Lê cũng viết rất nhiều công trình nghiên cứu lịch sử có giá trị như: “Đặc điểm của phong trào nông dân Tây Sơn”, “Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam”... Tới nay, số tác phẩm mà ông là tác giả và chủ biên hơn 400 công trình, tập trung vào bốn lĩnh vực lớn là: lịch sử chống ngoại xâm, kinh tế - xã hội; văn hoá - truyền thống và tổng kết lịch sử đất nước.

Giáo sư Phan Huy Lê đã nhận được nhiều giải thưởng cao quí do Nhà nước trao tặng. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản trao tặng Giải thưởng quốc tế Văn hóa châu Á Fukuoka năm 1996. Năm 2002, ông được Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm.

GS Nguyễn Xuân Vinh

Năm 2007, GS Nguyễn Xuân Vinh được Hội Khoa học Không gian Mỹ trao tặng giải thưởng Dirk Brouwer về các cống hiến của ông trong lĩnh vực Cơ học phi hành không gian .

Giải thưởng mang tên TS Dirk Brouwer, người Mỹ gốc Hà Lan, người có công lớn lao trong việc tính đường bay của vệ tinh và các phi thuyền không gian. Hàng năm Hội Khoa học không gian Mỹ tổ chức tuyển chọn công trình để trao giải thưởng này. Có năm không có ai được nhận giải. Đóng góp của GS Nguyễn Xuân Vinh về khoa học Quỹ đạo không gian và cơ học phi hành, cơ học chuyển động của các hành tinh, vệ tinh, phi thuyền... được đánh giá là rất có giá trị cho khoa học Không gian trong tương lai.

GS Nguyễn Xuân Vinh có nhiều đóng góp trong ngành không gian.

GS Nguyễn Xuân Vinh sinh tháng 1/1930 tại Yên Bái, du học tại Mỹ từ năm 1962. Năm 1965, ông là người đầu tiên được cấp bằng Tiến sĩ về Khoa học không gian tại ĐH Colorado . Năm 1968 là Phó giáo sư và năm 1972 là GS tại ĐH Michigan . Cũng vào năm 1972 ông được bầu làm Tiến sĩ quốc gia của Đại học Sorbonne (Pháp). Năm 1982 là GS của Đại học Thanh Hoa (Đài Loan). Năm 1984 là người châu Á đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Quốc gia về Hàng không và Không gian Pháp. Năm 1986 là Viện sĩ của Viện Hàn lâm Không gian Quốc tế.

Về hưu năm 1999 khi vừa 69 tuổi và sống cùng gia đình tại San Jose, California. Ông đã giảng dạy và thuyết trình khoa học nhiều lần tại các ĐH và Hội thảo ở Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Áo, Đức, Italy, Hà Lan, Thụy Sĩ, Na Uy, Thụy Điển, Hungary, Israel, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia...

GS Hoàng Tụy

GS toán học Việt Nam Hoàng Tụy được Tổ chức quốc tế Tối ưu toàn cục trao giải thưởng Constantin Caratheodory cho những cống hiến của ông. GS Hoàng Tụy là nhà toán học tiêu biểu của Việt Nam . Ông đồng thời cũng là người đầu tiên trên thế giới nhận giải thưởng cao quý này.

Không chỉ là một nhà Toán học, GS Hoàng Tụy cũng có nhiều đóng góp cho giáo dục Việt Nam .

Ông sinh ngày 17/12/1927 tại Xuân Đài, Điện Bàn, Quảng Nam, là cháu nội của cụ Hoàng Văn Bảng, đỗ Cử nhân và từng giữ chức Án sát sứ nhiều tỉnh. Tháng 3/1959, Hoàng Tụy trở thành một trong hai người Việt Namđầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ khoa học toán - lý tại ĐH Lomonosov tại Moscow .

GS Hoàng Tụy phát minh ra phương pháp "lát cắt Tụy".



Từ năm 1961 đến 1968 ông là Chủ nhiệm Khoa Toán của ĐH Tổng hợp Hà Nội; là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam từ năm 1980 đến 1989. Năm 1964, ông đã phát minh ra phương pháp “lát cắt Tụy” và được coilà cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới: Lý thuyết tối ưu toàn cục.

Vào tháng 8/1997, Viện Công nghệ Linköping (Thụy Điển) đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề “Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục”, được tổ chức để tôn vinh GS Hoàng Tụy. Tháng 12/2007, mộthội nghị quốc tế về “Quy hoạch không lồi” đã được tổ chức ở Rouen, Pháp để ghi nhận những đóng góp tiên phong của GS Hoàng Tuỵ cho lĩnh vực này nói riêng và cho ngành Tối ưu Toàn cục nói chung nhândịp ông tròn 80 tuổi.

Trong những năm của thế kỉ 21, GS Hoàng Tuỵ đã dồn nhiều nỗ lực của mình vào việc phê phán sự yếu kém, lạc hậu và tiêu cực trong ngành giáo dục Việt Nam cũng như tham gia nhiều hội nghị tham luận vềcải cách giáo dục.

GS Ngô Bảo Châu

Một đồng nghiệp trẻ tuổi của GS Hoàng Tụy cũng có nhiều đóng góp, làm rạng danh đất nước không thể không kể đến là GS Ngô Bảo Châu, người được Đại hội Toán học thế giới họp ở Ấn Độ traotặng giải thưởng Fields cao quý nhất của toán học thế giới vào tháng 8/2010.

Sinh năm 1972 và học khối phổ thông chuyên toán tại Hà Nội, GS Ngô Bảo Châu đã đoạt liên tiếp hai huy chương vàng Olympic toán quốc tế trong hai năm 1988 và 1989. Sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại ĐH Sư phạm Paris, năm 32 tuổi, GS Ngô Bảo Châu đã được Viện Toán học Clay trao tặng giải thưởng cho công trình nghiên cứu Bổ đề cơ bản cho các nhóm unita để “công nhận thành tựu đặc biệt xuất sắc trong toán học” của ông.

GS Ngô Bảo Châu là nhà khoa học đại diện cho ba châu lục.



Từ năm 2007, ông đồng thời làm việc tại Pháp và Viện nghiên cứu cao cấp Princeton(Mỹ). Trong năm 2008, Ngô Bảo Châu công bố chứng minh Bổ đề cơ bản Langlands, được tạp chí Timebình chọn là mộttrong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.

Năm 2010, Giáo sư Ngô Bảo Châu trở thành nhà toán học đầu tiên xuất thân từ một nước đang phát triển được vinh danh bằng giải thưởng Fields trong lịch sử 75 năm của giải thưởng được coi là Nobeltrong toán học này. Trong diễn văn tại lễ tôn vinh Giáo sư Ngô Bảo Châu tổ chức ở Pháp, Bộ trưởng ĐH và Nghiên cứu của Pháp, bà Valérie Pécresse đã ca ngợi Ngô Bảo Châu là nhà khoa học đại diện choba châu lục: châu Âu, châu Á và châu Mỹ.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.