Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 05/09/2014 16:31 (GMT+7)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ GAY CẤN VỀ VIỆC XỬ LÝ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA ĐỔI MỚI, ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN HIỆN NAY (tiếp)

  II- SAU ĐÂY LÀ 5 VẤN ĐỀ THẢO LUẬN CỤ THỂ

1- Khi nào thì mất ổn định, xung đột xảy ra? Đâu là điều đáng lo ngại nhất hiện nay?

Mất ổn định, xung đột xảy ra khi hoặc i) cán bộ chính quyền cấu kết với nhóm trục lợi [7] xâm phạm lâu dài và cơ bản, đến quyền và lợi của nhân dân; ii) hoặc sai lầm, hư hỏng của chính quyền và bị kẻ xấu lợi dụng; iii) hoặc tổng hợp cả hai tình trạng ấy với nhau! Trên lĩnh vực đất đai, thực hiện các dự án kinh tế xã hội vừa qua và sử dụng ngân sách nhà nước… hiện nay ở nước ta đã chứng tỏ như vậy.

Đề cao đúng mức sự ổn định kinh tế, ổn định chính trị xã hội là đúng! Nhưng không nên đề cao bằng mọi giá!

Đáng sợ nhất, lo ngại nhất là, nếu nhân danh “ổn định chính trị xã hội”, nhân danh “sợ kẻ thù địch lợi dụng” để trì trệ, chậm đổi mới, cải cách thể chế kinh tế - xã hội - chính trị, thì sẽ ngày càng tụt hậu, và nguy hiểm nữa. Đây là ổn định tiêu cực.

Vì thực tế lịch sử đương đại đã chỉ ra là đa số trường hợp dẫn đến bất ổn định, xung đột, chủ yếu là do sự trì trệ, chậm trệ này chứ không phải do cải cách, đổi mới quá đà… hay do xã hội dân sự. Tâm lý và sự bảo thủ cũng như nhóm trục lợi, mafia ở VN có biểu hiện là muốn duy trì thể chế cũ, lạc hậu. dung túng lạm quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, không tương thích với kinh tế thị trường văn minh, chế độ dân chủ pháp quyền sự minh bạch, công khai. Sự bất bình hay phản ứng (qua biểu tình, khiếu kiện [8]…) của dân chúng đối với sự bất công và trì trệ là quyền tự nhiên mà về nguyên tắc Hiến pháp thừa nhận. Quan sát tình hình bất ổn chính trị trên thế giới đã chứng tỏ điều đó. Những tác động khác là phụ, là “dậu đổ bìm leo”!

Ổn định là khi khi sự vật tồn tại trong sự thống nhất hợp lý trong trật tự của nó. Ổn định là ngược với rối loạn. Khi đổi mới, cải cách là khi chỉ ổn định một nửa. Có ổn định tích cực và ổn định tiêu cực. Ổn định tích cực là ổn định động, tạo nên động lực trong đổi mới và phát triển, vì sự phát triển. Ổn định là ổn định tích cực khi hợp qui luật của tồn tại, hợp xu thế phát triển của thời đại và dân tộc, là hợp lòng dân, nếu không, chỉ là cái cớ để bảo vệ cái lỗi thời là ổn định tiêu cực (trì trệ, ổn định chếm ưu thế so với đổi mới), đồng nghĩa với bảo thủ, trì trệ, thậm chí mang tính chống phát triển, thậm chí phản động.

Không ổn định về kinh tế, chính trị xã hội, an ninh thì không thể phát triển bình thường được và cũng khó mà thực hiện đổi mới suôn sẻ. Môi trường tương đối ổn định như nước ta hiện nay là hết sức quí báu. Nhưng vẫn còn những mầm mống và biểu hiện thực tế bất ổn (nhất là trên lĩnh vực đất đai, môi trường sinh thái, biển đảo).

