Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 01/11/2010 21:04 (GMT+7)

Một số vấn đề lưu ý rút ra qua các vụ tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở các cảng nước ngoài năm 2008

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, năm 2008, có 80 lượt tàu thuộc sở hữu của chủ tàu Việt Nam bị PSC lưu giữ và 6 tàu bị thu hồi giấy phép hoạt động phải lên đà sửa chữa ngay. Tổng số lỗi bị PSC phát hiện là 1056 lỗi, trong đó có tới 242 lỗi 30, 181 lỗi thuộc về các trang thiết bị cứu hoả và 173 lỗi thuộc về các trang thiết bị cứu sinh. Ngoài ra, còn có các lỗi về an toàn hàng hải: Tu chỉnh hải đồ và các ấn phẩm hàng hải, các lỗi về các trang thiết bị thuộc hệ thống GMDSS, các lỗi về các thao tác và nhận thức của thuyền viên, các lỗi về bảo dưỡng các trang thiết bị, BQBD tàu.

Tình trạng tàu bị PSC lưu giữ đang ở mức đáng báo động, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả khai thác tàu và uy tín của chủ tàu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Vấn đề cốt lõi để làm giảm bớt tình trạng này là việc nâng cao nhận thức cũng như trình độ chuyên môn của sỹ quan thuyền viên, đặc biệt là năng lực quản lý của các sỹ quan quản lý trên tàu. Sỹ quan quản lý không những phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, mà còn phải nắm bắt được khả năng chuyên môn của sỹ quan cấp dưới để hỗ trợ, hướng dẫn và đôn đốc sỹ quan thuyền viên làm đúng, đầy đủ tất cả các phần việc do mình phụ trách.

Để làm được điều đó, Thuyền trưởng, Máy trưởng cùng tất cả sỹ quan thuyền viên phải làm tốt các công việc sau :

1. Công tác thực tập cứu sinh, cứu hoả: Nếu tàu chạy biển thì cứ chiều chủ nhật tàu tiến hành thực tập cứu sinh, cứu hoả (trung bình khoảng hai tuần tiến hành một lần) do vậy tất cả thuyền viên sẽ thành thạo các công việc này và các trang thiết bị luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. Ngoài ra, khi tàu chạy, hàng ngày vào buổi chiều, thuyền phó 3 (là sỹ quan phụ trách các trang thiết bị cứu sinh, cứu hoả) cũng  phải tiến hành bảo quản bảo dưỡng các trang thiết bị do mình phụ trách một cách cẩn thận và kỹ lưỡng, để tất cả các trang thiết bị cứu sinh cứu hoả luôn trong tình trạng tốt, sẵn sàng hoạt động, nếu có khiếm khuyết gì sẽ được phát hiện và khắc phục kịp thời trước khi tàu vào cảng làm hàng. Đây là công việc quan trọng nhất để giảm thiểu PSC lưu giữ tàu. 

2. Công tác bảo quản bảo dưỡng tàu phải được thuyền viên các bộ phận boong và máy làm tốt nhất có thể, đặc biệt là các ống thông gió của hầm hàng, của các két balát…. Luôn có kế hoạch gõ gỉ, sơn tàu và sửa chữa hợp lý để tàu luôn sạch đẹp và ở trạng thái hoạt động tốt.

Định kỳ, Thuyền trưởng và sỹ quan phụ trách cần phải tiến hành kiểm tra lại toàn bộ các trang thiết bị cứu sinh, cứu hoả: về số lượng, chất lượng, tình trạng của các trang thiết bị đó. Nếu phát hiện bất cứ khiếm khuyết nào, tàu cần phải khắc phục ngay. Trường hợp tàu không tự khắc phục được phải báo cho công ty để được hỗ trợ kịp thời. Đồng thời, để ứng phó với việc kiểm tra của PSC, trước khi tàu đến cảng 02 ngày, Thuyền trưởng tổ chức tự kiểm tra, đánh giá dựa theo check list của PSC để phát hiện những khiếm khuyết và kịp thời khắc phục. Trường hợp chưa kịp khắc phục thì thông báo cho PSC khi bị kiểm tra và sửa chữa ngay khi tàu đến cảng.

Sau đây là danh mục mà PSC thường kiểm tra để các tàu tham khảo:

I. Các giấy chứng nhận (GCN) và các tài liệu: Lưu ý ngày cấp, ngày hết hạn, xác nhận lần cuối…
1. GCN chung: GCN đăng ký tàu biển, Giấy phép đài tàu, GCN cấp tàu.

