Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 26/06/2009 22:02 (GMT+7)

Nhà vi khuẩn học Gram & phương pháp nhuộm vi khuẩn

Năm 1983, tại Paris, các nhà sinh y học đã long trọng kỷ niệm 100 năm ngày khám phá ra phương pháp nhuộm Gram để phân loại vi khuẩn.

Trong ngày kỷ niệm, một cuộc hội thảo quốc tế đã được diễn ra với đề tài: nhuộm Gram, kháng sinh trị liệu và 100 năm tiến bộ.

Trong lịch sử y học, thật hiếm có một kỹ thuật rất đơn giản lại được vinh danh ngang hàng với những vấn đề quan trọng của ngành y học. Kỹ thuật nhuộm Gram chỉ là kỹ thuật nhuộm màu để phân loại sơ bộ vi khuẩn.

Hans Christian Joachim Gram sinh năm 1853 và mất năm 1938. Ông là người Đan Mạch, làm việc ở Berlin (Đức). Gram đã tình cờ khám phá ra phương pháp nhuộm vi khuẩn tại phòng thí nghiệm với 4 bước đơn giản:

- Nhuộm tiêu bản vi khuẩn với tím Gentiane.

- Tẩy rửa tiêu bản với dung dịch iodin potassium, còn gọi là dung dịch Gram.

- Rửa lại tiêu bản bằng cồn.

- Nhuộm lại tiêu bản với phẩm đỏ như Fucsin.

Sau khi nhuộm hình dạng của vi khuẩn sẽ được định hình rõ nét hoặc xanh tím hoặc hồng nhạt hay không có phản ứng với màu xanh tím và hồng nhạt. Phẩm màu chỉ bám trên bề mặt tế bào của vi khuẩn, không ảnh hưởng đến nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn.

Do sự khác biệt ở màng tế bào trong phản ứng với phẩm màu, vi khuẩn được phân biệt thành 3 nhóm:

- Nhóm vi khuẩn giữ màu tím Gentiane sau khi tẩy rửa bằng iodin potassium và cồn gọi là nhóm vi khuẩn giữ Gram, Gram (+).

- Nhóm vi khuẩn không giữ được màu tím Gentiane sau khi tẩy rửa, gọi là nhóm vi khuẩn không giữ Gram, Gram (-), để định hình nhóm vi khuẩn này, người ta nhuộm lại bằng màu đỏ Fucsin và không tẩy rửa.

- Nhóm không phản ứng với các màu trong phương pháp nhuộm Gram.

Vi khuẩn Gram (-) bước đầu khi nhuộm bằng tím Gentiane, chúng cũng có màu tím. Nhưng khi tẩy rửa bằng iodon potasium và cồn thì màng tế bào của vi khuẩn Gram (-) không giữ được màu tím. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết được vì sao có một số vi khuẩn màng tế bào của nó “ăn chặt” lấy tím Gentiane, và một số khác lại không.

Theo GS. Acar, nhuộm Gram là bước đầu tiên của mọi nghiên cứu về vi khuẩn học. Nó có giá trị đến cả thế kỷ 21 mà chưa có phương pháp thay thế. Việc nhuộm Gram, ngoài mục đích phân loại, còn hướng dẫn cho các nhà kỹ thuật cách nuôi cấy. Chẳng hạn như vi khuẩn Gram (-) phải cấy trong môi trường có máu. Nhuộm Gram cũng là phương tiện để xác định kết quả của việc nuôi cấy. Khi có sự khác biệt về phản ứng hoá học và kết quả nuôi cấy thì kết quả của nhuộm Gram sẽ đóng vai trò quyết định.

Trong điều trị, nhờ phương pháp nhuộm Gram, chỉ trong vài phút các thầy thuốc có thể xác định chủng vi khuẩn để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Tuy nhiên, nhuộm Gram không phải là phương pháp toàn năng phổ biến cho mọi loại vi khuẩn. Thông thường là các loại vi khuẩn hình cầu thuộc loại Gram (+) và vi khuẩn hình que thuộc loại Gram (-).

Một số vi khuẩn hoàn toàn không phản ứng với nhuộm Gram như vi khuẩn Koch, vi khuẩn Hansen và vi khuẩn giang mai (treponema pallidium),

Có một số loại vi khuẩn mà các nhà khoa học gọi đó là những vi khuẩn thứ 3, vì chúng phản ứng không rõ ràng với phương pháp nhuộm Gram, lúc âm lúc dương. Đó là những loại như Chlamydia, Legionelles, Pseudômnas…

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.