Ổn định (tích cực) kinh tế, chính trị xã hội đúng là điều kiện rất quan trọng để phát triển. Nhưng không qua đề cao ổn định và ổn định hình thức trở thành mục đích tự thân thì sẽ dễ trở nên trì trệ. Không đổi mới, cải cách kịp thời, không phát triển bền vững thì khó mà ổn định thực chất, tích cực! Có đổi mới mới có ổn định, ổn định trong đổi mới và đổi mới trong ổn định mới là có ổn định tiến bộ. Ổn định - mở, căn bằng - động. Đó là ổn định động, căn bằng động trong phát triển và đổi mới liên tục mới là biện chứng, hợp qui luật hợp lòng dân! Nói phát triển bền vững là phát triển trong ổn định, ổn định trong phát triển (phát triển một cách ổn định- bền vững). Đó cũng là thừa nhận như biện chứng ổn định với đổi mới phát triển như âm - dương vậy. Nếu không thì dương thịnh âm suy, hay âm thịnh dương suy, lấn át lẫn nhau, thậm chí loại trừ nhau…

2-Khi nào thì đổi mới, cải cách? Trọng tâm. mũi nhọn từng thời kỳ là gì?

Phát triển xã hội lúc thịnh lúc suy, suy đến thịnh thịnh lại có thể suy. Chúng ta biết rằng, phát triển, nhất là phát triển xã hội (kính tế - xã hội - chính trị) là quá trình rất phức tạp. Phát triển đi theo chu kỳ thịnh lại suy. Suy là lúc trì trệ và có thể còn là khủng hoảng. Đó là lúc cái đúng, cái tốt, cái ưu điểm đã tới hạn, chờ đợt (có khi quá lâu - trễ) để vượt giới hạn, mâu thuẫn tích tụ lâu ngày không được phát hiện, giải quyết hoặc giải quyết sai do nóng vội làm cho khủng hoảng này càng trầm trọng. Lợi ích đa số nhân dân bị xâm phạm. Nhân dân rất bức xúc, không sống như cũ được nữa. Một bộ phận lớn/ hay không nhỏ của tầng lớp trên, quan lý xã hội tha hóa, vô cảm, hoặc không đủ bản lĩnh, năng lực giải quyết vấn đề thực tế đặt ra cả về lý luận, chính sách và thực thi. Khủng hoảng, rối loạn hay trì trệ là lúc bất ổn định chính trị xã hội hoặc kinh tế xã hội.

Về hiện trang hiện nay: ông Nguyễn Đình Tuyển nhận xét “Năm 2008, khi khủng hoảng xảy ra, có nhiều dự báo về việc vượt khủng hoảng của Việt Nam. Có người nói sẽ là chữ V, tức là xuống đáy xong bật lên ngay. Có người nói chữ U, tức là nằm ở dưới đáy nghỉ ngơi một thời gian rồi mới ngoi lên. Còn có người bi quan nói chữ L, tức là nằm dài dưới đáy hoài. Lúc đó, trong một cuộc họp của Chính phủ mà tôi được dự, tôi nói rằng Việt Nam sẽ ra khỏi bất ổn vĩ mô và suy giảm tăng trưởng theo hình parabol, tức là lai giữa chữ V và chữ U. Chúng ta đã chuyển sang cạnh bên phải của hình parabol rồi, tức là đang đi lên. Nhưng mới đây lại có sự cố Biển Đông làm mọi thứ có phần xấu đi…” [9]

Khi một số nhà cách mạng thấy được vấn đề bức bách ấy đã có những đổi mới nhận thức, đấu tranh nội bộ và quyết đoán, tạo đồng thuận nội bộ, đồng thuận xã hội để cải cách đưa xã hội tiến lên. Lúc đó hoặc cách mạng hoặc cải cách sẽ diễn ra tùy vấn đề thuộc mâu thuẫn nào, cơ bản hay chủ yếu ít hoặc nhiều của hệ thống xã hội. Cải cách, đổi mới là cách mạng trong hệ thống hình thái kinh tế xã hội (chế độ xã hội). Cách mạng là cải cách, đổi mới hoặc thay đổi ngay vượt ra khỏi hệ thống, chế độ xã hội cũ, hiện tồn. Tất cả đều lấy tiến bộ, phát triển xã hội và lợi ích nhân dân làm mục đích, mục tiêu.