2. GCN theo luật: GCN mạn khô, GCN an toàn kết cấu, GCN an toàn trang thiết bị, GCN an toàn vô tuyến điện, GCN quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm dầu, GCN quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí, GCN miễn giảm (nếu có), GCN dung tích, GCN quản lý an toàn, GCN phù hợp (bản sao), GCN về an ninh tàu biển,…

3. GCN khác: GCN định biên tối thiểu, GCN khả năng đi biển, Đơn bảo hiểm thân, máy tàu và P&I, GCN lệ phí IMO, GCN diệt chuột, Hợp đồng sửa chữa bảo quản các thiết bị Radio (Ship-shore agreement of maintenance), các GCN của sỹ quan thuyền viên theo STCW…

4. Tài liệu và sổ tay: Thông báo ổn định, Xếp dỡ hàng, Kế hoạch ứng cứu  ô nhiễm do dầu gây ra (SOPEP), Nhật ký dầu, Nhật ký tàu, Nhật ký rác, Kế hoạch quản lý rác, Lý lịch liên tục, Sổ cần cẩu, Sơ đồ kiểm soát tai nạn (Damage Control Plan)- Đối với tàu đóng sau ngày 01/2/92, Sổ tay chằng buộc hàng hoá, File các biên bản Kiểm tra của PSC, GCN bảo dưỡng phao bè, GCN bảo dưỡng và kiểm tra hàng năm EPIRB, GCN bảo dưỡng trang thiết bị chữa cháy, phần mềm xếp hàng (Computer) với tàu có chiều dài trên 150 mét…

5. An toàn chung: Sơ đồ phòng chống cháy (Fire control plans), Bảng phân công nhiệm vụ (Muster list), Sổ tay huấn luyện theo Solas…

6. Các ấn phẩm hàng hải và Công ước quốc tế: Các ấn phẩm hàng hải phải được cập nhật đầy đủ bao gồm: Hải đồ, Hàng hải chỉ nam, Danh mục đèn biển, Danh mục Radio, Sổ tay cho người đi biển, Bảng thuỷ triều, Bộ luật tín hiệu quốc tế, thông báo hàng hải, Sổ tay tìm cứu hàng không và hàng hải (IAMSAR tập III)…, Các công ước quốc tế SOLAS, COLREG, MARPOL, STCW, ILL, Luật hàng hải của Quốc gia tàu treo cờ… 

II. Các trang thiết bị:

1. Trang thiết bị cứu sinh: Kiểm tra trạng thái các trang thiết bị, hạn sử dụng của: Canô cứu sinh (Bao gồm cả trạng thái của hệ thống nâng hạ canô), Kiểm tra phao bè, Pháo hiệu cấp cứu, phao tròn, phao áo cứu sinh, bộ quần áo chống mất nhiệt, Thiết bị EPIRB, Thiết bị phát báo radar, Bộ đàm 2 chiều, Thiết bị phóng dây, Thiết bị báo động sự cố chung, hệ thống truyền thanh công cộng…

2. Trang thiết bị chữa cháy: Kiểm tra trạng thái, các trang thiết bị, hạn sử dụng của: Bơm cứu hoả chính, Bơm cứu hoả sự cố, Van cách ly, Đường ống chữa cháy chính, họng cứu hoả, Rồng cứu hoả, Đầu phun, Các hộp chứa đầu phun & rồng cứu hoả, Các bình chữa cháy di động (Bọt, CO2, bột khô)- bao gồm cả bình bọt loại 45 lít ở buồng máy, hệ thống chữa cháy cố định CO2 hoặc bọt, hệ thống phát hiện cháy, Van ngắt két dầu đốt, trang bị cho người chữa cháy, Bích nối quốc tế, Đèn sự cố, Thiết bị thở sử dụng cho lối thoát sự cố (EEBD), Các cửa chống cháy, Tấm chắn lửa, Tính toàn vẹn chống cháy…

3. Trang thiết bị hàng hải: Kiểm tra tình trạng hoạt động của : La bàn từ, La bàn điện & và các labàn phản ảnh, Hệ thống máy lái( Lái tự động, lái tay, lái sự cố), Radar & ARPA, Thiết bị đo sâu, Thiết bị đo tốc độ, Thiết bị chỉ báo góc lái & vòng quay chân vịt, GPS, AIS ( hệ thống nhận dạng tự động), Thiết bị ECDIS (hệ thống hải đồ điện tử), Đèn tín hiệu ban ngày, Đèn hàng hải & các thiết bị âm thanh và dấu hiệu(Shape),…

4. Trang thiết bị vô tuyến điện: Kiểm tra tình trạng hoạt động của: Máy VHF, Máy MF/HF, Inmasat-C, Máy thu NAVTEX, Anten, Nguồn điện một chiều (ắc quy sự cố), Dụng cụ và phụ tùng thay thế, Đồng hồ, Nhật ký bảo dưỡng, Nhật ký vô tuyến điện…

