Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 09/04/2007 21:24 (GMT+7)

Nguời tìm ra virus

Trở lại trăm năm trước, khoảng 1880, các chủ vườn thuốc lá ở Ukraina phát sốt vì tai hoạ từ đâu ập đến. Nhiều người bị phá sản vì vườn cây thuốc lá của họ bị một chứng bệnh gọi là đốm lá. Mặt lá thuốc xuất hiện những chấm đen và trắng, khảm dày lên thành những đường thêu kì lạ. Chẳng bao lâu, mặt lá xoăn lại, héo rũ, rồi các cây thuốc lá thi nhau ngã gục trên mặt ruộng vườn.

Cứ thế từ làng này sang làng khác, bệnh đốm lá không bỏ sót một cánh đồng thuốc lá nào. Trước tình hình nghiêm trọng, năm 1887, Đại học Saint Petersbourg cử hai sinh viên đi quan sát thực địa. Người ta phê phán thái độ tắc trách của trường đại học. Tuy nhiên rất may mắn vì một trong hai sinh viên này là một nhân tài. Ivanovski và Polovsev đến Crum và Mondavie thuộc Ukraina. Họ thử đủ mọi biện pháp điều trị thông thường, nhưng tất cả đều vô hiệu: hàng loạt cây thuốc lá vẫn nối tiếp nhau ngã gục. Các bậc thầy giỏi nhất của Đại học Saint Peterbourg vào cuộc, cũng bó tay.

Ivanovski ray rứt khi nhìn vào đôi mắt tuyệt vọng của nông dân trồng thuốc lá, trong khi bệnh đốm lá vẫn hoành hành dữ dội.

Năm 1890, Ivanovski về công tác ở vườn bách thảo Nikiski ở Crimée. Ông lao vào nghiên cứu bệnh đốm lá. Đến năm 1892, bằng trí thông minh tuyệt vời, ông đã hoàn thành một công trình gây chấn động toàn cầu khi tim thủ phạm bệnh đốm lá.

Ivanovski được tôn vinh vì ông có những lý luận xuất sắc để tìm ra bản chất của vấn đề. Trước đó, năm 1886, một nhà bác học Nga N.Ph. Gamalea đã thấy vấn đề. Trong trận dịch hạch làm chết hàng triệu con bò ở Âu châu, Gamalea lấy máu bò bệnh đem lọc và tiêm vào con bò khoẻ. Kết quả con bò khoẻ bị nhiễm bệnh. Gamalea không giải thích được bản chất của mầm bệnh.

Virus đốm thuốc lá nhìn qua kính hiển vi điện tử. Ivanovski đi theo hướng của Gamalea, ông lấy dịch nghiền thuốc bị bệnh tiêm vào cây thuốc khoẻ mạnh. Ngày thứ 11, bệnh đốm lá xuất hiện, đem dịch lá thuốc vừa nhiễm bệnh soi kính hiển vi. Như các trường hợp khác, dịch của bệnh phẩm khi soi kính hiển vi, sẽ tìm thấy mầm bệnh như lao, thương hàn, tả. Nhưng lần này tình hình lại trái với quy luật. Hàng trăm lần thử nghiệm và soi kính hiển vi, tuyệt nhiên không thấy mầm bệnh nào. Trong lúc mệt mỏi muốn bỏ cuộc, Ivanovski nhìn ở góc phòng thấy một cái cột lọc Chamberland nằm lăn lóc, ông chợt nghĩ có khi mầm bệnh quá nhỏ, chui qua cả lọc thông thường? Rồi vì quá nhỏ nên loại kính hiển vi quang học không thấy được chúng.

Ivanovski dùng ngay cột lọc Chamberland, nếu dịch lọc lá thuốc bị bệnh lại gây bệnh cho cây thuốc lá khoẻ mạnh khác thì mầm bệnh phải nhỏ hơn 1 micromet. Đem dịch lọc, Ivanoski tiêm vào cây thuốc lá khoẻ mạnh. Kinh dị thay: cây thuốc lá bị nhiễm bệnh. Trong dịch bệnh phẩm tồn tại một loại mầm bệnh cực nhỏ mà kính hiển vi không thấy được. Nó là chất độc: “Virus! Virus!” (tiếng Nga là chất độc).

Sau khi chứng minh sự tồn tại của mầm bệnh, Ivanovski tin chắc mầm bệnh là chất độc. Ông thực nghiệm xác minh nhận xét của mình, ông lấy dịch lá thuốc bị bệnh tiêm cho cây thứ nhất. Cây thứ nhất bị bệnh, ông lấy dịch lá cây thuốc thứ nhất tiêm cho cây thuốc thứ hai, cây thứ hai bị bệnh rồi cứ thế đến cây 3, 4, 5…Nếu mầm bệnh là chất hoá học thì độ độc sẽ giảm dần, những cây thuốc lá về sau sẽ nhiễm bệnh nhẹ dần. Nhưng thực tế lại khác hẳn, các cây thuốc lá về sau nhiễm bệnh càng nặng hơn. Như thế mầm bệnh là một sinh vật cực kỳ nhỏ bé có khả năng sinh sản với tốc tộ nhanh. Vì không nuôi cấy được và có thể xuyên qua màng lọc nhỏ nhất, Ivanovski gọi nó là virus qua lọc, một sinh vật mà với tất cả phương tiện kỹ thuật thời ấy chưa ai nhìn hình dạng của chúng ra sao.

Những năm sau, theo phương pháp của Ivanovski, các nhà khoa học đã tìm ra vius bệnh lở mồm long móng (của trâu, bò…), bệnh cúm, sởi, quai bị, viêm gan,… và chẳng ai nhìn thất chúng và nuôi được chúng. Chỉ đến năm 1940, khi có kính hiển vi điện tử với độ phóng đại 600.000 rồi 1 triệu lần, hình dạng của virus mới lộ ra và đến năm 1952, các nhà khoa học nuôi cấy được virus trên tế bào phôi gà, nhân loại mới đi sâu vào thế giới của virus.

Ivanoski được tôn vinh là người tìm ra virus qua cách lập luận khoa học thông minh. Năm 1892, năm công bố công trình virus đốm thuốc lá của Ivanovski được xem là ngày ra đời của môn virus học.

Nguồn: Thuốc & sức khoẻ, 288, 15-7-2005, tr24.

Virus đốm thuốc lá nhìn qua kính hiển vi điện tử.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.