Đổi mới, cải cách thực chất là gì? Đổi mới, cải cách (cả về nhận thức và thực tiễn) có ý nghĩa tích cực là thay đổi (tự giác, có kiểm soát, có mục tiêu, có lộ trình) về mô hình, cơ cấu kinh tế xã hội, chính trị, thể chế đã không còn thích hợp nữa. Nhưng tùy theo từng lúc hay từng tình huống mà mặt nào là chính.

Đổi mới I (ĐM. I) chủ yếu là chuyển đổi mô hình, thể chế kinh tế sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ này cần tiếp tục ở ĐM. II. Nhưng ĐM. II cần tiếp tục tái cấu trúc hệ thống nền kinh tế và đặc biệt là tập trung mui nhọn đổi mới thể chế chính trị- xã hội (cả vĩ mô và vi mô). Vì sao? Mô hình, thể chế, đổi mới chính trị - xã hội chưa tương thích với nền kinh tế thị trường (KTTT) và chế độ xã hội dân chủ pháp quyền, không chỉ mô hình mà cả cơ cấu bên trong, làm nền tảng của nó, cho nó. Mô hình doanh nghiệp nhà nước, hê thống tổ chức xã hội, mô hình nhà nước cả lập pháp, hành pháp và tư pháp chưa thật sự tương thích với nền KTTT ngày càng hiện đại. Đã đến lúc cần thừa nhận xã hội dân sự (XHDS) [10], thừa nhận nguyên tắc độc lập, ngang nhau tương đối giữa các cơ quan quyền lực nhà nước lập pháp, hành pháp và tư pháp… (tinh thần của nguyên tắc “tam quyền phân lập”) tránh “vừa đá bóng vừa thổi còi” [11]. Nếu không khó mà thực hiện yêu cầu của Tổng Bí thư: “thiết lập cho bằng được một cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực thật sự có hiệu lực, hiệu quả (HBT nhấn mạnh), tránh để quyền lực quá lớn, tập trung và không được giám sát, dẫn đến quan liêu, lạm quyền, phạm các sai lầm nghiêm trọng” (Nguyễn Phú Trọng, 5/5/2014). [12] Nhưng thể chế quyền lực thế nào thì thực thi cơ chế giám sát, kiểm sát quyền lực nhà nước ấy được? thể chế quyền lực thế như hiện nay có thực thi cơ chế giám sát, kiểm sát quyền lực nhà nước ấy được hay không?

Theo ông Nguyễn Đình Tuyển: ba trụ cột để có thể phát triển kinh tế: Thị trường – tức là dùng quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lợi nhuận để phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; nhưng thị trường cũng thất bại và nó đã thất bại vì tính tự phát và sự bất đối xứng về thông tin. Thứ hai là nhà nước. Kinh tế thị trường phải đi liền với nhà nước pháp quyền. Một nhà nước pháp quyền phải bảo đảm cho người dân được làm những gì pháp luật không cấm, còn các công chức nhà nước thì chỉ được làm và buộc phải làm những gì pháp luật giao cho họ. Chức năng của nhà nước là xây dựng thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh để ổn định vĩ mô và kiến tạo phát triển. Nhưng nhà nước cũng có thể thất bại vì bản chất nhà nước là quan liêu và nhà nước cũng dễ bị các nhóm lợi ích thao túng chính sách. Vì vậy, cần phải có vai trò của xã hội dân sự. Thông qua sự va đập trong thị trường và chính sách, các tổ chức xã hội dân sự và người dân sẽ cung cấp những bằng chứng sống động để góp phần xây dựng chính sách, phản biện chính sách, giúp cho chính sách hoàn thiện hơn. Chính các tổ chức và mỗi công dân giám sát việc thực thi chính sách. Trên ý nghĩa đó, xã hội dân sự góp phần khắc phục những hạn chế của thị trường và của nhà nước” [13]. Chúng tôi cũng đã bàn về vấn dề này từ năm 2007-2008.

