Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 31/08/2010 18:29 (GMT+7)

Nhật Bản với chiến lược phát triển nhà máy điện hạt nhân

Hiện nay, năng lượng hạt nhân ở nhật Bản chiếm hơn 30% tổng sản lượng điện của nước này, đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Pháp.

Nhật Bản: "Tiên Phong" ở Châu Á

Nhật Bản là nước đầu tiên ở Châu Á, cũng là nước duy nhất lấy điện hạt nhân làm nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản đã đề ra Chiến lược năng lượng quốc gia nhằm giảm bớt việc sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống chủ yếu như dầu mỏ, khí đốt. Trong chiến lược này, Nhật Bản chú trọng phát triển điện hạt nhân. Sau khi bắt đầu vận hành lò nước nhẹ đầu tiên vào năm 1970 và liên tục xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân. Đến nay, Nhật Bản đã có 56 tổ máy đang vận hành, chiếm hơn 30% tổng sản lượng điện của Nhật Bản và chiếm 2/3 tổng số nhà máy điện hạt nhân của các nước châu Á. Công nghệ lò nước nhẹ trở thành công nghệ hàng đầu về độ an toàn, độ tin cậy, hiệu suất cao và tiết kiệm trong vận hành bảo dưỡng.

Chính sách nào cho phát triển điện hạt nhân?

Năm 1954, Chính phủ Nhật Bản quyết định chi 230 triệu Yên cho chương trình Nghiên cứu hạt nhân. Năm 1955, Chính phủ Nhật Bản thông qua bộ luật cơ bản về năng lượng nguyên tử để giám sát việc ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình. Bộ luật này đề ra ba nguyên tắc chính: nguyên tắc dân chủ, độc lập trong quản lý và sự minh bạch. Cùng với việc thành lập Ủy ban Năng lượng nguyên tử, một vài tổ chức liên quan đến năng lượng hạt nhân cũng đã được thành lập vào năm 1956 bao gồm: Sở khoa học và Công nghệ; Viện Nghiên cứu Năng lượng nguyên tử Nhật Bản và Liên hiệp Nhiên liệu hạt nhân. Năm 2004, Diễn đàn công nghiệp Nhật Bản đã đưa ra báo cáo về triển vọng phát triển điện hạt nhân. Theo đó, khả năng sản lượng điện hạt nhân có thể sẽ đạt 90 Gwe vào năm 2050, nghĩa là khả năng sản lượng điện hạt nhân và sự đóng góp của nó vào tổng sản lượng điện tăng gấp hai lần, đạt trên 60%. Hơn nữa, khoảng 20 Gwe nhiệt hạt nhân sẽ được sử dụng để sản xuất hydro. Đến tháng 7-2005, Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản khẳng định lại chính sách về điện hạt nhân và cho rằng, trước mắt, quốc gia này sẽ tập trung vào công nghệ lò LWR. Mục tiêu chính của dự án này là sau năm 2030, điện hạt nhân sẽ đóng góp một tỷ trọng khoảng 30-40% hoặc cao hơn nữa trong tổng sản lượng điện, bao gồm cả việc thay thế các lò phản ứng hiện thời bằng các lò phản ứng nước nhẹ cải tiến.

Qua trình phát triển điện hạt nhân

Thập niên 70 của thế kỷ XX, lò phản ứng nhiệt cải tiến (ATR) đầu tiên được xây dựng ở Fu-gen. Lò phản ứng hạt nhân này được thiết kế để sử dụng cả nhiên liệu U-ra-ni-um và Plu-to-ni-um. Đây là lò phản ứng nhiệt đầu tiên trên thế giới sử dụng nhiên liệu MOX, công suất 148 Mwe do JNC vận hành tới tháng 3-2003 thì đóng cửa. Lò phản ứng hạt nhân ABWR đầu tiên có công suất 1315 Mwe do Công ty Điện lực To-ky-ô (TEPCO) Ka-si-oa-da-ki Ka-ri-oa đưa vào vận hành từ năm 1996 và năm 1997 do Tổng điện lực Mỹ xây dựng.

