Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 01/10/2005 15:01 (GMT+7)

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Sinh vật sống được gần các miệng phun của núi lửa dưới nước, trong môi trường vô cùng nóng của đại dương sâu là rất đặc biệt bởi chúng tồn tại nhờ các vi khuẩn sống trong cơ thể chúng. Những vi khuẩn này lấy năng lượng từ chất hydro sunfua trong dòng nham thạch.

Theo TS Crispin Little giảng dạy về Trái đất và môi trường tại trường Đại học Leeds, chúng là những sinh vật phát triển nhanh nhất trên hành tinh, một cộng đồng hoàn chỉnh có thể phát triển chỉ trong ba năm.

Ông nói, cộng đồng sinh vật sống tại vùng núi lửa dưới nước phụ thuộc vào hóa địa chất mà không nhờ nguồn năng lượng mặt trời và điều này tách biệt chúng khỏi những sự kiện lớn xảy ra như diệt chủng hàng loạt hay thay đổi khí hậu trên trái đất.

Quá trình lịch sử phát triển của chúng có gốc khác với những những sinh vật sống nhờ sự quang hợp, và có thể tương tự như những sự sống hình thành trên các hành tinh khác.

Chúng ta mới biết được rất ít về lịch sử địa chất của những sinh vật này, khi chúng mới được phát hiện khoảng 20 năm trước, đặc biệt là cách thức chúng được hóa thạch.

TS Little và các cộng sự về ngành hóa địa chất đã được cấp một khoản tài trợ để tiến hành thí nghiệm về hóa thạch đáy biển nhằm tìm hiểu quá trình hình thành của sinh vật.

TS Little cho biết, họ đã tìm thấy một số hóa thạch sinh vật nhưng chưa biết tại sao chúng lại nằm ở đó. Theo ông, rất khó lý giải về những hóa thạch mà các nhà khoa học tìm thấy khi chưa tìm hiểu được thêm về chúng.

Để tiến hành thí nghiệm, những mảnh sinh vật tại vùng nham thạch nóng đã được đặt vào một lồng bằng titan tại vùng miệng phun nham thạch ở độ sâu 3,5km dưới đại dương. TS Little sẽ quay trở lại vùng Đông Thái Bình Dương ngoài bờ biển Nam Mỹ trong ba năm tới để xem xét tiến trình tạo hóa thạch của chúng.

Nguồn: nhandan.com.vn     28/9/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.