Sự chậm trễ hiện nay trong cải cách thể chế có nhiều nguyên nhân, như nhận thức còn bị chính trị hóa, sợ mất ổn định quá mức, quyềt sách chần chừ, thông tin lệch lạc, định kiến, cả bị nhóm trục lợi chi phối, và cả sự lúng túng, chưa thống nhất trên một số vấn đề gây cấn, nhạy cảm…

Khi dầu năm 2014, Thủ tướng Chính phú đưa ra thông điệp đầu năm rất đặc sắc, nói thay được lòng người trí thức và dân chúng rất được dư luận đồng tình ủng hộ (về viộc dám quyết đoán đưa ra quan niệm và chủ trương dân chủ hóa và đổi mới thể chế). Nhưng sao không phải là cái tầm của Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước? Dù sao cũng là một tiếng kèn xung trận từ quốc gia, dân tộc, từ một lãnh đại cao cấp bậc nhất của đảng cầm quyền.

3- Đổi mới, cải cách là một động lực của phát triển và ổn định, có hệ quả của nó thế nào?

Đổi mới chỉ là một phương thức tạo động lực giải phóng, dân chủ hóa cũng là động lực và hội nhập cũng là động lực như thế. Thực ra nó là loại “động lực giải phóng” sức sản xuất và sức sáng tạo của con người, giải phóng các động lực ở bề sâu, cội nguồn (nhu cầu, lợi ích, quyền và giá trị của đa số nhân dân).

Nhưng ĐM I đã cạn động lực. ĐM II cần tạo nên động lực mới, nhất là cải cách tạo ra thể chế mới [14].

Đổi mới, cải cách mạnh mẽ sẽ có ba hệ quả (khả năng): một là, tạo nên sự ổn định và nhưng chậm hoặc không phát triển lâu dài được, lại rơi vào trì trệ mới; hai là, nếu đổi mới không đúng hoặc nửa vời, sẽ tạo nên bất ổn mới; ba là tạo nên sự ổn định và phát triển hài hòa thúc đẩy lẫn nhau… Phát triển tạo nên ổn định là phát triển liên tục, cân bằng, bền vững. Khả năng, hệ quả thứ ba là phù hợp với nước ta hiện nay và sắp tới (trước sau ĐH Đảng lần thứ XII). Ở Việt Nam mình ít có khả năng cải cách quá đà… Phải chăng hiện nay khả năng thận trọng và chậm chạp đang ưu thế? Chỉ mới thấy cải cách, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, sau một thời gian dài, nhiều nhiệm kỳ chần chừ, chậm trễ, trì hoãn, Thủ tướng Chính phủ mới đây đã chỉ đạo dứt khoát và quyết liệt với các biện pháp mạnh … mà thôi!

Đúng là đổi mới từng bước cho phù hợp, nhưng phải có hệ thống, nhất quán, đi đến cùng.

Đã có tình trạng đổi mới chắp vá, vụ vặt, không cơ bản, thiếu nhất quan [15], có mặt mang nặng tính chủ quan là một thực tế (cuối ĐM. I) đang được khắc phục (trên lĩnh vực giáo dục đào tạo, hành chính, tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, bảo vệ tài nguyên, môi trường…) tạo nên hệ quả không tích cực.

Đổi mới, cai cách cũng là một cuộc đấu tranh nội bộ, nhiều đụng chạm, dễ bị phản công lại, nên nếu không liên tục và đi tới cùng, triệt để thì sẽ kém hiệu quả, thậm chí thất bại. Vấn đề là nhận thức cho rõ và tập hợp lực lượng, dựa vào dân, từ nhân dân và vì nhân dân, ích nước lợi nhà.

4- Phát triển nhanh và bền vững là một mâu thuẫn biện chứng hợp lôgích hay phi lôgích, nói lấy được?

Một nước đang phát triển thì yêu cầu khách quan là cần phát triển nhanh. Không làm được như vậy sẽ tụt hậu ngày càng xa. Nhưng phải phát triển nhanh hợp lý với yêu cầu an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tức phát triển bền vững, nếu không sẽ là phản phát triển. Nếu nhân danh “phát triển bền vững” mà phát triển chậm thì cũng không tốt và lạc hậu.

