Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 11/10/2010 18:28 (GMT+7)

Một vài tư liệu về Hà Nội cuối thế kỷ XIX: Khu phố cổ Hà Nội

Đó là khu vực được ông Andre’ Masson mô tả: Nằm ở phía Đông Nam thành Hà Nội, có dạng tam giác, đáy dựa vào Bắc hồ Hoàn Kiếm, mộtcạnh dựa vào sông Hồng và một cạnh dựa vào thành Hà Nội.

Bản đồ Hà Nội 1882

Phố Hàng Nón

Phố Hàng Hòm

Phố Bát Đàn

Khu phố này đã phần nào giữ được vẻ đẹp xưa kia của nó với những đường phố quanh co lên xuống và vẻ cổ kính của những người thợ thủ công khéo tay và đông đúc cúi mình bên công việc trong các cửa hàng.

Kẻ Chợ thế kỷ 17, có hai thương cảng Hà Lan và Anh

Điểm nổi bật của Khu thương mại thời kỳ này là khu tường vây hoặc các cổng chia cắt các phố. Các cổng choán hết chiều ngang phố và được đóng lại vào ban đêm, khiến các phố của Hà nội hoàn toàn cách nhau.

Một góc thành phố sau khi người Pháp xây dựng

Các cổng quay ra sông Hồng của khu phố thương mại nằm tại: Trên phố Hàng Đậu là chỗ cắt nhau giữa phố Hàng Đậu và phố Duranton (nay là Nguyễn Thiếp), trên phố Hàng Chĩnh là điểm cắt giữa phố Cờ Đen (nay là Mã Mây) và bến sông Hồng, trên phố Hàng Mắm là tại chỗ cắt phố Thống chế Petain (nay là Nguyễn Hữu Huân), trên phố Fellonneau (hay là Hàm Tử Quan) là tại điểm cắt với Đại lộ Courbet (nay là Lý Thái Tổ)….

Năm 1886, điện Kính Thiên bị phá dỡ, chỉ còn sót lại thềm rồng đá

Ngày nay chúng ta chỉ còn được thấy ngoài hiện trường một trong nhiều cái cổng như thế: Cổng Ô Quan Chưởng. Thậm chí cái cổng này cũng suýt bị phá bỏ năm 1906, nhưng đã được trường Viễn Đông Bác Cổ cứu thoát.

Thành Hà Nội bị phá từ 1896-1897, chỉ còn Cột Cờ được giữ lại để phục vụ cho việc liên lạc quân sự của Pháp

Theo ghi chép Cổng này được xây dựng năm 1749 để phòng thủ Kinh thành mặt sông Hồng trước sự nổi dậy của nghĩa quân Nguyễn Hữu Cầu. Cổng có một cửa chính và hai cửa phụ hai bên, phía trên để trống, nhưng có lan can trang trí. Trên tường cửa chính gắn một tấm bia đề năm Tự Đức 34 (1882), “ Cấm lính gác đòi tiền người qua lại”.

Người ta còn giữ được những hình ảnh cũ về cổng phố Hàng Gai, cổng phố Hàng Ngang. Đó chỉ là một chiếc cửa hình chữ nhật trổ ra từ bức tường có nhiều lỗ châu mai… Ngoài những cổng chính được xây dựng bằng vật liệu vững chắc, người ta cũng thấy những hàng rào dậu đơn giản dựng trên các hành lang ngoài để phục vụ việc tuần canh. Hai bên các cổng vào khu phố Tàu (Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Hàng Buồm) được khoét châu mai giống như ở tường thành, được kết cấu cực kỳ vững chắc, có lính canh. Một khi các cổng này đóng lại thì không thể ra vào khu phố Tàu. Phần lớn các khu phố Tàu được lát ở giữa bằng các tấm đá thô, chiều rộng khoảng 1m, các phố An Nam thì không được lát nên khi trời mưa rất bẩn.

Phiên chợ hàng ngày

Còn chợ trong khu phố thương mại trước khi người Pháp chiếm đóng không có mái che và không có nơi quy định để họp chợ. Trên những con đường chật hẹp, ngày thường đã rất náo nhiệt, ngày phiên chợ lại càng đông đúc náo nhiệt hơn. Cả thành phố biến thành một cái chợ mênh mông ngoài trời, người ta đi lại, dạo chơi, chuyện trò huyên náo. Cứ 6 ngày lại có một phiên chợ Hà Nội. Lái buôn và thợ thủ công đủ các loại từ các làng mạc xung quanh kéo tới.

