Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 17/08/2010 21:56 (GMT+7)

Nhận xét ngôi nhà xanh từ kiến trúc cổ truyền đến kiến trúc mới thời biến đổi khí hậu

Ngôi nhà xanh trong kiến trúc cổ truyền

Ngày nay, người ta gọi chung ngôi nhà ẩn mình gắn bó thân thiện với thiên nhiên có kiến trúc ăn nhập và hài hoà với phong cảnh sinh thái, đảm bảo an sinh lâu dài là ngôi nhà xanh. Danh từ ''xanh'' là khái niệm tổng hợp không làm tổn hại tới môi trường mà ngôi nhà toạ lạc trên đó. Ngôi nhà xanh (NNX) cũng có nghĩa là ngôi nhà có sự hoà quyện giữa kiến trúc ngôi nhà với cấu trúc sinh cảnh tự nhiên hoặc kiến trúc cảnh quan (cấu trúc môi trường nhân tạo mới).

Kiến trúc (KT) ngôi nhà cổ truyền bao gồm các loại ngôi nhà theo địa lí vùng miền nước ta được biết đến từ nhà sàn cao (vùng núi) tới nhà sàn thấp (vùng ĐBSCL - An Giang), từ nhà trên bệ cọc ven sông, nhà trên bè nổi đến nhà tranh đồng bằng hay nhà rông ở Tây Nguyên…

Nhận xét về các NNX của người Việt và dân tộc thiểu số anh em từ cổ truyền đến nay, hầu hết cácngôi nhà đã tận dụng vật liệu địa phương sẵn có là chủ yếu. Vật liệu chính thường dùng là gỗ, tre, bương, luồng... Các đòn dầm đi xuyên qua lỗ đục trên cột, không dùng đinh, dùng dây lạt mây, trebuộc chặt. Đôi khi gỗ, bương dùng làm sàn, hoặc dùng để thưng vách. Vách được tạo hình bằng bương tre, phên đan dễ kiếm, hoặc được bịt trát thêm bằng đất sét nhuyễn trộn rơm băm. Tường nhà làm bằngđất nện trộn vôi rơm (toóc si), hoặc xây bằng gạch mộc thô, viên đá ong, gạch chỉ… Mái nhà lợp bằng rơm, rạ, cỏ khô, lá gồi, lá dừa… Ngày nay, mái đa phần đã lợp bằng ngói ta, ngói tây, phi bờ rôximăng hoặc tôn sắt, kẽm. Cửa thường dùng tấm phên, liếp, tre đan hoặc gỗ ván.

Môi trường bao quanh NNX là rặng tre, bụi chuối, mía thấp thoáng đôi khi có dãy hàng cau, giàn mướp, bí, giàn mồng tơi, dưa leo, giàn trầu không… đan xen các khóm cây râm bụt, cây chè… Gần nhà có ao nhỏ với cầu ao, ao dùng nuôi cá trê, chép, cá rô, cá quả… Đây đó, có ao sen, ao rau muống, gần nơi đồng trũng trồng rau cần, rau dút…Nếu có vườn cây ăn quả thường là trồng cây khế, chanh, bưởi, cam, quýt, ổi, mít…

NNX cổ truyền đa phần cấu trúc đơn sơ, giản dị phổ biến là loại nhà một gian hai chái hoặc bagian hai chái. Trừ có nhà rông thường làm nhiều gian nối tiếp chạy dài để có đủ chỗ sinh hoạt cộng đồng thôn bản, còn hầu hết NNX chỉ làm chừng độ năm gian trở lại. NNX cổ truyền của người Việt cócảm giác nói chung là gần gũi, đầm ấm, thân thuộc với nhiều nét duyên dáng, thắm đậm tình người gắn bó với môi trường quê hương. Hình ảnh NNX này đã in sâu vào ký ức tâm khảm chung của nhiều ngườiViệt từ người ở thành thị (đã từng gắn bó với thôn quê) đến người đi xa xứ.

Hình ảnh NNX từ cổ truyền đến nay vẫn là hình ảnh tiêu biểu của văn hoá KT Việt Nam vì đã kết tinh sự thông minh, sáng tạo của người Việt biết tận dụng vật liệu địa phương sẵn có tại chỗ để xây dựng NNX phù hợp kiến trúc nhiệt đới gió mùa quanh năm nóng ẩm ở mức cao. Cho đến nay xu hướng xây dựng NNX một cách sáng tạo phong phú, đẹp đẽ, thích dụng hơn đang được hết sức quan tâm trong kiến trúc mới (trình bày ở phần tiếp theo).