Phát triển nhanh mà kém bền vững thi nhanh mà hóa chậm. Cân chỉnh yêu cầu này rất khó nhưng về nguyên tắc thì phải như vậy. Điều đáng báo động hiện nay là phát triển mang tính phá hoại. Làm nhiều dự án, mở khu công nghiệp, nhưng phá hủy môi trường, tạo nên bất bình đẳng bất công tàn bạo, lãng phí, tham nhũng gia tăng và tinh vi, xâm phạm lợi ich và quyền công dân, tạo nên xung đột lợi ích gây gắt, xảy ra nhiều “điểm nóng” (nhất là từ vi phạm quyền lợi về đất đai và môi trường sinh thái) ngày càng có chiều rộng, sâu hơn phức tạp hơn. Thật đáng sợ!

Giá nào cho sự phát triển không bền vững?

Đánh đổi và tối ưu hóa trong đổi mới và phát triển, kể cả hội nhập, như thế nào? Đổi mới - Hội nhập - Phát triển là có cái giá của nó. Hội nhập, phát triển hay đổi mới là phải “đánh đổi”, nhưng “đánh đổi” sao cho không phải trả giá đắt hay quá đắt. Do vậy, phải nắm được xu hướng khách quan, lợi ích, giá trị cốt lõi, chọn giải pháp tối ưu. Không bao giờ được tất cả và dễ dàng.

Theo Nguyễn Trần Bạt thì “ không thể nào có tái cơ cấu kinh tế nếu không tái cơ cấu thể chế, mà ở đây là cả thể chế chính trị chứ không chỉ có thể chế kinh tế. Tuy nhiên, cải cách chính trị là việc vô cùng khó. Vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để các công việc mới không trái với các tâm lý cũ. Có một số trí thức nói chính trị của chúng ta lạc hậu, nhưng nên nhớ rằng trí thức không lạc hậu nhưng trí thức thì bao giờ cũng ít. Sự không lạc hậu của một số ít không hề đảm bảo cho sự không lạc hậu của xã hội, mà các nhà lãnh đạo của chúng ta thì buộc phải cân đối sự bảo thủ của số đông với sự cấp tiến của số ít. Hơn nữa bản thân hệ thống chính trị của chúng ta cũng có những giới hạn năng lực của nó. Liệu nó có thể thực hiện, triển khai được tất cả những sự cấp tiến chính trị thái quá, vượt quá năng lực của nó không? Cho nên, tôi vẫn luôn nói rằng mức độ của cải cách bao giờ cũng gắn liền với năng lực chịu đựng của các lực lượng xã hội, trong đó có cả Nhà nước.” [16]

Phải tìm ra mục tiêu và giải pháp cho phát triển tối ưu! Chất lượng và hiệu quả của đổi mới và phát triển là cả kinh tế - chính trị - xã hội - môi trường - văn hóa - quốc phòng - an ninh, công dân và nhà nước, cộng đồng và quốc gia….

Phải chăng đã có sự lệch lạc trong phát triển giữa kinh tế và môi trường sống, giữa kinh tế và an ninh quốc phòng, giữa doanh nghiệp và hộ nông dân… chậm được khắc phục và tiếp tục trả giá đắt, gây nên bất ổn xã hội và nhiều mặt?

5- Hiện nay nếu không mạnh dạn, dũng cảm cải cách thể chế (kinh tế, chính trị, xã hội) thì khó có ổn định chính trị - xã hội, khó có động lực mạnh để phát triển kinh tế và khó mà phát triển bền vững

Thể chế kinh tế - chính trị - xã hội hiện nay, có khả năng tạo nên sự ổn định… để phát triển, nhưng nhưng cũng đang tiềm ẩn tạo nên bất ổn định. Đó là một mâu thuẫn thực tế.

Xét về hạn chế, khiếm khuyết, ta thấy thể chế kinh tế - chính trị - xã hội hiện nay còn đang vừa có mặt lỗi thời, có mặt lạc lõng, có mặt lỗi hệ thống, cấu trúc bất hợp lý, có mặt cồng kềnh, tập trung quá cao, ôm đồm [17], có mặt bất lực, không kiểm soát, giám sát lẫn nhau có hiệu quả được. Nói chung thể chế kinh tế - chính trị - xã hội hiện nay là không/ chưa tương thích với KTTT và chế độ dân chủ pháp quyền hiện đại mà ta đang xây dựng, hướng tới. Nghĩa là nhìn chung chưa ra khỏi hẳn thể chế thời tập trung quan, bao câp kiểu cũ về cơ bản, nên trở thành lực cản.