Những người bán tơ lụa tới phố Hàng Đào, những người làm cuốc xẻng tới phố Hàng Đồng, những người làm mũ tới phố Hàng Mũ… Tóm lạithợ gì thì tới phố dành cho thợ ấy. Những người nông dân bày bán hàng hóa tự sản trong tay nải bằng vải hoặc rổ rá, thúng mẹt, hoặc bày ngay dưới đất. Nhiều người Pháp khi đó gọi Hà Nội là thành phố“Ca – cho” (Kẻ Chợ). Và cho đó là Thủ Phủ của Đàng Ngoài, nó có dân số đông hơn nhiều các thành phố khác, đặc biệt vào ngày 1 và 15 âm lịch hàng tháng là những ngày phiên chợ chính thì dân cư tại cácvùng lân cận đổ về cùng với hàng hóa họ mang tới, khiến cả vùng rộng lớn của Khu thương mại trở nên vô cùng đông đúc, náo nhiệt.

Chợ bán kim chỉ ngày xưa

Nhà ở trong khu thương mại trước khi người Pháp chiếm đóng duy trì một diện mạo đặc biệt theo nghi lễ của người An Nam: Luật đặt Vua Quan cao hơn tất cả mọi người! Cấm trổ cửa quay ra những phố mà Vua Quan hay qua lại, vì thế mặt trước nhà không có cửa sổ mà còn che chắn bằng những cái chái bán mái, làm giảm bề rộng mặt đường, khiến giao thông đôi khi tắc nghẽn, xe ngựa khó qua lại.

Chợ bán thuốc Nam

Mỗi khi có quan vãng lai thường có đội quân dẹp đường mới có thể đi được. Ông Labarthe, một du khách đương thời đã mô tả lại về cảnh quan khi đó: “Đột nhiên, ở đầu phố, theo bước chân chạy đều của hai người lính mặc áo đỏ và trong tiếng trống, người ta thấy dãn ra một lối đi.

Chợ bán đồ đồng

Ngay lập tức mọi tiếng động ngừng hẳn. Những người dân bán hoa quả, thịt lợn, cá, hàng khô, thuốc tễ, đồ gốm… và nhiều hàng hóakhác biến mất như có phép lạ. Mọi người chen nhau nép vào các nhà xung quanh, những người không kịp tránh thì quỳ rạp xuống, hay tay chắp lại và đầu cúi sát đất. Khi quan đi qua, phố xá trở lại hoạtđộng bình thường”.

Chợ bán đồ sắt

Sự hiện diện của người Pháp tại Hà Nội cùng những sự kiện phản kháng của người dân đã làm biến dạng khá nhiều khu thương mại, nhất là khi toàn khu vực bị quân Cờ Đen đốt trụi vào tháng 5 – 1883. Tầm cỡ của thảm họa được mô tả: Thành phố tan hoang, tất cả cháy rụi, trừ một phần nhỏ của khu người Tàu.

Chợ gốm sứ

Sau khi thành phố giải tỏa được các sự phản kháng của quân Cờ Đen, những dự án tu sửa lớn lập tức được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Trú sứ Hà Nội Raymond Bonnal. Ông buộc các chủ nhà phải làm rãnh và lát gạch vỉa hè trước cửa nhà họ.

Chợ bán gỗ

Ông phá các ngôi nhà bị quân Cờ Đen đốt nham nhở tại khu thương mại, ở phố Thừa Sai (nay là phố Nhà Chung) và ven bờ hồ Hoàn Kiếm để lấy gạch, lấy vật liệu để có thể lát vững chắc 150 phố và cửa ngõ chính của thành phố, ông cho phá các chái lấn ra đường công cộng và bắt làm ngắn mái che chỗ bày hàng hóa trước nhà.

Làng chài tả ngạn sông Hồng

Nhờ đó, chỉ sau 1 năm thành phố đã dần phục hồi từ đổ nát. Dân số luôn gia tăng, hàng ngày có khoảng một đến hai nhà được xâydựng, thành phố cũ trở nên quá nhỏ, khu thương mại trở nên chật chội, cả người Châu Âu lẫn người bản sứ không tìm được chỗ ở nữa. Công cuộc sửa chữa và mở rộng các phố, làm sạch các phố bắt đầu rầmrộ.

Xóm làm giấy truyền thống ven đô

Trong những năm tiếp theo, nhiều sự cải thiện xây dựng mới được thực hiện theo nghị định 6 – 4 – 1888 là các chợ có mái che đã được xây dựng ở phố Hàng Tre (nay không còn), ở phố Hàng Gạo (na là chợ Đồng Xuân), ở phố Đường Thành (nay là chợ Hàng Da), và ở Đại lộ Đồng Khánh (nay là đầu phố Hàng Bài, không còn).