Các NNX nơi Bác Hồ từng ở

Bác Hồ là vĩ nhân, là lãnh tụ, nhưng Người có tính cách bình dị tự nhiên tiêu biểu của người Việt là ưa chuộng sống trong các NNX. Hầu hết các nơi sinh sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn lựa từ khi trở về nước đều là những nơi gần gũi, hài hoà với thiên nhiên, có sự gắn bó thân thuộc với nếp sống cổ truyền của người Việt hoặc dân tộc thiểu số. Bác Hồ sử dụng đồ đạc giản dị, mộc mạc như bản tính của Người.

Tại hang Pắc Pó - Cao Bằng, Người đã sử dụng bàn đá để viết, phiến đá để ngồi, để câu cá bên bờ suối Nậm, phản đá làm giường nằm, bậc đá sẵn có để làm nơi leo trèo, luyện đôi chân hàng ngày. Tán lá cây xanh bên cạnh Người làm nơi che chắn nắng gió, bảo vệ cho Bác trong mọi sinh hoạt.

Bác Hồ rất yêu chuộng phong cảnh sinh thái tự nhiên. Nếu xét từ ngôi nhà sàn đơn sơ bên bờ suốigần căn cứ địa cách mạng ở Tân Trào - Tuyên Quang cho đến ngôi nhà tạm bên sườn núi gần Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã cho ta thấy dù ở đâu, Bác Hồ cũng có phong cách sống giản dị, mộc mạc,ưa gần gũi với núi rừng, suối…

Hoà bình lập lại, khi trở về Thủ đô Bác đã cho xây ngôi nhà sàn bằng gỗ giản dị thông thoáng trong vườn cây, ao cá rộng nằm trong khu Chủ tịch Phủ làm nơi để Bác sống và  làm việc.

Các ngôi nhà Bác Hồ đã chọn lựa sinh hoạt đều là những NNX. gắn bó thân thiện với môi trường cây xanh - mặt nước. Đó chính là những NNX cổ truyền được người Việt và các dân tộc thiểu số anh em ưa chuộng sinh sống.

NNX trong kiến trúc mới thời biến đổi khí hậu

Quan niệm NNX mới được thể hiện rõ hơn là ngôi nhà không (hoặc giảm thiểu) ảnh hưởng tới sinh thái môi trường. NNX là ngôi nhà thân thiện với môi trường (MT), không đè nặng sức ép lên MT, có sự tôn tạo và làm đẹp thêm cảnh quan.

Ngày nay, vai trò của NNX ở Việt Nam còn bao hàm ngôi nhà đảm bảo thích ứng được với khi hậu nhiệt đới gió mùa đáp ứng được sinh khí hậu có chế độ thuỷ nhiệt cao (nhiệt độ - độ ẩm cao) thường xuyên. Đặc biệt NNX thích nghi vào hai mùa chủ yếu gọi là mùa mưa và mùa khô (ngoài bốn mùa thông thường là xuân hạ thu đông).

Khi nước ta là một trong những nước trên thế giới chịu hậu quả nặng nề nhất về biến đổi khí hậu (BĐKH)  thì chủ đề NNX cần được đề cao, nghiên cứu, bàn thảo sâu và rộng hơn. NNX sẽ trở thành lĩnh vực KT phổ biến ở Việt Nam có đặc thù và thích ứng với những BĐKH .

NNX cần thích ứng được các môi trường địa lý tự nhiên vùng biển - đảo, ven biển, vùng đồng bằng, trung du, miền núi, phải đảm bảo che chắn tốt hơn vì nắng to chói chang kéo dài, nóng nực hơn, mưa to, dồn dập cường độ cao, có bão tố nhiều hơn.

Các biện pháp xử lý kiến trúc thông thường trong các ngôi nhà được xây dựng mới trong khoảng từ thập niên cuối của TK 20 đến nay chưa đáp ứng được yêu cầu BĐKH. Để thích ứng được với BĐKH, các vấn đề KT bao che còn phải được nghiên cứu nhiều hơn. Đa phần các ngôi nhà đã xây dựng đáp ứng thị hiếu của chủ đầu tư là chính, chưa đáp ứng vấn đề thích ứng với BĐKH .

Ngoài yếu tố KT phải có khối hình, đường nét đáp ứng KT truyền thống Á Đông kết hợp với yếu tố bản địa từng vùng, sau đây là một số ví dụ thông thường cần được lưu ý đến:

- Ở mặt ngoài nhà cố gắng tạo nhiều góc cạnh để tăng bóng đổ, tăng chiều sâu kiến trúc (hạn chế làm bằng phẳng mặt nhà) nên thường có những phần KT chuyển tiếp, nhô ra, thụt vào, tạo khoảng sáng tối một cách phóng khoáng làm cho ngôi nhà thêm sinh động

- Cửa sổ nên có tấm bản nhô ra che nắng che mưa (ô văng) hoặc tấm che bán mái rộng hơn ở phía trên.