Cùng với việc chuyển sang mô hình tăng trưởng mới [18], cải cách thể chế hiện nay vừa là giải phóng động lực, tạo động để ổn định chính trị - xã hội và phát triển nhanh, bền vững [19]. Đồng thời, nó cũng là đẻ thực hiện dân chủ hóa xã hội, thực thi dân chủ theo hướng hiện đại và XHCN, nó vừa là mục tiêu vừa là động lớn để hội nhập, khai thác mọi tiềm năng và phát triển theo hướng bền vững, nhân văn.

Cẩn đổi mới, cải cách đồng bộ, hợp với xu thế xã hội hiện đại. Hiện nay cải cách thể chế kinh tế theo cả chiều rộng và nhất là theo chiều sâu. Nhưng chậm cải cách thể chế chính trị - xã hội sẽ tạo nên lực cản đối với đổi mới phát triển kinh tế xã hội. Vây nếu chậm đổi mới thế chế chính trị - xã hội, hệ thống chính trụ xã hội liệu có đổi mới thể chế kinh tế thành công hay không? Do vậy, cẩn điều chỉnh sao cho đổi mới, cải cách phải đồng bộ và kết nối nhiều động lực, tạo ra hợp lực (hợp trội) chung.

Hiện nay chúng ta vừa tiếp tục cải cách vừa tiếp tục hội nhập quốc tế một cách toàn diện và ở tầm cao mới. Nên phải hội nhập cả về mặt thể chế kinh tế thị trường hiện đại, thể chế chính trị xã hội, như nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự văn minh, nói chung là nền dân chủ hiện đại theo hướng XHCN. Việc gia nhập WTO vừa qua, hay PPP hiện nay vừa là cơ hội vừa là thách thức của đổi mới và phát triển tiến lên cùng thời đại, nhanh và bền vững. Và từ đây ổn định là một yêu cầu nội tại của sự phát triển và hội nhập của kỷ nguyên toàn cầu hóa [20]. Không hợp với xu thế xã hội hiện đại, sẽ không có CNXH văn minh [21].

Vấn đề là cần phân tích, đánh giá một cách khoa học, dân chủ xem thể chế kinh tế - chính trị - xã hội hiện nay có ưu khuyết, mạnh yếu gì một cách rõ ràng, cụ thể , và xem mức độ chín muồi khác nhau, và cái gì thay đổi, cái gì cần kế thừa, ở các lĩnh vực, cấp độ khác nhau như thế nào đẻ có quyết sách một cách phù hợp, đúng lúc. Cải cách cũng là một quá trình, nên có lộ trình, cần biết rõ để có quyết sách và hành động kiên quyết, kịp thời, đồng thời biết chờ đợi, khi cần, không nôn nóng hái “quả xanh”…

Kinh nghiệm các nước đi trước đã cho ta nhiều bài học hay dở về vấn đề này…

Kết luận

Về cả mặt lý luận, quan niệm, chinh sách và thực tiễn cần tập trung tháo gỡ, giải quyết nhưng điểm nghẽn, gây cấn, mà chúng tôi nêu lên một số mặt trên đây, chẳng hạn. Cũng cần chống “bệnh đặc thù hóa”, lẫn tránh hội nhập thật sự, tự giác (chứ không phải bị ép) với xu thế phát triển chung, dù cần kết hợp biện chứng cái phổ biến và cái đặc thù; đồng thời chống bệnh bảo thủ, dị ứng với “dân chủ tư sản”, “chủ nghĩa tư bản” một thời vẫn còn di chứng, cũng như tâm lý tránh khu vực “nhạy cảm”. Do đó, dúng là “cải cách thể chế vẫn còn nhiều chông gai!”