5. Mạn khô: Kiểm tra tình trạng của các hạng mục thuộc về mạn khô xem có thoả mãn theo các yêu cầu của Đăng kiểm và an toàn: Dấu mạn khô, Vách biên thượng tầng, Tất cả các cửa trên lối đi tại biên của thượng tầng, Các cửa đậy, Miệng hầm hàng, Cửa trong khu vực buồng máy, Các manholes và cửa lấy ánh sáng, Lỗ thông gió, Ống thông hơi, Cửa húp lô, Lỗ thoáng nước mặt boong…

6. Kết cấu thân tàu và đường ống trên boong: lưu ý kiểm tra Tôn boong chính, boong giữa các miệng hầm hàng, Tôn boong thượng tầng mũi và lái, Đường ống trên boong và van, Hầm hàng, Két nước balát, ống dẫn cáp điện, các khoang khác, Neo, nỉn neo và tời neo, Hệ thống tời kéo, Các thiết bị nâng hàng, Hệ thống báo động ngập nước và hệ thống điều khiển từ xa các bơm( với tàu hàng rời), số IMO…

7. Các máy trong buồng máy: kiểm tra tình trạng của các máy: Máy chính, máy đèn, Nồi hơi, Đệm kín nước trục chân vịt, Các máy quan trọng, Hệ thống van ống, Ống hút khô, Các thiết bị điện, Tổng thể buồng máy…   

8. Các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm: kiểm tra tình trạng của các thiết bị Phân ly dầu nước, Hệ thống ống thải, Bơm dầu cặn, Bích nối thải tiêu chuẩn, Lò đốt, thiết bị báo động hàm lượng dầu trong dòng thải 15 phần triệu, Quản lý rác, Kế hoạch xử lý nước thải (két chứa nước thải và bơm…)

9. Khu vực sinh hoạt: Lưu ý kiểm tra các buồng vệ sinh, phòng tắm, rửa, phòng giặt, Hệ thống thông gió cho không gian sinh hoạt, Bệnh xá và thiết bị y tế, Bếp, Nhà ăn, buồng ở của thuyền viên , nơi để thực phẩm dự trữ…

Ngoài những sự cố gắng nỗ lực của sỹ quan thuyền viên, việc quản lý, đôn đốc, nhắc nhở của cán bộ các phòng ban cũng rất quan trọng. Cán bộ phòng, ban cần tiếp tục phát huy, duy trì tốt các công việc đã và đang làm như:

1. Phối kết hợp với tàu để giải quyết khi phát hiện các khiếm khuyết mà tàu không tự giải quyết được.

2. Về việc cập nhật cho sỹ quan thuyền viên trước khi nhập tàu: Các phòng ban nghiệp vụ (TTHLTV, Ban SQM, Phòng Hàng hải, Phòng Kỹ thuật, Phòng Vật tư …) tiếp tục phát huy, duy trì và hoàn thiện hơn nữa chương trình cập nhật cho sỹ quan boong, máy về chuyên môn nghiệp vụ (đặc biệt là đối với các chức danh mới) nhất là về các phần, các công việc của tàu mà PSC hay kiểm tra.

3. Tiếp tục duy trì và tăng tần suất các đợt kiểm tra tàu khi các tàu đậu tại các cảng thuận tiện để hỗ trợ tàu tìm ra các khiếm khuyết cần phải khắc phục kịp thời.

4. Đôn đốc, nhắc nhở tàu trước khi vào cảng, đặc biệt là tại những cảng PSC kiểm tra gắt gao.

Trên đây là một số kinh nghiệm để hạn chế việc tàu biển bị PSC kiểm tra phát hiện lỗi và lưu giữ tàu. Có thể thấy rằng, trong bối cảnh ngành công nghiệp hàng hải thế giới ngày một phát triển cùng với sự ra đời của những con tàu rất lớn và hiện đại, những quy định ngày một khắt khe và nghiêm ngặt về việc đảm bảo an toàn hàng hải và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, việc PSC tại các cảng kiểm tra tàu gắt gao là tất yếu. Việc nỗ lực nâng cao chất lượng thuyền viên, khả năng quản lý của cán bộ trên bờ và việc thực hiện các biện pháp ứng phó thích hợp không những sẽ góp phần giảm thiểu được lỗi khi bị PSC kiểm tra, đặc biệt là lỗi bị lưu giữ tàu, mà còn giúp cho việc khai thác tàu hiệu quả hơn đồng thời nâng cao uy tín của các chủ tàu Việt Nam trên thị trường vận tải biển khu vực và quốc tế.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.