Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 25/08/2008 23:39 (GMT+7)

Nhớ một trận địa thầm lặng

Thật vậy, những bác sĩ, y sinh… với trái tim nhân hậu, đạo đức trong sáng, bàn tay thần kỳ đã mang lại hạnh phúc và sức sống cho con người, nhưng chúng ta cũng không thể quên các dược sĩ, nhân viên ngành dược đã mang hết trí tuệ và sức lực để chăm lo nghiên cứu, sản xuất thuốc, trang bị góp phần vào sức mạnh tổng hợp của ngành chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến, chúng ta gặp muôn vàn khó khăn về thuốc men, trang bị trong khi quân đội ta còn phôi thai, hoạt động ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, khí hậu khắc nghiệt, bệnh sốt rét hoành hành. Nhiều chiến sĩ ta đã ngã xuống do sốt rét ác tính; thời đó, những người làm công tác dược phải dùng cây Thường sơn để điều trị. Thiếu thuốc tiêm, có khi phải dùng viên Quinacrinepha thành thuốc tiêm đựng vào lọ thuỷ tinh và hấp tiệt trùng để dùng. Đối với các ca phẫu thuật, chưa có đầy đủ thuốc gây mê, chỉ khâu, cán bộ và nhân viên ngành dược đã nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất các nguyên liệu như: morphin, cafein, strrychinin, atropin… các loại tinh dầu: Hồi, Đinh hương, dầu Gấc, dầu Lạc trung tính, cồn cao độ… và một số sản phẩm hoá dược đặc biệt là: ether mê, chloroform và nhất là băng cá nhân, vô trùng để phát tới từng chiến sĩ trong chiến đấu. Công lao đóng góp của các cán bộ Dược ngành Quân y ở miền Bắc phải kể đến các anh: Bùi Đinh Sang, Nguyễn Văn Luận, Nguyễn Văn Đàn, Đỗ Tất Lợi. Ngoài ra, chúng ta còn tổ chức sản xuất thủ công một số dụng cụ phẫu thuật như: kìm, kéo, dao, cưa… và cả bột bó.

Vào những năm 50, một số sinh viên Quân dược sĩ dưới sự chỉ đạo của GS Đặng Văn Ngữ đã nghiên cứu sản xuất tại chỗ Filtrat Penixilin(nước lọc penicillin) thay thế thuốc kháng sinh. Rất nhiều cán bộ, nhân viên Dược đã ngày đêm tận tuỵ tìm những thuốc thay thế, tận dụng nguyên liệu sẵn có.

Năm 1954, hoà bình lập lại trên một nửa đất nước, nhân dân ta phải đương đầu với một cuộc chiến tranh đầy gian khổ ở miền Nam . Cán bộ dược không những chỉ sản xuất thuốc mà còn đóng gói, tiếp tế, vận chuyển vào chiến trường miền nam qua bao chặng đường cực kỳ ác liệt GS Đặng Hanh Khôi chuyên viên đầu ngành Quân dược trực tiếp đi sát mặt trận để kiểm tra, hướng dẫn sử dụng thuốc men trang bị. Mảnh đất phục vụ của dược ở tuyến trước là cái màn vô trùng, làm buồng pha chế, nồi cất nhỏ để sản sinh nước cất. Và cứ như vậy, đêm đêm pha chế hàng trămg lít huyết thanh các loại phục vụ thương binh… và có anh đã ngã xuống, vĩnh viễn ra đi trong khi làm nhiệm vụ ở tiền phương. Trong chiến trường, làm sao có đủ Dextran và huyết tương khô được. GS Đinh Ngọc Lâm, chủ nhiệm khoa Dược Viện Quân y 108 hồi đó đã nghiên cứu sản xuất Levodextiêm từ nước dừa để tạm thời thay thế.

Các bậc đàn anh trong ngành quân dược như các GS Đặng Hanh Khôi, Đinh Ngọc Lâm, Ngô Ưng Long đã sớm qua đời do căn bệnh hiểm nghèo, nhưng những công trình nghiên cứu, kiểm nghiệm phục vụ cho kịp thời có hiệu quả trong các giai đoạn chiến tranh là hết sức trân trọng, đáng tự hào, xứng đáng để chúng ta và thế hệ mai sau ghi nhớ.

Còn một trận địa rất thầm lặng là các kho quân y, những dược sĩ quản lý và bảo quản hàng vạn tấn hàng có tính chất kỹ thuật cao, giữ gìn khối tài sản chiến lược lớn phục vụ cho chiến đấu. Cuối năm 1972, địch mở rộng đánh phá dã man ở miền Bắc, toàn bộ kho hàng dược được sơ tán, bảo đảm an toàn tuyệt đối đưa nguyên vẹn đến từng thương bệnh binh, không bị mất mát, không bị cháy do địch đánh phá, là nguồn vui vô tận đồng thời cũng là những phần thưởng vô cùng quý giá. Những dược sĩ, cán bộ ngành Quân dược đã thực sự cùng với ngành y góp phần nhỏ bé của mình vào thắng lợi chung của sự nghiệp cách mạng.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.