Vấn đề là nắm vững quan hệ giữa khủng hoảng và đổi mới; đổi mới và hội nhập; phát triển và ổn định. Hội nhập đúng hay không đúng cũng ảnh hưởng tới ổn định và phát triển. Nhưng từ đó ta thấy có bốn nhân tố, chứ không phải là ba trực tiếp qaun hệ với nhau, tức là quan hệ giữa đổi mới - hội nhập, ổn định và phát triển bền vững không chỉ là vấn đề thực tiễn nóng hổi và quan điểm ý luận quan trọng của Đảng mà theo chúng tôi còn là một vấn đề lớn có tầm bao quát lớn của triết học phát triển - một triết học đang được chu ý nghiên cứu xây dựng mà chúng tôi đã có dịp trình bày. [22]

Xét về mặt tiến bộ, thì ổn định cũng là một giá trị. Đổi mới, hội nhập hay phát triển là những giá trị định hướng của phương thức xây dựng và thúc đẩy đất nước tiến lên cùng thời đại chứ không chỉ là cái lý của hiện tồn và biến đổi có tính cách mạng.

Chú thích:

[7][7] Theo chúng tôi, không nên nói về nhóm lợi ích hay lợi ich nhóm chung chung, mà ở đây là “nhóm trục lợi” mới chuẩn xác (xem Hồ Bá Thâm chủ biên, Mâu thuẫn xung đột lợi ích nhóm, thực trạng, xu hướng và giải pháp, Nxb .Chính trị quốc gia, 2011)

[8] Ta lại chế ra khái niệm “tụ tập đông người” theo nghĩa xâu, không giống ai!.

[9] (Theo Thế giới Tiếp Thị)- http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/06/ong-tuyen-wto-noi-chuyen-tpp.html

[10] Xã hội dân sự, nói chính xác là các tổ chức XHDS đóng vai trò xây dựng cộng đồng, trợ giúp Nhà nước. Tổ chức XHDS tồn tại không chỉ trong xã hội tư bản mà cả trong chủ nghĩa xã hội. Ở Việt Nam XHDS thấm nhuần về mặt văn hóa cộng đồng, tính đoàn kết, tương trợ và tính đồng thuận xã hội. Tổ chức XHDS có thể đóng vai trò tích cực, là người phản biện đối với chủ trương, chính sách của Nhà nước một cách ôn hòa và có trách nhiệm (ĐỨC THÀNH – QĐND,

http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=1&macmp=1&mabb=19937)

http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/04/a-en-luc-thua-nhan-xa-hoi-dan-su.html#more)
[11]Ví dụ dự kiên ở TQ, quan hệ giữa ba ủy ban mà Đại hội đại biểu Đảng cấp huyện sinh ra, gồm Ủy ban huyện, Ủy ban thường vụ huyện và Ủy ban kiểm tra kỷ luật huyện phải ngang hàng, không phải là quan hệ lãnh đạo và bị lãnh đạo. Ba ủy ban này đều do Đại hội đại biểu Đảng cấp huyện phụ trách, nếu nảy sinh mâu thuẫn hoặc có vấn đề trong quá trình công tác cũng do Đại hội đại biểu Đảng cấp huyện đứng ra điều hòa giải quyết.

(Xem: Đột phá khẩu của cải cách hệ thống chính trị Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nằm ở cấp huyện của TS. Tạ Ngọc Hải - CN Nguyễn Mạnh Hào, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/534/language/vi-VN/D-t-pha-kh-u-c-a-c-i-cach-h-th-ng-chinh-tr-C-ng-hoa-nhan-dan-Trung-Hoa-n-m-c-p-huy-n.aspx).

[12] ( http://plo.vn/thoi-su/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-phai-tao-co-che-trung-tri-de-khong-ai-dam-tham-nhung-466083.html).