Phố phường Hà nội xưa

Tòa trú sứ đầu tiên của Pháp đặt tại phố Hàng Gai, nhà in đầu tiên ở phố Hàng Bông, trường học đầu tiên, hội quán Hội Tam Điểmđầu tiên ở phố Cờ Đen (nay là phố Mã Mây), đồn hiến binh đầu tiên ở phố Hàng Bè, sau đó là phố Hàng Bồ…

Chợ Đồng Xuân

Trong nhiều năm sau đó, khu phố buôn bán đã có được một địa điểm đủ lớn để xây dựng các Hội quán dùng cho các cuộc hội họp hoặc tiệc tùng. Đền Quảng Đông tại số 22 phố Hàng Buồm là Hội quán đầu tiên được xây dựng với mục đích đó.

Phố Hàng Quạt

Tại đây, đã diễn ra bốn phiên họp đầu tiên của ủy ban nghiên cứu công thương nghiệp Bắc kỳ do Paul Bert thành lập năm 1886.

Phố Huế

Nhiều bữa tiệc kèm theo khiêu vũ đã được tổ chức tại đây nhiều lần mà người Pháp đã mô tả trên các trang báo thời ấy: Ngôi Đền cổđược chiếu sáng huyền ảo bằng 1200 ngọn đèn dầu, ngoài đuốc, đèn lồng và đèn chùm.

Phố Hàng Bông

Theo thời gian và theo sự ổn định của tình hình chính trị - xã hội, khu phố thương mại đã dần dần được xây dựng lại theo hiện trạng ban đầu bằng những tri thức mới, vật liệu kiên cố hơn và ý tưởng quy hoạch rõ hơn về cảnh quan đô thị, để cộng dồn nhiều thế hệ sửa chữa, cải tạo cho phù hợp với sức sản xuất và nhu cầu sống đô thị, chúng ta có được khu phố cổ của Hà Nội 36 phố phường như lịch sử đã ghi.

Phố Hàng Tre

Phố Hàng Bạc

Xem Thêm

Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Nâng cao nhận thức và năng lực ứng dụng AI trong truyền thông, báo chí
Ngày 29-5, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Chương trình tập huấn với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo (AI) – Ứng dụng trong báo chí hiện đại”. Học viên tham dự tập huấn là các phóng viên, biên tập viên thuộc các cơ quan báo chí của các Tổ chức KH&CN, Hội ngành toàn quốc trong hệ thống.
Quảng Ngãi: Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức tỉnh “Kỷ nguyên mới - Sứ mệnh và hành động”
Thực hiện Chương trình phối hợp công tác năm 2025, Liên hiệp hội tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Kỷ nguyên mới - Sứ mệnh và hành động”
Quảng Bình: Hội nghị tập huấn Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính - công vụ - xã hội
Ngày 28/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Quảng Bình tổ chức Hội nghị tập huấn Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành chính- công vụ - xã hội cho 100 học viên là cán bộ, công chức, viên chức một số sở ngành, cơ quan Liên hiệp Hội và hội viên của các Hội thành viên.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng chúc mừng Liên hiệp hội Hà Tĩnh nhân Kỷ niệm 30 năm thành lập
Sáng 26/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Tĩnh (Liên hiệp hội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (27/5/1995-27/5/2025). Dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân, đại diện các tỉnh bạn, các sở ngành tại địa phương và lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Liên hiệp hội qua các thời kỳ.
Phát động hưởng ứng Ngày phòng chống tác hại của thuốc lá tại Phú Yên
Sáng qua 28/5, tại Trường đại học Phú Yên, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam tổ chức lễ phát động hưởng ứng các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá vì sức khỏe người tiêu dùng với thông điệp: “Phòng chống tác hại của thuốc lá bảo vệ thế hệ tương lai”, “Vì sức khỏe người tiêu dùng hãy nói không với thuốc lá”.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.
Trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024
Tối 28/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam năm 2024.
Quảng Ngãi: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho trí thức
Chiều 9/5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức và Hội viên của Câu lạc bộ Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của Việt Nam”.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Phát động Chiến dịch phục hồi rừng “Rừng xanh lên 2025” tại Sơn La
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 05/06, ngày 25/5, Liên Hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hạt Kiểm lâm Vân Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương phát động trồng hơn 18.000 cây bản địa tại hai xã Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.