- Cửa kính có thêm rèm che nắng hoặc kính màu giảm độ sáng chói chang.

- Sử dụng cửa chớp là cách xử lý thông minh sáng tạo thích hợp cho vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm cao, cách nhiệt và chống mưa hắt có hiệu quả

- Bố trí hiên hoặc hành lang rộng trước nhà, vừa đón gió tối đa vừa che chắn an toàn khi mưa nhiệt đới có gió mạnh hắt sâu (điều này ít người chú ý tới)

- Tạo ra tiền sảnh, tiền phòng rộng thoáng tăng thêm vẻ đẹp KT

- Trồng cây xanh cao ở quanh ngôi nhà để che chắn bớt nắng, bớt gió mạnh, hạn chế bức xạ nhiệt mặt trời nóng nực, ngăn luồng khí lạnh cường độ đổi chiều, giảm nguy hại cho sức khoẻ.

- Nên làm ban công có mái che để tạo nên sự đa dạng phong phú, bay bổng, phóng khoáng của KT. Thường lô gia được ưa chuộng hơn ban công. Đến nay đã có nhiều lô gia hoặc ban công đã được che phủ một phần hoặc toàn phần bằng kính để thêm tiện sử dụng.

- Cố gắng tạo thêm giếng trời trong nhà (ngoài lõi sinh thái là lồng cầu thang cần rộng rãi) để tăng việc dẫn gió trời bên ngoài tiếp cận không gian bên trong nhà.

- Tạo sân trong linh hoạt cho ngôi nhà có thể đặt ở một tầng nào đó hoặc đặt sân trong thay đổi vị trí ở các nơi khác nhau của các tầng để tăng thêm yếu tố phong thuỷ như KT bổ trợ tạo các núi non bộ, bể nuôi cá cảnh, chậu trồng cây cảnh…điểm xuyết cho KT chung của tầng nhà

- Hạn chế dùng điều hoà không khí, đèn điện chiếu sáng, tăng thêm không gian mở để đón hướng chiếu sáng và thông gió tự nhiên tối ưu

- Dù ngôi nhà KT theo kiểu gì, điều quan trọng là phải đảm bảo được yếu tố vi khí hậu thiết yếu của các phòng ở và toàn nhà, tuân theo các quy định tối thiểu của Tiêu chuẩn thiết kế, đảm bảo chất lượng tiện nghi trong vùng tiện nghi nhiệt - ẩm của người Việt khi có sự biến động thời tiết nhiều của BĐKH mà người sinh sống trong ngôi nhà có thể thích ứng thoải mái được.

Ngoài ra, NNX trong KT hiện đại còn đáp ứng được các yếu tố sau:

+ NNX hiện đại có KT mới thích ứng BĐKH là ngôi nhà sử dụng năng lượng thiên nhiên là chủ yếu (mặt trời, gió, khí sinh học…) giảm tối đa năng lượng hoá thạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả (đèn LED, compact…)

- Bếp dùng  khí gas tự nhiên, có chụp hút khử mùi, …

- Hệ thống máng và bể tận thu nước mưa ở những nơi thiếu nước ngọt, khó đào giếng khoan sâu, hệ thống lọc nước tinh khiết… Bên cạnh đó, bể phốt và hệ thống thu gom nước thải phải làm đúng quy định.

+ NNX thích ứng linh hoạt cơ động theo sơ đồ lắp ghép đa năng có thể tháo lắp, thay đổi kích cỡ phòng ở gian nhà, chuyển vị trí lắp cửa… theo sở thích cá nhân về công năng thích dụng.

+ NNX được điện tử hoá trong hệ thống kết nối viễn thông internet, hệ thống điều khiển đóng mở cửa, trong hệ thống kiểm soát bằng camêra, phòng chống cháy tự động, hệ thống điều khiển dàn âm thanh, ti vi, hệ thống điều khiển điều hoà vi khi hậu các phòng và toà nhà, hệ thống phun nước tưới cây quanh nhà, hệ thống chiếu sáng bên ngoài và bên trong nhà tự động…

Kết luận

Trên đây chỉ là một số tiến bộ kỹ thuật trong KT hiện đại đưa vào NNX. Ngày nay, NNX là  chủ đề nổi cộm, một xu hướng KT kết hợp NNX truyền thống và NNX hiện đại. Đặc biệt NNX thời BĐKH ở Việt Nam còn là một lĩnh vực tuy có thể nhiều người mới biết sơ qua, nhưng chưa thấu hết ý nghĩa của nó trong tương lai và vận dụng vô cùng phong phú, mang đặc thù riêng của nước ta, có thể là độc đáo cần phải được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để áp dụng đại trà trong cả nước.

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.