[13] (Theo Thế giới Tiếp Thị),  http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/06/ong-tuyen-wto-noi-chuyen-tpp.html

[14] Ông Nguyễn Đình Tuyển không phản đối mệnh đề mà gần đây được một số người đề cập: “Đây sẽ là một cuộc Đổi mới lần 2 của Việt Nam”. dù theo ông đổi mới là một tiến trình liên tục. Lý do, theo ông, nó sẽ dẫn đến những thay đổi căn cơ mọi thứ khi TPP đòi hỏi một môi trường kinh doanh minh bạch và có tính cạnh tranh cao. Như vậy để tham gia TPP đòi hỏi đổi mới về mặt thể chế, bộ máy chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp nước ta phải mạnh lên, bản lĩnh hơn để có thể tham gia cuộc chơi này. Đúng là năng lượng đổi mới 1986 đang vơi cạn, nên cần có nguồn động lực mới. Tất nhiên nó sẽ gây ra những khó khăn, nhất là vào thời gian đầu, nhưng rồi nó sẽ làm mọi thứ khác lên, theo hướng tốt hơn, tạo nền tảng bền vững hơn cho phát triển với cái nghĩa sâu rộng của cụm từ này… (Theo Thế giới Tiếp Thị).

http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/06/ong-tuyen-wto-noi-chuyen-tpp.html)

[15] Như thừa nhận kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền lại không công nhận xã hội dân sự. Hiểu XHDS không đúng ngay cả tác giả nêu ra cần hiểu đúng. Chẳng hạn, cho rằng “thực tế ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng cho thấy, tổ chức XHDS, bao gồm cả các đảng chính trị (không nằm trong hệ thống chính trị Nhà nước) cũng có thể trở thành lực lượng đối kháng với Nhà nước, là nòng cốt cho những cuộc bạo loạn, lật đổ chế độ xã hội, thậm chí có thể kết nối với các thế lực thù địch bên ngoài gây chiến tranh, làm tổn hại đến độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia” (Đức Thành - QĐND).

http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=1&macmp=1&mabb=19937). Tác giả này cố tình không hiểu nguyên nhân đối kháng ấy bắt đầu từ đâu?

[16] http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/06/khon-kheo-noi-gian-va-suc-manh-cua-at.html

[17] Nếu nói “toàn trị” cũng không oan. Để hạn chế, thay đổi đièu này mới đây (5/5/2014) Tổng Bí thư, khi bàn về phòng chống tham nhũng đã chỉ rõ cần có… các giải pháp phù hợp để nhân dân phản ánh, tố giác tham nhũng với các cơ quan Nhà nước; thiết lập cho bằng được một cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực thật sự có hiệu lực, hiệu quả, tránh để quyền lực quá lớn, tập trung và không được giám sát, dẫn đến quan liêu, lạm quyền, phạm các sai lầm nghiêm trọng. Nếu không dựa vào dân thì cuộc chiến chống tham nhũng khó có thể thành công ( http://plo.vn/thoi-su/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-phai-tao-co-che-trung-tri-de-khong-ai-dam-tham-nhung-466083.html).

[18] Xem thêm Hồ Bá Thâm “Chuyển sang mô hình tăng trưởng mới...", in trong Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 4/2013.

[19] Xem thêm Hồ Bá Thâm, Bàn về động lực phát triển bền vững hiện nay ở nước ta, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 2/2014, tr. 3-10.

[20] Xem thêm, Hồ Bá Thâm, Nguyễn Thị Hồng Diễm, Toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển bền vững…, Nxb Chính trị quốc gia, 2012,

[21] Ông Trương Đình Tuyển và nhiều người nói rất trúng rằng: Lịch sử và thực tế hiện nay đã chứng minh không có xã hội dân sự, thì nhà nước pháp quyền trở thành toàn trị và kinh tế thị trường trở thành hoang dã, chung cuộc chủ nhân ông của đất nước là dân trở thành kẻ bị áp bức… Đại hội Đảng khóa XII sắp đến gần. Để đất nước ổn định và phát triển bền vững, tiến lên cùng thời đại, không có con đường nào khác là phải xây dựng nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, và xã hội dân sự.

[22] Xem Hồ Bá Thâm, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Triết học phát triển (Nxb Tổng hợp TPHCM, 2007). Ở Trung Quốc cũng có tác giả đề cập (xem Những vấn đề mũi nhọn trong nghiên cứu triết học đương đại, Nxb. KHXH, 2008, tr. 32). Ở ĐH Triết học thế giới gần đây cũng đưa ra như một tiểu ban nghiên cứu.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.