Về công nghệ lò nhanh, tái sinh (FBR), Nhật Bản có lò nghiên cứu Joyo đang hoạt động với lần đầu đạt tới hạn vào năm 1977 và thu được rất nhiều số liệu có giá trị. Tháng 4-1994, lò FBR thương mại (Monju) công suất 246 Mwe đầu tiên được vận hành, nhưng đến tháng 12-1995 trong khi đang hoạt động, Nat-tri lỏng bị rò rỉ ở hệ thống truyền nhiệt thứ cấp. Do vậy, trước sức ép của những nhà bất đồng quan điểm về vấn đề hạt nhân, nhà máy này bị đóng cửa từ đó đến nay và đang chờ được vận hành lại.

Cuối năm 1998, lò phản ứng nhiệt độ cao công suất 30 Megawatt nhiệt (MWt) (lò nhỏ) đã làm nguội bằng khí đã được đưa vào hoạt động thử nghiệm. Đây là lò làm nguội bằng khí heli và điều tiết bằng graphit đầu tiên của Nhật Bản. Nó hoạt động ở 850 OC, năm 2004 chạy thử ở nhiệt độ 950 OC, điều này cho phép những ứng dụng vào quá trình hóa học như nhiệt hóa sản phẩm hydro. Dự tính, đến năm 2015, Nhà máy iodine-sulfur sản xuất hydro công suất 1000m 3/h sẽ được kết nối với lò để khẳng định đặc tính của hệ thống này.

Triển vọng cho tương lai

Năm 2005, Nhật Bản có 56 lò phản ứng phát điện hạt nhân đang vận hành, công suất thiết bị là 47.389 MW. Điều đặc biệt là ở Nhật Bản, việc phát triển điện hạt nhân do các công ty điện lực tư nhân tiến hành. Sau khi thành lập Công ty Điện nguyên tử Nhật Bản (JAPC), có 9 công ty điện lực tập trung nguồn nhân lực và xây dựng thể chế phát triển điện hạt nhân. Đầu tiên, JAPC đưa vào áp dụng loại lò làm mát bằng khí từ Anh, tiếp đó là BWR từ Mỹ. Các chuyên gia điện hạt nhân sau khi được đào tạo ở JAPC, đã trở về công ty điện lực của mình và xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Ngành Điện hạt nhân của Nhật Bản đã phát triển vô cùng ấn tượng.

Năm 2005, Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản đã triển khai kế hoạch năng lượng dài hạn, trong đó có nội dung tái chế toàn bộ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng để chiết suất plutonium làm nhiên liệu hạt nhân cho các lò phản ứng tiếp theo qua những lò phản ứng tái sinh nhanh (FBR).

Gần đây, Cục Tài nguyên thiên nhiên và Năng lượng Nhật Bản đã thông báo kế hoạch xây dựng một FRB mới vào năm 2003 có kỹ thuật hiện đại hơn với chi phí dự kiến 1 nghìn tỷ Yên. FBR mới này được xem như lò phản ứng nước nhẹ.

Chiến lược năng lượng quốc gia của Nhật Bản đã nhấn mạnh ba vấn đề cơ bản: bảo đảm an ninh năng lượng; giải quyết đồng bộ vấn đề năng lượng môi trường; đóng góp tích cực vào việc giải quyết những vấn đề liên quan nhu cầu sử dụng năng lượng của thế giới. Theo đó, một trong 5 mục tiêu cơ bản của Nhật Bản đến năm 2030 là tăng khả năng sản xuất điện hạt nhân từ 30% lên hơn 40%. Nhật Bản cũng đặt mục tiêu nâng tỷ trọng điện hạt nhân trong tổng lượng điện của nước này lên mức hơn 30% hiện nay.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.