Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 14/09/2005 14:40 (GMT+7)

Nghiên cứu tế bào gốc: Chất xám Việt Nam theo kịp thế giới

Sinh năm 1966, từng là giảng viên ĐH Nông lâm TP.HCM và hiện là Giáo sư thỉnh giảng trường ĐH Kobe , Nhật, TS. Nguyễn Văn Thuận còn là nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Genomic Reprogramming thuộc Trung tâm Công nghệ Sinh học-Viện Sinh Lý Hóa Nhật Bản  (RIKEN - CBD).

- Thưa ông, công việc của ông tại phòng thí nghiệm “Genomic Reprogramming”  hiện nay là gì?

-Phòng thí nghiệm của chúng  tôi mang tên: “Genomic Reprogramming”. Hiểu  theo tiếng Việt là “tái biệt hóa trở lại gen đã đượcbiệt hóa”. Như chúng ta đã biết, tế bào mầm biệt hoá thành một loại tế bào như  tế bào da, gan, tim phổi v.v. và  chỉ tạo ra  đúng loại tế bào ấy mà thôi! Tuy nhiên, ngày nay, người ta đã biết  một tế bào đã biệt hóa  vẫn  có thể tái biệt hóa (Reprogramming) trở lại để tạo thành những tế bào mầm (Stem cell). Những tế bào mầm này nếu được tác động thích hợp có thể tạo nên bất cứ loại tế bào nào trong cơ thể. Đây chính là một phát hiện mới và có ý nghĩa cao nhất đối với sự thành công nhân bản động vật.

Hiện nay các nhà nghiên cứu về nhân bản vô tính trên thế giới đang tập trung tìm hiểu yếu tố nào đã tác động lên một bộ gen đã được biệt hóa và làm cho nó lập trình trở lại để có thể tạo nên bất cứ loại tế bào nào trong cơ thể chúng ta. Nếu tìm được chìa khóa tắt mở đó chúng ta không cần phải sử dụng phôi nhân bản của người để tạo ra tế bào gốc ( Nuclear transfer Embryo Stem cell - ntES). Hơn thế, người ta có thể điều khiển trực tiếp tế bào biệt hóa trở thành tế bào chưa biệt hóa, sau đó hướng cho chúng biệt hóa trở lại thành loại tế bào mà chúng ta cần.

Gần đây, giới thông tin đại chúng xôn xao về nhũng kết quả mà các nhà khoa học Hàn Quốc, đứng đầu là GS Hwang Woo-suk đạt được. Theo đó, Hàn Quốc đã thành công trong việc nhân bản vô tính phôi người cho mục đích trị liệu… “Genomic Reprogramming” có đạt được tiến bộ bộ nào trong lĩnh vực này?

Chú thích sơ đồ : Phương pháp nhân bản vô tính trên chuột: 1. Loại bỏ nhiễm sắc thể của tế bào trứng chín (Lấy nhân), 2. Loại bỏ màng tế bào và tế bào chất của tế bào soma 3. Đưa nhân tế bào soma vào tế bào trứng đã lấy nhân (Chuyển nhân), 4. Kích hoạt bằng hóa chất, hoặc xung điện (Kích hoạt trứng) và ức chế sự phân chia của nhiễm sắc thể chúng ta sẽ thu đuợc phôi nhân bản vô tính. 5. Nếu nuôi phôi nhân bản trong môi trường tạo tế bào gốc chúng ta sẽ tạo được tế bào gốc, nếu chúng ta chuyển sang một thú cái mang thai hộ, chúng ta sẽ có được thú nhân bản.

Tỷ lệ thành công của nhân bản rất là thấp khoảng 0.1-2 % đối với những phòng thí nghiệm chuyên nghiệp. Do có rất nhiều những sự khác biệt giữa phôi nhân bản vô tính và phôi thụ tinh bình thường.

Gần đây, chúng tôi đã có thể nâng tỷ lệ thành công nhân bản vô tính lên đến 7-8%, thông qua xử lý những sai sót trong quá trình biệt hóa của tế bào. Công trình này của chúng tôi sẽ được công bố vào cuối năm nay. Một mảng khác trong nghiên cứu của chúng tôi là tạo ra tế bào gốc từ phôi nhân bản. Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành xác định có hay không sự khác biệt giữa tế bào tạo từ phôi nhân bản vô tính  so với tế bào tạo ra từ phôi thụ tinh bình thường. Mục đích của việc này là nhằm  đảm bảo cho việc ứng dụng tế bào mầm từ phôi nhân bản vô tính trong điều trị y học trong tương lai.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn nghiên cứu về những phương pháp mới để chuyển gen tạo dòng mới trong động vật, và giải quyết những kỹ thuật mới  để tạo ra thế hệ mới hoàn toàn khỏe mạnh và an toàn. 

-Những thành tựu mà “Genomic Reprogramming” đạt được như ông vừa nêu sẽ khả dụng trong một tương lai gần?

-Hiện chúng tôi đã có thể tạo ra một cơ thể nhân bản và tế bào gốc động vật dễ dàng và từ tế bào gốc chúng tôi có thể tạo ra các loại tế bào khác nhau. Tuy nhiên, để từ tế bào gốc tạo ra một bộ phận cơ thể hoàn chỉnh thì vẫn còn trong nghiên cứu và rất phức tạp. Theo tôi, nhân loại sẽ phải mất hàng thập kỷ, thậm chí vài thập kỷ nữa thế giới mới có thể thành công trong kỹ thuật này. Thế nhưng xu hướng chung của các nhà nghiên cứu hiện nay là chuyển những gen không đào thải từ người sang động vật, ví dụ như heo (vì cơ quan nội tạng của heo có kích thước gần tương xứng với nguời). Sau đó ,chúng ta nhân bản những con heo đã được chuyển gen này và sử dụng nội tạng của nó cho người bệnh .

Về khả năng ứng dụng của kỹ thuật này, tôi nghĩ còn xa… Mặt khác, chúng còn phụ thuộc vào luật lệ của mỗi nước

TS Nguyễn Văn Thuận, sinh năm 1966. Ông tốt nghiệp bác sĩ thú y tại  ĐH Nông Lâm TP.HCM năm 1990 và được giữ lại làm việc tại trường. Năm 2002, ông đậu tiến sĩ tại ĐH Kobe , Nhật với chuyên ngành sinh sản sinh lý.

Từ tháng 4/2004 đến nay, TS Nguyễn Văn Thuận làm việc tại Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học Và Phát Triển, Viện Lý Hóa Nhật Bản(RIKEN-CDB), Phòng nghiên cứu Tái Biệt hóa Gene và Tế Bào Gốc.

Ngoài ra, TS Nguyễn Văn Thuận còn là Giáo sư thỉnh giảng tại các ĐH Kobe, ĐH Kinki; thành viên phản biện cho các tạp chí khoa học: Biology ofReproduction (USA), Reproduction (USA), Theriogenology (USA), The Journal of Reproduction and Development (Japan Chủ tịch điều hành Hiệp Hội Công nghệ Sinh Học Sinh Sản các nước Á Châu(ARB)

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.